đảm bảo cho hoạt động dạy và học. Tuy vậy, số phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học bộ môn, phương tiện kỹ thuật hiện đại còn thiếu và chưa được đầu tư đúng mức. Việc sử dụng CSVC- TBDH chưa phát huy hết tác dụng, công tác bảo quản, bảo dưỡng chưa được coi trọng nên hiệu quả còn thấp.
2.1.2.5. Một số hạn chế, thiếu sót của giáo dục và đào tạo huyện BốTrạch Trạch
* Hạn chế, thiếu sót:
Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng dạy học nhưng giáo dục và đào tạo huyện Bố Trạch vẫn còn một số hạn chế như: chất lượng dạy và học không đồng đều giữa các trường, chất lượng giáo dục đại trà còn thấp. Việc đổi mói chương trình phổ thông còn chậm, công tác thanh tra, kiểm tra còn lỏng lẻo, mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao.
csvc, TBDH, phòng học bộ môn, phòng thực hành, nhà đa chức năng... còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu và chưa đồng bộ. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia còn gặp nhiều khó khăn do thiếu điều kiện csvc và chất
lượng giáo dục chưa đạt yêu cầu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội ngày càng cao. Công tác QLGD còn nhiều hạn chế, thiếu sót, tin học hóa quản lý còn yếu, chưa đồng bộ.
* Nguyên nhân:
- Nhận thức về giáo dục - đào tạo của một số cán bộ và nhân dân còn hạn chế, chưa thực sự coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chưa đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục đúng mức. Lãnh đạo huyện còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, cho rằng việc đầu tư cho các trường THPT là trách nhiệm của ƯBND tỉnh.
- Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch chua đồng bộ và thực sự có khoa học.
- Công tác xã hội hóa giáo dục chưa được coi trọng. Việc liên kết, phối hợp giữa giáo dục với các lực lượng xã hội, giữa nhà trường và gia đình chưa được quan tâm đúng mức.
- Các chế định, văn bản pháp lý về giáo dục - đào tạo chưa đầy đủ, rõ ràng, còn chồng chéo làm cho công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn.