Đối với lĩnh vực nước sạch và vệ sinh, việc cơ sở hạ tầng phát triển hơn với “hệ thống cấp nước hợp vệ sinh” đã góp phần làm giảm nghèo trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các vấn đề cản trở việc giảm tỷ lệ nghèo trong lĩnh vực này là:
- Cấp nước thường xuyên ở nhiều xã và làng miền núi là một vấn đề khó khăn vì thiếu nước tuyệt đối trong mùa khô.
- Nhiều chương trình ở các địa phương này sử dụng các phương pháp lắng/lọc, có nghĩa là chất lượng nước và vệ sinh không được đảm bảo, đặc biệt là trong mùa mưa.
- Việc thiếu hoạt động và bảo dưỡng thường xuyên cũng có nghĩa là ở một số địa phương cung cấp nước thường xuyên không đảm bảo.
- Công tác kiểm định chất lượng nước cũng gặp nhiều khó khăn do khó xác định chất lượng nước. Theo một nhân viên y tế xã, nước giếng chỉ có thể kiểm nghiệm bằng tiêu chí thông thường như cách chuông gia súc 5m, được xây, mắt thường nhìn nước trong, không có mùi. Chưa có đánh giá nước sạch đạt chuẩn quốc gia.
- Việc nhiều dân tộc thiểu số ở trên các vùng núi cao như người H’Mông, các mô hình cung cấp nước sạch và vệ sinh là không thích hợp.
- Một điều tra Kiến thức, thái độ và hành vi thực hiện bởi UNICEF trong các cộng đồng dân tộc thiểu số cho thấy phần lớn người dân không nhận thức được những hậu quả có thể xảy ra của việc thực hành vệ sinh không đúng và không ý thức được các bệnh nghiêm trọng.
Vì vậy, những giải pháp kiến nghị được đưa ra cho lĩnh vực này là:
- Cần đảm bảo có các hoạt động và các hệ thống bảo dưỡng hiệu quả và tổ chức quản lý để duy trì hiệu quả của những khoản đầu tư và những tiến độ đã đạt được trong việc cung cấp nước sạch trong những năm gần đây.
- Đầu tư nghiên cứu hệ thống cung cấp nước sạch hợp lý cho những dân tộc sống ở vùng cao, hệ thống đảm bảo cung cấp nước sạch trong cả mùa mưa thông qua tổ chức các cuộc thi về nghiên cứu mô hình hoặc áp dụng mẫu những mô hình ở các nơi có đặc điểm tương tự hoặc vận dụng các đề tài nghiên cứu, đề án, luận văn,… về mô hình cấp nước sạch.
- Đẩy mạnh khoan thăm dò mạch nước ngầm, xây dựng hồ chứa nước trên núi.
- Tăng cường trồng rừng, đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế nuôi sống người dân trong rừng. Có rừng che phủ sẽ không làm cạn kiệt các khe suối tương lai.
- Đào tạo, đầu tư trang thiết bị cho kiểm định chất lượng nước ở các trạm y tế xã, từ đó đề xuất giải pháp tương ứng với những vùng nước không đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về việc thực hành vệ sinh đúng cách và các bệnh có thể xảy ra nếu không đảm bảo vệ sinh thông qua công tác truyền thông, các tờ rơi với hình vẽ dễ hiểu để nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của nước sạch và vệ sinh. Đưa vào chương trình học như là một nội dung quan trọng cho các em học sinh ngay từ những bậc học nhỏ nhất.