1 Ke hoạch GDKNS cho HS vào các đợt thi đua theo chủ điểm
3.2.3. Chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học:
qua các môn học:
Trong quá trình dạy học việc cung cấp kiến thức mới và hình thành kỹ năng ban đầu cho HS là hết sức cần thiết. Song việc hướng dẫn HS vận dụng những kiến thức, kỹ năng ấy vào trong cuộc sống đạt hiệu quả, tăng cường khả năng tâm lý xã hội, khả năng thích ứng và giúp các em có cách thức tích cực đế đối phó với những thách thức trong cuộc sống còn quan trọng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, GDKNS được dựa trên việc học tập thông qua mối quan hệ tương hỗ của kiến thức mới, thu thập kỹ năng, thực hành và vận dụng trong cuộc sống. Đế củng cố và phát triển kỹ năng giáo viên cần hướng dẫn HS những hoạt động tiếp nối thực hành và vận dụng chúng trong các tình huống cụ thể mà hàng ngày các em thường bắt gặp.
3.2.3.1. Mục tiêu
Giáo dục kỹ năng sống là một nội dung giáo dục hết sức quan trọng cần được thực hiện một cách có hệ thống và thường xuyên trong các nhà trường.
Việc đưa giáo dục KNS vào nhà trường có ý nghĩa như một sự thức tỉnh để các nhà giáo dục chú ý nhiều hơn đến tính hữu dụng, thiết thực của chương trình nhà trường, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu con người mới năng động, bản lĩnh, tự tin trong cuộc sống hiện đại.
3.2.3.2. Nội dung
Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường thông qua các môn khoa học xã hội như: môn Văn, Giáo dục công dân, Địa lý, giáo dục thể chất...
Môn Văn bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lòng yêu thương con người, yêu cái đẹp, ghét cái xấu, biết hướng thiện và làm theo điều thiện, giúp học sinh có ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội và con người. Môn Địa lý giúp học sinh hiểu thêm về quê hương đất nước, những di sản văn hoá, cung cấp cho học sinh những hiểu biết cả về tự nhiên và xã hội, giúp học sinh có những kỹ năng hành động, ímg xử phù hợp với môi trường tự nhiên và xã hội, có khả năng ứng phó và giải quyết một số vấn đề thường gặp trong cuộc sống do điều kiện tự nhiên cũng như xã hội mang lại.
Giáo dục kỹ năng sống thông qua môn Giáo dục công dân. Môn học này giúp học sinh có những tri thức, những hiểu biết về: Lẽ sống, lý tường, tình bạn, tình yêu, tình đồng chí, nghĩa vụ, bổn phận...Từ đó học sinh có nền tảng đúng đắn và nhận thức được cái đạo đức và cái vô đạo, giúp các em định hướng và nắm được chuẩn mực đạo đức. Giáo dục các em có vốn kiến thức về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật. Giáo dục kỹ năng sống thông qua giáo dục giá trị nhân văn. Cán bộ quản lý cần nâng cao nhận thức, tư tưởng cho cán bộ, giáo viên đặc biệt là giáo viên dạy môn giáo dục công dân hiểu rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa của giáo dục giá trị nhân văn trong việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Chỉ đạo triển khai tích hợp các nội dung giáo dục giá trị nhân văn nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, những hiểu biết về các giá trị nhân văn trong các mối quan hệ với bản thân, gia đình, bạn bè,
cộng đồng dân tộc và thế giới. Định hướng cho học sinh biết kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống, có thái độ ứng xử đúng đắn đối với các vấn đề sống còn của dân tộc và nhân loại. Hình thành cho các em những kỹ năng cần thiết, phù họp mang tính nhân văn trong mối quan hệ với mọi người, với cuộc sống cộng đồng, giáo dục thái độ tích cực trong học tập, sáng tạo vươn lên đê xây dựng cuộc sống hoà bình, hạnh phúc, bình đẳng.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn KHTN như: Toán, Lý, Hoá, Sinh...học sinh có được những kiến thức và phương pháp giải thích một cách duy vật biện chứng về tính vật chất, những quy luật phát triển của thế giới. Những tri thức khoa học tự nhiên giúp cho học sinh nhận thức, lựa chọn, đánh giá đúng đắn các giá trị và tìm ra những hành vi, biện pháp hợp lý trong quá trình rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của mình.
Môn giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng giúp học sinh rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, yêu quý sức khoẻ, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe, trách nhiệm bản thân với cộng đồng, gia đình, nhà trường và trên hết là với Tổ quốc.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành
Mục tiêu và nội dung các môn học đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục kỹ năng sống, phù hợp với nội dung cơ bản của giáo dục kỹ năng sống (bao gồm kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng kiên định, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp) phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống.
* về phía nhà trường
Quan điểm: Qua tất cả các môn học đều giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục có hiệu quả cao.Vì vậy:
- Nhà trường cần chỉ đạo các môn học triển khai tích họp lồng ghép giáo dục KNS vào các nội dung bài học một cách họp lý để đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục. Bởi vì ở bậc học trung học phổ thông, HS được giáo dục những kỹ năng xử lý các tình huống phức tạp hon. Trong lóp học, GV có thể giao cho HS tự thuyết trình vấn đề, trình bày ý kiến, thể hiện khả năng lãnh đạo nhóm.
- Đánh giá chất lượng giảng dạy, giáo dục của học sinh thông qua chuân kiến thức kỹ năng các bài học, môn học...
- Nhà trường cần có kế hoạch đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo các tiêu chuẩn, tiêu chí thông tư số : 30/2009/TT-BGDĐT.
* về phía giáo viên
- Tố trưởng chuyên môn họp tổ mình đế giải quyết các vấn đề sau:
- Tìm ra các bài có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hoặc có thể lồng ghép được các nội dung giáo dục kỹ năng sống.
- Tiến hành soạn giáo án mẫu, sau đó cả tổ xây dựng góp ý. - Cho giảng mẫu, sau đó cả tổ đóng góp ý kiến.
- Giảng đại trà.
- Tổng kết rút kinh nghiệm.
Mục tiêu: Qua các môn học giáo viên đã giúp cho học sinh nhận thức được các vấn đề về xã hội và tự nhiên đế từ đó có hành vi ứng xử đúng đắn, hình thành và củng cố các kỹ năng sống cơ bản cho học sinh.
- Chất lượng giáo viên đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy mỗi giáo viên phải luôn tự học, tự bồi dưỡng nâng cao lý luận, kỹ năng dạy học môn khoa học, cách hướng dẫn học sinh học tập nhất là kỹ năng tố chức cho học sinh đóng vai kết hợp với thảo luận nhóm.
- Trong bài học tổ chức cho học sinh đóng vai kết hợp với thảo luận nhóm giáo viên phải chuẩn bị chu đáo kế hoạch nội dung và các phương tiện
phục vụ dạy học. Dự kiến các bước tiến hành, chuẩn bị các tình huống và định hướng cách giải quyết trong mỗi tình huống đó, đồ phụ trang, phiếu giao việc cho các nhóm học sinh. Giờ học sẽ không đạt hiệu quả khi giáo viên không chuẩn bị kỹ kế hoạch dạy học, học sinh thiếu những đồ dùng học tập cần thiết.
- Giáo viên phải dự kiến phân bố thòi gian hợp lí cho từng hoạt động đóng vai, thảo luận của học sinh. Điều này rất quan trọng vì nếu phân bố thời gian không họp lí, tổ chức không tốt sẽ ảnh hưởng đến tiến trình lên lớp. Neu kéo dài thời gian đóng vai giờ học trở thành “diễn kịch” giờ học sẽ kém hiệu quả, bởi phần đóng vai không phải là nội dung chính của bài học. Học sinh có tìm ra được tri thức khoa học, rèn luyện các kỹ năng sống hay không lại phụ thuộc vào phần thảo luận nhóm. Vì vậy giáo viên phải chủ động về mặt thời gian, đảm bảo đúng yêu cầu về mặt lí luận dạy học, tuân thủ lôgic của quá trình dạy học.
- Giáo viên phải tạo ra không khí vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái trong giừ học, học sinh cảm thấy tự tin, tạo đà cho sự phát triển tiếp theo của các em.
* về phía hoc sinh
- Các em phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập theo yêu cầu nội dung bài dạy.
- Học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động phù họp với nội dung các tình huống đưa ra, thảo luận rút ra nội dung kiến thức, hành vi ứng xử trong cuộc sống.
- Đóng vai, thảo luận nhóm phân bố thời gian phải phù hợp tránh tình trạng kéo dài, quá cầu kỉ trong cách trang phục dẫn đến nội dung bài học không đạt yêu cầu.
* về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạv học
- Đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mĩ đạt hiệu quả cao trong giờ dạy.
- Tạo môi trường thích họp cho việc học tập môn khoa học, việc ứng xử các hành vi của các em trong cuộc sống (Trong lóp, trong trường, ngoài xã hội...).