Lựa chọn các lĩnh vực nghèo trọng điểm

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 63 - 66)

pháp cho các lĩnh vực này

Hình 3.1 Tỷ lệ nghèo trẻ em cả nước và tỉnh Điện Biên trên 7 lĩnh vực

Trước hết, có thể thấy từ kết quả tính trên khi so sánh với mức chung của cả nước rằng độ rộng của nghèo đa chiều trẻ em ở Điện Biên là lớn so với mặt bằng chung của cả nước. Y tế là lĩnh vực có thể được coi là giải quyết khá tốt

khi xét trên khía cạnh tiêm chủng. Điều này có thể được giải thích qua việc đầu tư ngân sách khá lớn trong chi tiêu của tỉnh cho y tế và tiêm chủng mặc dù vẫn còn không ít bất cập trong triển khai chính sách tiêm chủng đối với người dân tộc thiếu số sống ở vùng sâu vùng xa như đã đề cập ở mục 2.2.2.22.3.3.1. Hơn nữa, TP Điện Biên Phủ là nơi tập trung nhiều người dân tộc Kinh sinh sống, có đời sống kinh tế phát triển nên điều hiển nhiên là kết quả của TP Điện Biên Phủ đã làm bù trừ khá lớn cho những nơi khác. Tuy nhiên, nhìn chung, y tế là lĩnh vực được quan tâm chú trọng khá tốt do nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn và do nằm trong mục tiêu của KHPTKTXH. Và như phân tích ở sự tương quan giữa các lĩnh vực, y tế cũng là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng cũng như ít ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác.

Thừa nhận và bảo trợ xã hội cũng là một lĩnh vực có thể coi là có tình hình khả quan trong số các lĩnh vực được xét đến khi nhắc đến nghèo đa chiều bởi tỷ lệ nghèo của nó cũng thấp trong khi nó cũng ít có mối quan hệ ràng buộc với các lĩnh vực khác. Điều này một phần do chỉ số duy nhất được đưa ra cho lĩnh vực này là việc một đứa trẻ có được đăng ký khai sinh hay không khá đơn giản do đây là một quyền bắt buộc của trẻ em đã được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Vì vậy, việc thực hiện nó dường như là bắt buộc và được chính quyền triển khai mạnh mẽ. Hơn nữa, để làm thủ tục đăng ký khai sinh, các bậc cha mẹ không phải trải qua nhiều thủ tục phức tạp nên để qua được cái nghèo thuộc lĩnh vực này không khó. Thuộc vào lĩnh vực này có thể kể đến quyền tham gia của trẻ trong xã hội. Nếu kể đến chỉ số này có lẽ tỷ lệ nghèo trẻ em sẽ có sự tăng lên nhưng chắc chắn sự tăng lên là không đáng kể. Đó là bởi vì hiện này công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em tỉnh Điện Biên được sự hỗ trợ kinh phí từ nhiều nguồn, các chuyên gia và cộng tác viên luôn nỗ lực tổ chức các hoạt động cho trẻ em để có thể lắng nghe ý kiến của các em cho các vấn đề khác nhau.

Hai lĩnh vực giáo dục vui chơi giải trí, mức độ nghèo của tỉnh tương đương với mức độ nghèo của cả nước. Tuy nhiên, nếu như giáo dục được giải quyết khá tốt khi lĩnh vực này chiếm được phần chi tiêu lớn trong ngân sách thì

vui chơi giải trí lại chưa được quan tâm vào mục tiêu trong cân nhắc chính sách, do đó, tỷ lệ nghèo trong lĩnh vực này rất cao không chỉ riêng Điện Biên mà còn ở các vùng khác. Nếu giáo dục có mức độ tương quan với các lĩnh vực khác trong nghèo đa chiều ở mức độ thấp thì vui chơi giải trí lại có mối quan hệ khá chặt chẽ với hầu hết các lĩnh vực còn lại.

Nhà ở, nước sạch và vệ sinh là những lĩnh vực không những có tỷ lệ nghèo cao hơn so với mức chung của cả nước mà còn có mức độ nghèo khá nghiêm trọng với tỷ lệ trẻ em trong những lĩnh vực này rất cao. Hơn nữa, theo như phân tích ở trên, rõ ràng hai lĩnh vực này có sự liên kết rất chặt chẽ với hầu hết các lĩnh vực còn lại. Vì vậy, nếu không có chính sách tập trung vào những lĩnh vực này, tỷ lệ nghèo đa chiều chung có thể tăng lên nhanh.

Dinh dưỡng là lĩnh vực có tỷ lệ nghèo tương đối cao và có mối tương quan khá lớn với lĩnh vực nhà ở, nước sạch và vệ sinh, vui chơi giải trí nhưng ít trầm trọng hơn các lĩnh này vì dinh dưỡng nằm trong chương trình chi tiêu của y tế nên phần nào khả quan hơn các lĩnh vực này.

Lao động trẻ em như đã nói ở trên, mức độ nghiêm trọng của nó phụ thuộc một phần vào việc sử dụng tiêu chí để đánh giá nó (theo tiêu chí của MICS). Thực tế, theo chuyên viên, cán bộ và cộng tác viên, lao động trẻ em ở tỉnh Điện Biên không quá nghiêm trọng. Nếu em đó là dân tộc Kinh, hoặc là người sống ở thành phố, hoặc các huyện, thị phát triển thì các em cũng thường chỉ phải phụ giúp gia đình trong công việc kinh doanh. Nếu em đó là người dân tộc thiểu số hoặc sinh sống ở vùng sâu, vùng xa thì các em thường phải làm việc nhiều giờ trên nương với những công việc mang tính chất thời vụ. Do vậy, các công việc của các em thường là những việc không được trả công, không mang tính chất độc hại, nguy hiểm và cũng không mang tính chất đều đặn thường xuyên kéo dài.

Như vậy, các giải pháp trong thời gian tới của tỉnh cần tập trung vào 4 lĩnh vực:

- Nhà ở - Dinh dưỡng

- Nước sạch và vệ sinh - Vui chơi giải trí

→ Giải pháp cụ thể với 4 lĩnh vực:

Trong CTMTQG, dinh dưỡngnước sạch và vệ sinh đã được quan tâm đến với khoảng 2,48% (3,84 tỷ đồng) và 19,33% (80,221 tỷ đồng) lần lượt là tỷ lệ chi tiêu cho hai lĩnh vực này. Nhà ởvui chơi giải trí không nằm trong CTMTQG. Như vậy, dù dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh đã được quan tâm nhưng các chương trình và dự án được tiến hành dường như chưa hiệu quả dẫn đến tỷ lệ nghèo trẻ em trong hai lĩnh vực này còn cao. Hơn nữa dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh lại chịu ảnh hưởng chặt chẽ bởi hai lĩnh vực nhà ở và vui

chơi giải trí, hai lĩnh vực chưa được quan tâm đến như thể hiện trong CTMTQG, vì vậy, cả bốn lĩnh vực này đã tạo nên tỷ lệ nghèo cao nhất. Các giải pháp cho bốn lĩnh vực này là:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w