6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
2.1. kích, phê phán sâu cay bọn cƣớp nƣớc và bè lũ bán nƣớc
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ngày
26/12/1920, Đồng chí Nguyễn Ái Quốc phát biểu: “Các đồng chí đều biết rằng chủ nghĩa tƣ bản Pháp đã vào Đông Dƣơng từ nửa thế kỷ nay, vì lợi ích của nó, nó đã dùng lƣỡi lê để chinh phục đất nƣớc chúng tôi. Từ đó, chúng tôi không những bị áp bức bóc lột một cách nhục nhã mà còn bị đầu độc một cách thê thảm nữa”. Vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta sinh ra trong thời kỳ cả dân tộc đang rên xiết dƣới ách đô hộ của thực dân Pháp. Ách đô hộ đó đã đặt ra trƣớc những ngƣời ƣu thời mẫn thế của dân tộc Việt Nam câu hỏi: làm thế nào để đánh đuổi thực dân Pháp, giành chủ quyền cho đất nƣớc, đem lại hạnh phúc cho nhân dân?
Suốt cuộc đời hoạt động đấu tranh cho công cuộc giải phóng dân tộc, kể từ ngày ngƣời thanh niên Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, Ngƣời đã tham gia vào nhiều tổ chức cách mạng khác nhau. Năm 1925, Ngƣời thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông. Năm 1930, Ngƣời thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Tháng 2-1941, Ngƣời về nƣớc lãnh đạo cách mạng và thành lập Mặt trận Việt Minh. Năm 1945, Ngƣời lãnh đạo Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2-9-1945, Ngƣời đọc bản Tuyên
ngôn độc lập tại Quảng trƣờng Ba Đình - Hà Nội.Đến ngày 6-1-1946, Ngƣời
đƣợc bầu làm Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hoà, trực tiếp lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cho đến khi qua đời ngày 2-9- 1969. Thời gian Ngƣời sống ở Pháp cũng là khoảng thời gian có nhiều sự kiện
30
chính trị đặc biệt. Tại đây, Ngƣời đã tham gia vào phong trào công nhân xã hội chủ nghĩa ở Pháp. Khi đó các nƣớc đế quốc và thực dân tăng cƣờng sự đàn áp, bóc lột ở chính quốc và các nƣớc thuộc địa. Trong suốt một chặng đƣờng dài hoạt động cách mạng của mình, Ngƣời xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Với những tác phẩm ký của mình Nguyễn Ái Quốc đã cất lên tiếng nói cảnh tỉnh những ngƣời ở phƣơng Tây còn bị chủ nghĩa thực dân mê hoặc, che đậy và xuyên tạc sự thật và thức tỉnh thế giới thuộc địa còn đang chìm vào đêm thẳm của sự bóc lột, khủng bố, của sự ngu dốt, tối tăm. Văn thơ của Ngƣời cất lên tiếng nói mới của đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam ngay từ buổi đầu những năm hai mƣơi. Một tiếng nói đầu tiên trong lịch sử cách mạng của dân tộc, vạch trần sự xuyên tạc và dối trá, đi sâu vào cội rễ nỗi đau của nhân loại.
Đồng thời Ngƣời cũng nhận rõ nguồn gốc sự đối lập đến cùng cực của thế giới bị phân đôi. Sự đối lập của hai thế giới đó là thế giới của những kẻ “khai hoá”, những tên quan cai trị, của bọn thực dân, đế quốc, của bọn tay sai và bè lũ bán nƣớc và một bên là thế giới ngƣời dân nô lệ thuộc địa. Tất cả đều là sự bất công vô lý, bọn thực dân đã ra sức vơ vét tài nguyên và đàn áp thẳng tay các phong trào yêu nƣớc. Trƣớc thực tế đó, Nguyễn Ái Quốc đã cho ra đời những tác phẩm ký đăng trên báo Nhân Đạo tại Pari nhằm hƣớng tới nhiều độc giả trên khắp thế giới sau đó là chuyển về Việt Nam. Chính những tác phẩm ký của Ngƣời đã có tiếng vang và ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai phong kiến.
Đầu tiên phải nói đến Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc, đây là một tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Pari năm 1925, đƣợc in lại bằng tiếng Pháp tại Hà Nội năm 1994. Năm 1960, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội in bản dịch ra tiếng Việt. Tác phẩm gồm 12 chƣơng và phần phụ
31
lục, với cách hành văn ngắn gọn, súc tích, cùng với những sự kiện đầy sức thuyết phục đã gây đƣợc tiếng vang lớn ngay từ khi ra đời, thức tỉnh lƣơng tri của những con ngƣời yêu tự do, bình đẳng, bác ái, hƣớng các dân tộc bị áp bức đi theo con đƣờng của Cách Mạng tháng Mƣời Nga và chủ nghĩa Mác – Lê nin, thắp lên ngọn lửa đấu tranh cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của
dân tộc Việt Nam. Tác phẩm này cũng nhƣ tờ báo Người cùng khổ (Le Paria)
nhằm mục đích tuyên truyền giải phóng những dân tộc thuộc địa, tố cáo trƣớc dƣ luận phƣơng Tây và các nƣớc thuộc địa về tội ác vô cùng tàn bạo của bọn thực dân và cũng là lời kết tội toàn bộ chế độ thực dân lúc bấy giờ.
Bản án chế độ thực dân Pháp với những tài liệu và chứng cớ xác thực,
Nguyễn Ái Quốc đã viết lên một thiên phóng sự điều tra sinh động, đạt tới mức nghệ thuật cao. Với tác phẩm này, Ngƣời đã phơi bày những sự thật tàn nhẫn ở các nƣớc thuộc địa và đồng thời đã gây đƣợc lòng căm phẫn trong lòng ngƣời đọc phƣơng Tây. Chính họ đã kêu lên rằng: “Ô! Nhục nhã biết bao!Ô!Thật không thể tƣởng tƣợng đƣợc! Tội ác của bọn thực dân tày trời!”. Chính vì nhận thức đƣợc sự lợi hại của thứ vũ khí này mà Ngƣời đã biến những tài liệu này thành những tiếng nói phẫn nộ, những bức tranh linh hoạt, chứa chan xúc cảm. Tất cả những con số, những sự kiện, chi tiết đƣợc sắp xếp, cấu tạo thành một tác phẩm văn học hoàn chỉnh. Qua tác phẩm, Ngƣời đã phơi bày cho ngƣời đọc thấy bộ mặt của bọn thực dân khi đặt bộ máy cai trị ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX. Cùng với bọn địa chủ phong kiến tay sai trong nƣớc tiếp tay, thực dân Pháp đã ra sức bóc lột hết sức tàn ác, dã man nhân dân ta khiến đất nƣớc rơi vào cảnh nƣớc mất nhà tan, đời sống bần cùng. Trƣớc tình hình đó nhân dân ta đã đứng dậy đấu tranh dƣới nhiều hình thức đấu tranh khác nhau nhƣ chống bắt lính, bắt phu, chống sƣu cao, thuế nặng, chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Nhân dân chịu thống khổ chồng chất và trƣớc sự đàn áp bất công, nhân dân càng nung nấu lòng căm thù và ý chí sục
32
sôi chiến đấu, quyết tâm giải phóng khỏi sự áp bức, bóc lột. Điều mà Ngƣời luôn trăn trở và nung nấu một quyết tâm đó là sự giải phóng con ngƣời thoát khỏi áp bức, bất công. Ngƣời đã nói: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sƣớng
và quyền tự do, và quyền mƣu cầu hạnh phúc”. Bản án chế độ thực dân Pháp
có tác động lớn về nhiều mặt, trƣớc hết, tác phẩm này ra đời giữa lúc mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc, đặc biệt là mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc, giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp và đạt tới điểm bùng nổ, tinh thần và ý chí chống đế quốc của nhân dân ta và nhân dân bị áp bức ở các nƣớc khác lên cao, đòi hỏi một ngọn cờ hƣớng đạo đúng đắn để đi vào một cuộc chiến đấu quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc. Tiếp đó là tác phẩm đề cập đến những ngƣời thật, việc thật, những chuyện xảy ra hàng ngày, “Mắt thấy tai nghe” ở những hoàn cảnh cụ thể nhƣng có quan hệ mật thiết đến vận mạng của hàng chục triệu con ngƣời trong cái địa ngục trần gian gọi là “xứ thuộc địa”. Trong lần trả lời phỏng vấn tạp chí Ngọn lửa nhỏ ở Liên Xô năm 1923, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã nói: “Tôi muốn đi ra nƣớc ngoài, xem xét nƣớc Pháp và các nƣớc khác. Sau khi xem xét họ làm nhƣ thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”. Và chính trong những năm bôn ba ở hải ngoại, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy bộ mặt thật của thực dân Pháp ở Việt Nam, thể hiện sự phản đối thực dân Pháp ở Việt Nam. Chính quyền thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam là một chính quyền bất hợp hiến, cai trị theo một lối tuỳ tiện, độc đoán. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp đã vạch trần bản chất tuỳ tiện, chuyên chế chế độ cai trị thực dân: “Ở các tỉnh, ngƣời bản xứ bị trói tay trói chân, phải gánh chịu thói tuỳ hứng, chuyên quyền của các quan cai trị ngƣời Pháp và thói tham tàn của bọn làm tôi tớ ngoan ngoãn của chúng, bọn quan lại, sản phẩm của chế độ mới ấy là công lý bị bán đứt cho kẻ nào mua đắt nhất, trả hời nhất”. Hay “nhƣ ở các tỉnh, một tỉnh Bắc Kỳ cũng có một vị
33
công sứ Pháp…ông ta là Chủ tịch tỉnh, đốc lý, chánh án, mõ toà, chủ thầu. Ông kiêm tất cả mọi quyền hành: tƣ pháp, thuế vụ, sinh mệnh và tài sản của ngƣời bản xứ, việc bầu cử những ngƣời cầm quyền bản xứ, quyền lợi của công chức,…”.
Tác phẩm tố cáo bộ mặt tàn bạo, lố lăng, giả nhân giả nghĩa của những cá nhân đại diện của chế độ thực dân. Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bản chất phản dân chủ, vô nhân đạo, phản công lý của nền cai trị thực dân. Bọn thực dân dùng mọi lời lẽ bịp bợm để ngụy trang dã tâm xâm lƣợc của bọn chúng nhƣng dƣới con mắt tinh tƣờng của Nguyễn Ái Quốc bản chất thực của chúng đã bị phơi bày. Khi An-be Xa-rô, một tên Toàn quyền có tên tuổi ở Đông Dƣơng tuyên bố trong Hạ nghị viện rằng: “Trung thành với sứ mệnh cao cả đã làm rạng danh nƣớc Pháp trên thế giới và lịch sử, nƣớc Pháp đầy lòng bác ái đang theo đuổi tại hải ngoại một sự nghiệp tiến bộ, chính nghĩa, sự nghiệp dìu dắt các chủng tộc, sự nghiệp khai hoá cao cả, tính chất cao quý của sự nghiệp đó đã làm cho truyền thống rực rỡ lâu đời của nƣớc Pháp càng thêm phần rực rỡ”. Ngay lúc đó Nguyễn Ái Quốc đã vạch mặt và đập tan luận điệu giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân qua bức thƣ ngỏ gửi ông An-be Xa-rô nhƣ sau: “Thƣa ngài, chúng tôi hoàn toàn hiểu rõ rằng, đối với dân bản xứ ở thuộc địa nói chung, và đối với nhân dân An Nam nói riêng, lòng thƣơng yêu của ngài thật bao la rộng rãi. Dƣới quyền cai trị của ngài, dân An Nam đã đƣợc hƣởng phồn vinh thực sự và hạnh phúc thực sự, hạnh phúc đƣợc thấy nhan nhản khắp nơi trong nƣớc, những ty rƣợu và những ty thuốc phiện, những thứ đó song song với sự bắn giết hàng loạt, nhà tù, nền dân chủ và tất cả bộ máy tinh vi của nền văn minh hiện đại, đã làm cho ngƣời An Nam tiến bộ nhất Châu Á và sung sƣớng nhất trần đời”.
Có thể nói rằng với giọng điệu châm biếm nhẹ nhàng, Nguyễn Ái Quốc đã đánh một đòn tấn công mạnh mẽ vào chính quyền thực dân, vào sự lừa bịp
34
nhân dân thuộc địa. Phải nói rằng Nguyễn Ái Quốc quả là một bậc thầy trong sử dụng bút pháp châm biếm nhẹ nhàng, sâu cay trong các tác phẩm của mình.
Bản án chế độ thực dân Pháp trƣớc hết là một bản cáo trạng. Nó tố cáo
tội ác của thực dân không chỉ ở Đông Dƣơng, ở Việt Nam mà ở khắp các thuộc địa nhƣ An-giê-ri, Tuy-ni-di, Tây Phi,…Bản án đã lột mặt nạ của chủ nghĩa đế quốc bằng những chứng cớ, tang vật không thể chối cãi đƣợc. Bằng những lý lẽ đanh thép và nhƣ những quan toà, tác phẩm đã lôi lũ thực dân, lũ cƣớp nƣớc ra xét xử. Tác phẩm vạch trần bản chất bóc lột tàn ác, dã man của chủ nghĩa tƣ bản, chủ nghĩa thực dân.
Tội ác của thực dân khiến trời không dung, đất không tha, chúng tự cho mình là những kẻ đại diện cho “nƣớc mẹ”, cho “tự do”, “công lý”, cho “sự nghiệp khai hoá” và “truyền bá văn minh”. Chúng hoành hành khắp các nƣớc thuộc địa. Tất cả chúng, toàn quyền, thống đốc, khâm sứ, công sứ,… cho đến bọn đội lốt tôn giáo trong các giáo hội và bọn tay sai mạt hạng của chúng đều là lũ phản động, vô liêm sỉ, tàn ác dã man.
Sau Đại chiến thế giới thứ nhất, bọn đế quốc Pháp phản bội mọi lời hứa tốt đẹp đối với nhân dân thuộc địa. Chúng đã ra sức bóc lột, đàn áp vô cùng dã man những phong trào yêu nƣớc của nhân dân trên tất cả các mặt nhƣ kinh tế, chính trị, văn hoá,…Chúng dựng lên các hầm mỏ, đồn điền, nhà máy, xí nghiệp và chính nơi đây là địa ngục trần gian đối với ngƣời dân nô lệ. Bên cạnh đó là hàng trăm thứ thuế khóa nặng nề, phi lý, rồi rƣợu cồn, thuốc phiện, giam hãm, bắt bớ, hãm hiếp xảy ra thƣờng xuyên. Bọn phong kiến tay sai trở thành công cụ đắc lực, chúng đi vào tận hang cùng ngõ hẻm dò la bắt bớ những ngƣời yêu nƣớc, bóc lột tới tận cái khố rách của ngƣời dân thuộc địa. Chúng thi hành mọi chính sách thâm hiểm và trắng trợn chống lại nền văn hoá dân tộc, chúng nấp dƣới chiêu bài “Bình đẳng, Bác ái”, chúng muốn biến
35
những dân tộc bị áp bức thành những dân tộc đời đời làm nô lệ. Nhƣng dù chúng có nấp dƣới các chiêu bài nào đi chăng nữa thì chúng cũng bị ngòi bút sắc sảo và tinh tế của Nguyễn Ái Quốc vạch trần bộ mặt giả dối, lừa bịp của mình.
Tội ác của thực dân và bọn tay sai phản động đƣợc tác giả nói đến
trong Chƣơng I - Thuế máu ở phần Chiến tranh và “Người bản xứ”: Trƣớc
chiến tranh (năm 1914), họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, hèn hạ, những tên” An nam mít “hèn hạ, nhƣng khi đến khi cuộc chiến tranh vui tƣơi bùng nổ thì họ lập tức biến thành những đứa “con yêu”, ngƣời “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền nhỏ nữa…để rồi họ - những “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do” không đƣợc hƣởng tí quyền lợi nào mà còn phải đột ngột xa lìa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trƣờng Châu Âu, một số khác lại bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban – căng. Một số khác thì phải lấy máu mình tƣới lên những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xƣơng mình chạm lên chiếc gậy của các ngài thống chế. Và cuối cùng thì có tổng cộng bảy mƣơi vạn ngƣời bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp trong số ấy, tám vạn ngƣời không bao giờ trông thấy mặt trời trên quê hƣơng đất nƣớc mình nữa.
Trong Phần 2 - Chế độ lính tình nguyện, tác giả lại nói đến một sự áp bức dã man khác của bọn thực dân. Chúng bắt lính bằng cách nhanh và tiện nhất là lấy dây chăng ngang hai đầu con đƣờng chính trong làng lại và nhƣ vậy tất cả những ngƣời da đen ở vào giữa đều coi nhƣ chính thức phải tòng quân. Vậy mà chúng còn nói: “Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hƣơng xiết bao trìu mến để ngƣời thì hiến dâng xƣơng máu của mình nhƣ lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình nhƣ lính thợ” và những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần thì giam cổ họ lại cho đến khi
36
họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đƣờng: “đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra”…Nhƣng để rồi sau đó khi chiến tranh kết thúc, họ trở về nƣớc thì không còn nhà cửa, của cải gì cả, nhà cửa bị cƣớp phá và đốt sạch, và mặc