7Chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng GD 101 63 9
8KNS vẫn còn là vấn đề mới mẻ 119 74 6
9Nội dung GD kỹ năng sống chưa thiết thực 97 61 10
10Nhiều đoàn thể XH chưa quan tâm đếnGDKNS 130 81 4
11Tệ nạn XH 114 71 7
52
mất thăng bằng về mặt tình cảm, dễ bị kích động hoặc trở nên nhu nhược yếu thế. Một số em tỏ ra kém ý chí: Không tự kiềm chế được hành vi tiêu cực của mình hoặc tỏ ra yếu đuối, nhu nhược, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ, ngại làm những việc cần phải khắc phục khó khăn trong học tập, lao động và công việc cụ thể.
Một số em tập nhiễm những thói quen xấu, tự do phóng túng, ăn mặc lập dị, hút thuốc lá, uống rượu bia, cờ bạc, cá cược và một số em có hành vi vi phạm pháp luật như: trộm cắp, trấn lột tiền, đánh và thuê người khác đánh bạn, phá hoại tài sản của nhà trường, đua xe, vi phạm luật giao thông, đua chen đời sống thực dụng, yêu đưong quá sớm, không biết xử lý và điều tiết các mối quan hệ một cách họp lý. Một số em không thể giải quyết các vấn đề đơn giản mà hầu hết các bạn cùng trang lứa có thể làm.
Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng học sinh gây gố, đánh nhau càng nhiều, không chỉ có học sinh nam mà có cả học sinh nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do xích mích trong tình bạn, tình yêu, kết bè, kết nhóm đón đường đánh trả thù nhau, phân vùng xã, phường... Nhiều khi các em còn dùng cả những hung khí như dao, kiếm, côn... do ảnh hưởng văn hoá phẩm độc hại, bạo lực, có em thích đánh nhau, đánh hộ bạn để làm oai máu “yêng hùng”. Vấn đề đặt ra là nhà trường phải tăng cường giáo dục ý thức, động cơ học tập đúng đắn, giáo dục tình bạn, tình đoàn kết thân ái chan hoà, giáo dục tình yêu trong sáng đê HS gắn bó thông cảm, giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống.
Số học sinh vi phạm nội quy trường lớp như uống rượu bia, hút thuốc trong nhà trường tuy không nhiều nhưng ảnh hưởng đến nhà trường, môi trường sư phạm trong sạch. Phần lỗi này do gia đình quá nuông chiều các em, xã hội hiện nay, nhiều gia đình cho con trẻ uống rượu bia, hút thuốc thoải mái như người lớn mà không biết tác hại của nó: say rượu bia, say thuốc lá từ nhà đến trường học, phóng xe vượt ẩu, phá rối lớp học...
53
Qua số liệu điều tra chúng tôi thấy số học sinh thiếu tôn trọng thầy cô giáo là những học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện, khó giáo dục và thường bỏ học giữa kỳ. Tuy nhiên những cử chỉ vô lễ của học sinh đã làm ảnh hưởng tới tập thể học sinh. Nhà trường và gia đình phải thường xuyên giáo dục học sinh lòng tôn trọng biết ơn thầy cô giáo đế giữ lấy truyền thống cao đẹp “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc. "Mỗi thầy cô giáo phải thực sự là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.
2.2.1.3. Các nguyên nhân dẫn tói sự yếu kém về kỹ năng sống củaHS HS
Hiện nay ở các nhà trường thì số học sinh yếu kém về kỹ năng sống vẫn còn rất nhiều. Đê tìm ra nguyên nhân trên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 160 người (gồm GVCN, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn thanh niên, cha mẹ học sinh). Thu được kết quả thê hiện ở bảng 2.8 sau đây.
Bảng 2.8. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thiếu kỹ năng sống của học sinh
54
Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu kỹ năng sống của học sinh, có thể chia làm 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu:
* Nguyên nhân từ phía gia đình: Gia đình là cái nôi của sự hình thành
và phát triển nhân cách của trẻ thơ. Trình độ văn hoá, lối sống, phương pháp giáo dục gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của trẻ. Ket quả điều tra cho thấy, phần lớn những học sinh thiếu kỹ năng sống thường là con cái của các gia đình có hoàn cảnh như: Có khó khăn về kinh tế dẫn đến bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái; Hoặc có điều kiện kinh tế dư dật do đó nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái; Bố mẹ lăn lộn với cơ chế thị trường đế làm giàu, khoán trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trường; Vợ chồng sống không hạnh phúc, các mối quan hệ trong gia đình thiếu chuẩn mực: Vợ chồng - con cái cãi nhau, thậm chí đánh lộn nhau; bố mẹ li hôn nhau, gia đình phá sản... Có thành viên của gia đình sa vào các hiện tượng: nghiên hút, rượu chè bê tha, cờ bạc,... Bố mẹ thiếu sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về GD và chăm sóc con cái v.v...
* Nguyên nhân từ phía hoc sinh: đó là những biến đối tâm sinh lý lứa
tuổi HS trung học phổ thông: do đặc điểm tâm, sinh lý tuổi dậy thì, tình cảm của các em chưa bền vững, không ốn định, khả năng làm chủ bản thân, “sức đề kháng”, bán lĩnh còn yếu trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài... cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin... Điều này tạo cơ
hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội xâm nhập vào tư tưởng, tình cảm của các em, cá biệt có một số em bị rối loạn về tâm thần. Nhiều em chỉ chú ý đến việc học kiến thức văn hoá mà không quan tâm đến các vấn đề khác, ngại tiếp xúc và giao tiếp với người khác. Có nhiều em không tự quyết định được các vấn đề của mình mà phải trông chờ, ỷ lại vào bố mẹ hoặc người khác... Đối với đa số các em học sinh vấn đề về kỹ năng sống và nội dung giáo dục kỹ năng sống vẫn là vấn đề còn hết sức mới mẻ...
* Nguyên nhân tù’ phía nhà trường: Thực tế việc giáo dục toàn diện
cho học sinh, trong đó có kỹ năng sống còn rất hạn chế. Nhà trường vẫn còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ với con người, với môi trường tự nhiên. Một số trường nhiều lúc còn nặng về công tác giáo dục văn hoá, xây dựng kế hoạch chủ yếu về chuyên môn, ít quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Năng lực của một số giáo viên chủ nhiệm lóp (GVCN) còn nhiều hạn chế chưa biết cách tổ chức các hoạt động, các hình thức đế thông qua đó giáo dục cho học sinh các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó với các tình huống căng thẳng, kỹ năng giải quyết các vấn đề... Xét về phương diện giáo dục thì giáo viên chủ nhiệm lớp là người có thể làm tốt nhất nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Bởi họ là những người hàng ngày gần gũi, sát sao với học sinh, tham gia cùng các em nhiều hoạt động giáo dục khác nhau. Đó là điều kiện thuận lợi để gây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên vói học sinh, giữa học sinh với học sinh, rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Thế nhưng, thực tế cho thấy thầy cô giáo chủ nhiệm lớp chưa chú trọng tới vấn đề rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Giờ sinh hoạt đầu tuần thầy cô phổ biến các kế hoạch trong tuần; cuối tuần nhận xét, tuyên dương, phê bình học sinh dựa vào các tiêu chí thi đua do trường, lóp đề ra. Bài học mà các em nhận được từ giáo viên chủ nhiệm lớp phần nhiều là những bài học
2 Quan trọng 163 Không quan trọng 0 0