0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Phát huy vai trò củatố chức Đoàn-Hội liên hiệp thanh niên trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỐ THÔNG HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 72 -78 )

1 Ke hoạch GDKNS cho HS vào các đợt thi đua theo chủ điểm

3.2.4. Phát huy vai trò củatố chức Đoàn-Hội liên hiệp thanh niên trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:

trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:

3.2.4.1. Mục tiêu

Theo quy luật của tự nhiên, một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, trong đó mùa Xuân là mùa đẹp nhất, mùa khởi đầu của một năm với bao hy vọng, đợi chờ! Mùa Xuân - mùa của vạn vật, cỏ cây, hoa lá sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc, mùa của sức sống mới! Hoà vào nhịp sống của tự nhiên, tuổi trẻ được xem là tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người - mang trong mình bầu nhiệt huyết, lý tưởng sống, chất lửa hăng say, mong muốn được sống, yêu thương và cống hiến. Tuối trẻ là tuổi của những ước mơ, hoài bão và khát vọng vươn tới những giá trị đích thực: chân, thiện, mỹ... cũng là khoảng thời gian đế cống hiến sức trẻ, trí tuệ, xung kích đi đầu với lý tưởng cao đẹp “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Vì vậy, trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1946, Bác Hồ viết: “Một năm khỏi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”[26, trl76]. Nhà văn Nga N.A Ostrotesky đã viết “Cái quý giá nhất của con người là cuộc sống, đời người ta chỉ sống

một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận về những tháng năm đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn... Đế khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: “Cả đời ta, cả sức ta đã dâng hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Những dòng văn này đã thấm vào máu và đã trở thành lẽ sống, mệnh lệnh trái tim của cả một thế hệ trẻ Việt Nam được sinh ra, lớn lên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, trong đó có người giỏi văn nhất miền Bắc - Nguyễn Văn Thạc, bác sỹ trẻ Hà Thành Đặng Thùy Trâm, Lê Anh Xuân, Vũ Xuân... thôi thúc họ lên đường. Họ là những người luôn nêu cao tinh thần: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh; nhằm thẳng vào quân thù mà bắn, tạo nên “dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”... góp phần không nhỏ làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối, đưa cả nước sang một giai đoạn cách mạng mới.

Ngày nay Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh càng có vị trí vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức lý tưởng cách mạng, GDKNS và giáo dục truyền thống cho học sinh. Đoàn là nơi rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, nền nếp, kỷ cương tư thế tác phong, là môi trường hoạt động phù hợp với tâm sinh lý thanh niên học sinh. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng là nơi hình thành, nuôi dưỡng những ước mơ, nguyện vọng của tuổi. Vì vậy việc quản lý giáo dục KNS cho học sinh cần phải phối kết hợp tốt, giúp đỡ, cố vấn để Đoàn đổi mới nội dung, hình thức hoạt động và cách đánh giá thi đua khen thưởng.

3.2.42. Nội dung

Tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường là lực lượng tập hợp đông đảo thanh niên học sinh và giáo viên trẻ thực hiện chức năng giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống cách mạng, ý thức công dân. Thông qua các hoạt động của Đoàn góp phần nâng cao chất lượng học tập, giúp các em xác định

động cơ, thái độ đúng đắn trong học tập, tạo hứng thú, niềm say mê tìm tòi, ham hiểu biết, rèn luyện tính kỷ luật, nề nếp, thói quen tốt trong học tập, làm quen với sinh hoạt tập thê và tạo co hội phát triển về khả năng giao tiếp, tăng thêm bản lĩnh và tạo cơ hội phát triển năng khiếu sở trường của các em; giúp các em gắn bó yêu thương nhau, tạo điều kiện đẻ các em rèn luyện trưởng thành và hoàn thiện nhân cách.

Đoàn thanh niên là môi trường thuận lợi nhất để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua các hoạt động, các chương trình hành động cụ thể đoàn viên thanh niên được trang bị thêm những kiến thức và hiểu biết về khả năng giao tiếp, kỹ năng ímg phó, đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn và biết thê hiện sự cảm thông, chia sẻ với người khác.

Đoàn trường là nơi tổ chức các nội dung sinh hoạt lành mạnh, sôi nổi, trẻ trung, ở đó học sinh có điều kiện rèn luyện KNS và tự khẳng định mình. Vì thế mọi tổ chức trong nhà trường (Chi bộ, Ban giám hiệu...) cần quan tâm, tạo mọi điều kiện cho Đoàn và Hội hoạt động. Thông qua các hoạt động hội thảo, thi tìm hiểu, dã ngoại, cắm trại giao lưu với các đoàn trường bạn, giáo dục lý tưởng cách mạng, KNS và hình thành ước mơ cao đẹp cho học sinh.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

Nhận thức rõ tầm quan trọng của tố chức đoàn trong nhà trường. Người quản lý cần tập trung những vấn đề sau;

- Phối hợp với Đoàn trường trong tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của tố chức Đoàn trong các hoạt động giáo dục học sinh.

- Tham mưu cho cấp uỷ thông qua tố chức Đảng chỉ đạo các hoạt động của Đoàn theo mục tiêu giáo dục của nhà trường và xây dựng quy

chế phối hợp hoạt động của tổ chức Đoàn với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian cho các hoạt động của Đoàn; tạo điều kiện cho cán bộ đoàn học tập, công tác, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị; có chế độ đãi ngộ thích đáng cho cán bộ Đoàn và tổ chức của họ.

- Hàng năm xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng nổ nhiệt tình trong mọi công việc.

- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên trong nhà trường có trách nhiệm trước Chi bộ, Ban giám hiệu trong việc giáo dục mục tiêu lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên trong nhà trường thông qua nhiều hình thức hoạt động như: Hội thảo, thi tìm hiểu, dã ngoại, cắm trại giao lưu với các đoàn trường bạn để giúp các em lĩnh hội kiến thức từ đó hình thành cho các em ước mơ hoài bão cao đẹp.

- Trong mỗi năm học phải bám sát nhiệm vụ năm học của nhà trường và của Đoàn trường học để từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể. Tổ chức các đợt thi đua theo từng chủ đề, thi đua dài hạn và ngắn hạn. Thành lập các đội an ninh xung kích học sinh để thường xuyên kiểm tra đánh giá thi đua; đồng thời tổng kết, đánh giá chất lượng hoạt động đế có sự động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân kịp thời; bên cạnh đó phê bình khiên trách, điều chỉnh, uốn nắn những tập thể, cá nhân vi phạm.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động giữa Đoàn trường - giáo viên chủ nhiệm - giáo viên bộ môn - Ban đại diện cha mẹ học sinh để tạo ra các hoạt động bố ích góp phần giáo dục KNS cho học sinh đạt hiệu quả cao như:

+ Thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sỹ nhân ngày 27/7, ngày 22/12. Thăm hỏi và chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tu bố và thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ.

+ Tố chức tốt phong trào ủng hộ học sinh nghèo, học sinh vùng xa xôi, hẻo lánh. Tham gia tốt các phong trào từ thiện, nhân đạo. Tổ chức tốt tháng thanh niên hành động theo các chủ đề cho đoàn viên, thanh niên.

I Tố chức các buổi lao động công ích xây dựng các công trình thanh niên và tạo nguồn quỹ hoạt động. Từ đó giúp cho đoàn viên thanh niên có ý thức làm chủ, có tình yêu thương ý chí cộng đồng. Bồi dưỡng lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý. Rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo, năng động, ham học hỏi, độc lập suy nghĩ và quyết đoán trong hành động.

- Ban chấp hành đoàn trường phải có những quy định và những cam kết đối vói đoàn thanh niên không tham gia vào các tệ nạn xã hội.

- Xây dựng tập thể tự quản của các lóp, bởi vì: Tập thể là noi các học sinh cùng nhau học tập, sinh hoạt, thường xuyên và có tác động tương đối mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triên nhân cách của mỗi học sinh.

Tập thể học sinh phát triển là phương tiện giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục phẩm chất đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một tập thể tốt sẽ tiếp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài một cách chủ động, có chọn lọc, tiếp thu cái tốt, cái tiến bộ, loại bỏ cái xấu, cái lạc hậu. Ngược lại, một tập thế yếu kém thì những tác động từ bên ngoài thâm nhập vào một cách dễ dàng không có chọn lọc, nhất là những ảnh hưởng xấu, tiêu cực. Điều này hết sức nguy hiếm vì ở độ tuổi 15 - 19 rất dễ dao động, thói hư tật xấu dễ hấp thụ và lây lan.

Tập thể học sinh tốt sẽ đem đến cho mỗi cá nhân học sinh những tình cảm tốt đẹp về tình bạn, về những chuẩn mực đạo đức, về đời sống tâm lý phong phú lành mạnh. Trong quá trình hoạt động cùng nhau giữa các thành

viên sẽ nảy sinh mối quan hệ liên nhân cách. Trong hoạt động và giao lưu tập thể, những cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong học tập và rèn luyện sẽ trở thành tấm gương đế các em noi theo. Những học sinh có những biêu hiện xấu sẽ được tập thể giáo dục, điều chỉnh hành vi ứng xử phù hợp.

Tập thể học sinh là môi trường hết sức thuận lợi đê các em thi đua học tập và vui chơi; nơi các em có điều kiện hoạt động, thể hiện khả năng và sự chủ động, sáng tạo của mình; nơi thoả mãn nhu cầu giao lưu, hoạt động xã hội và nhu cầu khắng định cái tôi của từng học sinh.

- Tổ chức ký cam kết phối hợp quản lý các đoàn viên học sinh với các cơ sở đoàn địa phương trong dịp hè. Căn cứ vào kết quả hoạt động hè tại địa phương để đánh giá nhận xét ý thức của đoàn viên trong dịp hè.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

- Cấp ủy và BGH nhà trường cần chỉ đạo Ban chấp hành đoàn trường cùng với giáo viên chủ nhiệm xây dựng ban cán sự lớp và Ban chấp hành chi đoàn vững mạnh, đoàn kết, năng động, sáng tạo, nhiệt huyết với các hoạt động đồng thời là những học sinh học tập tốt, gương mẫu được tập thê tín nhiệm...

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo, không khí dân chủ, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện, biết đoàn kết, giúp đỡ chia sẻ đối với những học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện; xây dựng tinh thần tương thân tương ái.

- Xây dựng tinh thần tích cực đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong học sinh. Nhà trường thông qua các đoàn thể nhất là Đoàn thanh niên xây dựng các kênh thông tin đế thu thập và nắm bắt các vấn đề về tâm sinh lý và các hoạt động giáo dục của học sinh.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỐ THÔNG HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 72 -78 )

×