Những vấn đề khác của đời sống cách mạng

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 64 - 73)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.3.Những vấn đề khác của đời sống cách mạng

Văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại đƣợc vinh dự mở đầu với những tác phẩm lớn của Hồ Chí Minh. Ngƣời đã đƣa văn học vào quỹ đạo mới của hệ tƣ tƣởng của giai cấp vô sản, đem lại cho văn học một phƣơng hƣớng, nội dung và sức sống mới, một kiểu mẫu mới của sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm của Ngƣời là nguồn sáng, là tinh hoa của văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại. Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ngoài việc đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự nhƣ tố cáo tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân và

61

bọn phong kiến tay sai, nói lên nỗi thống khổ của ngƣời dân nô lệ, sự đàn áp dã man của bọn xâm lƣợc thì Ngƣời cũng đã nói về những vấn đề khác của đời sống cách mạng. Qua đó, chúng ta có đƣợc cái nhìn toàn diện hơn về sự nghiệp cách mạng lớn lao của Ngƣời cũng nhƣ nhân cách vĩ đại của một vị Chủ tịch nƣớc.

Các tác phẩm của Ngƣời là tài sản tinh thần vô giá của toàn Đảng, toàn dân ta. Phản ánh sinh động, sâu sắc quá trình Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc và vạch ra đƣờng lối chiến lƣợc, sách lƣợc cho cách mạng Việt Nam, đồng thời phản ánh quá trình Ngƣời cùng với Đảng ta tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đặc biệt qua tác phẩm của Ngƣời chúng ta còn thấy hiện lên hình ảnh một nhà tƣ tƣởng vĩ đại, nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt Nam. Ngƣời đã nêu một tấm gƣơng sáng trong việc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin trên tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo. Sau những năm bôn ba tìm đƣờng cứu nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức đƣợc xu hƣớng phát triển của thời đại, từ một ngƣời yêu nƣớc nồng nhiệt, Ngƣời đã bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin, trở thành ngƣời cộng sản. Ngƣời đã rút ra đƣợc rằng: “Muốn cứu nƣớc và giải phóng dân tộc không còn con đƣờng nào khác con đƣờng cách mạng vô sản”.

Dƣới ánh sáng của Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin cùng với tấm gƣơng cách mạng tháng Mƣời Nga, cùng với tƣ tƣởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Ngƣời đã tìm ra con đƣờng giải phóng cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc thuộc địa. Ngƣời khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng đƣợc các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới”. Ngƣời đã phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Trên nền tảng lý luận đó, Ngƣời đã cùng với Đảng ta đề ra và giải quyết đúng đắn

62

nhiều vấn đề về chiến lƣợc và sách lƣợc, dẫn đến thắng lợi lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc thầy về phƣơng pháp cách mạng Việt Nam. Phƣơng pháp cách mạng của Ngƣời là vận dụng một cách sáng tạo phƣơng pháp luận phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng nƣớc ta để tìm ra những con đƣờng, hình thức, biện pháp phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu. Đó là sự kế thừa có chọn lọc và áp dụng sáng tạo vào điều kiện hiện tại những phƣơng pháp suy nghĩ và hành động của các nhà tƣ tƣởng, chính trị, quân sự Việt Nam trong lịch sử, là sự tổng kết từ thực tiễn các phong trào cách mạng trong nƣớc và trên thế giới.

Tìm hiểu những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, chúng ta thấy hiện lên những phẩm chất cao đẹp của một ngƣời cộng sản. Hình ảnh ngƣời chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Ái Quốc với trí tuệ tuyệt vời, sự hăng say và nhiệt tình cách mạng cùng với tính năng động cao, Ngƣời đã tiến công mạnh mẽ vào thành luỹ của chủ nghĩa thực dân Pháp. Nhân danh ngƣời dân yêu nƣớc của một đất nƣớc còn trong vòng nô lệ, nhân danh những ngƣời cùng khổ đang bị bọn thực dân tƣ bản đàn áp bóc lột, Ngƣời đã lên tiếng tố cáo tội ác dã man của bọn thực dân Pháp ở Đông Dƣơng và các xứ thuộc địa, nói lên những yêu cầu bức thiết và chính đáng của những ngƣời dân lao khổ.

Nguyễn Ái Quốc đi tìm đƣờng cứu nƣớc theo con đƣờng của cách mạng vô sản, là ngƣời chiến sĩ cách mạng Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin, cũng là ngƣời đem lại cho văn học một nguồn ánh sáng mới, những phẩm chất tƣ tƣởng và nghệ thuật mới, để tạo nên bƣớc ngoặt lịch sử quan trọng cho văn nghệ. Các tác phẩm của Ngƣời thể hiện rõ rệt tầm vóc và tri thức của ngƣời cầm bút, với vốn tri thức phong phú kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc về nền văn hoá dân tộc, về những giá trị tinh thần, những điều đó đã thấm sâu vào dòng nhiệt huyết của ngƣời thanh niên cách mạng khi rời Tổ

63

quốc ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, vì vậy các tác phẩm của Ngƣời đã đạt đƣợc hiệu quả cao về chất lƣợng. Ngƣời đã đi từ chủ nghĩa yêu nƣớc đến chủ nghĩa Mác - Lê nin, chính những yếu tố này đã thấm sâu vào toàn bộ tác phẩm của Ngƣời tạo nên tầm nhìn rộng, nhìn xa các vấn đề của thời cuộc, cách đánh giá triệt để, và lên án chế độ thực dân, có niềm tin lớn lao vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

Khi tìm hiểu toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, chúng ta đều nhận thấy rằng trƣớc, sau Ngƣời đều sáng tác với một đề tài:

Đấu tranh cách mạng, các tác phẩm với những lối viết phong phú và nhất

quán, bổ sung cho nhau, tƣ tƣởng và nghệ thuật hoà quyện làm một, Ngƣời đã sáng tạo không ngừng đó là do tài năng thiên bẩm, đó là do những nhân tố, do những sức mạnh của thời cuộc cùng lòng yêu nƣớc mãnh liệt thúc đẩy. Mọi công việc, mọi hành động của Ngƣời đều hƣớng về dân tộc, về nhân dân đang rên xiết lầm than. Hình ảnh ngƣời cộng sản hiện lên qua những tác phẩm của Ngƣời khiến chúng ta khâm phục. Đó là hình ảnh một ngƣời thanh niên đã dũng cảm gửi đến Hội nghị Vécxây bản yêu sách năm 1919 đòi quyền tự do

cho dân tộc Việt Nam. Đó là sự xuất hiện của Bản án chế độ thực dân Pháp

(1925) tố cáo tội ác của thực dân và phong kiến tay sai. Đó là sự nhắc nhở ngƣời dân Việt Nam và các nƣớc thuộc địa phải luôn nhớ đến thân phận của ngƣời dân mất nƣớc và kêu gọi mọi ngƣời hãy cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm.

Mới đầu, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp và là ngƣời Việt Nam đầu tiên của một chính đảng Pháp. Có ngƣời hỏi tại sao, Bác trả lời: “Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nƣớc tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tƣởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái” [50,54]. Về sau, tại Đại hội Tua, Bác bỏ phiếu cho Đệ tam Quốc tế và trở thành một trong những ngƣời sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Lại có ngƣời hỏi

64

tại sao, Bác trả lời: “Rất đơn giản…tôi hiểu rõ một điều Đệ tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa. Đệ tam Quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ. Còn Đệ nhị Quốc tế không hề nhắc đến vận mệnh các thuộc địa. Vì vậy, tôi bỏ phiếu tán thành Đệ tam Quốc tế. Tự do cho đồng bào tôi, Độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu…” [50,58].

Hình ảnh đất nƣớc luôn ở trong tim Bác, một ngƣời không khó khăn gì có thể làm mất đi ý chí, không bao giờ lùi bƣớc trƣớc khó khăn. Ngƣời từng nói:

Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên

Đó cũng chính là quyết tâm, là ý chí của một ngƣời chiến sĩ cách mạng.

Trong bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Ngƣời đã nói về mình, về

quá trình hoạt động và tham gia cách mạng Pháp, về công việc của Ngƣời khi ở trên đất Pháp. Ngƣời ít khi nói về mình, và có nói thì cũng nói với một giọng điệu hết sức khiêm tốn. Quá trình hình thành tƣ tƣởng của một ngƣời cách mạng quả là không dễ chút nào. Ngƣời nói rằng ngay từ đầu Ngƣời ủng hộ Cách mạng tháng Mƣời chỉ là theo cảm tính tự nhiên, vì lúc đó Ngƣời chƣa hiểu hết về tầm quan trọng lịch sử của nó: “Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một ngƣời yêu nƣớc vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; trƣớc đó tôi chƣa hề đọc một quyển sách nào của Lênin viết” [13,482]. Trong quá trình tham gia hoạt động ở Đảng xã hội Pháp, Ngƣời rất chịu khó học hỏi, chăm chú lắng nghe ngƣời ta phát biểu ý kiến, Ngƣời cũng luôn băn khoăn, luôn đặt ra những câu hỏi liên quan đến nhân dân các nƣớc thuộc địa. Khi đƣợc một đồng

65

địa đăng trên báo Nhân đạo, Ngƣời đã miệt mài đọc đi đọc lại nhiều lần, những vấn đề khó hiểu Ngƣời đọc nhiều lần và đã hiểu đƣợc phần chính, Ngƣời phấn khởi, cảm động, sáng tỏ, tin tƣởng, Ngƣời vui mừng đến phát khóc: “Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên nhƣ đang nói trƣớc quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đƣờng giải phóng chúng ta!” [13,483].

Nhƣ vậy, Ngƣời đã hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Trong cuộc đấu tranh cách mạng, Ngƣời từng bƣớc một vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần Ngƣời hiểu đƣợc chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng đƣợc các dân tộc bị áp bức và những ngƣời lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ. Và nhƣ vậy, qua tác phẩm Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh một ngƣời chiến sĩ cách mạng đã tìm ra con đƣờng giải phóng dân tộc, tìm thấy kim chỉ nam, thấy mặt trời soi sáng con đƣờng đi của chúng ta để cùng đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Đề cập đến một vấn đề khác, Ngƣời đã viết tác phẩm Nhật ký chìm tàu

nhằm giới thiệu đất nƣớc Nga Xô Viết một cách sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của ngƣời lao động. Ngƣời viết dƣới hình thức “hồi ký du lịch” để nói với ngƣời Việt Nam biết về nƣớc Nga, biết về Tổ quốc của giai cấp vô sản thời kỳ trƣớc cách mạng, quá trình diễn biến cách mạng, thời kỳ sau cách mạng, về tất cả những vấn đề nhƣ các tổ chức, từ chính quyền đến đoàn thể, từ tổ chức chính phủ Xô viết, đến tổ chức Đảng, công đoàn, thanh niên, phụ nữ, các tổ chức Quốc tế cộng sản, Quốc tế nông dân, những chính sách kinh tế, văn hoá xã hội và các kế hoạch năm năm v.v…Mục đích

chính của Nhật ký chìm tàu, đƣợc Nguyễn Ái Quốc ghi trong Phần mở đầu là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để: “…kể lại những điều tai nghe mắt thấy cùng những gì đổi mới trên quê hƣơng cách mạng Tháng Mƣời Nga Xô Viết. Xin gởi cho Đảng Cộng sản

66

Đông Dƣơng để có thể lƣu hành sâu rộng trong quần chúng Liên Bang Đông Dƣơng xem biết…”

Nhiều thập kỷ qua, một số nhà nghiên cứu đã dành nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm bản gốc của tài liệu này, trong đó có nhà báo Phạm Quí Thích, và ông đã ghi lại kết quả bƣớc đầu của hàng chục năm đi tìm, sƣu tầm,

nghiên cứu thông qua tác phẩm Nguyễn Ái Quốc với Nhật ký chìm tàu.

Căn cứ vào Bức thƣ viết bằng tiếng Pháp đề ngày 28 tháng 2 năm 1930 của Nguyễn Ái Quốc gởi cho một đồng chí ở Matxcơva giới thiệu về Đề

cương tác phẩm Nhật ký chìm tàu, bức thƣ này hiện đang đƣợc lƣu trữ tại

Phòng Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, và căn cứ vào bản tài liệu viết tay tác phẩm Nhật ký chìm tàu đƣợc lƣu giữ tại thƣ viện gia đình của Ông Nguyễn Đình Hiền, thì nội dung tập Nhật ký chìm tàu gồm 3 phần:

I. Trƣớc cách mạng.

II. Trong cuộc cách mạng.

III. Ngày nay.

Tác phẩm bố cục thành 24 chƣơng, mỗi chƣơng là một nội dung khác nhau. Mở đầu mỗi chƣơng đều có lời đề dẫn bằng 2 câu thơ, nói lên chủ đề chính nhƣ:

Chƣơng 1:

Mênh mông trên biển dƣới trời, Một hòn hoang đảo ba ngƣời lƣu ly. Chƣơng 2:

Lạ thay trong chiếc tàu này Cái gì cũng khác tàu Tây mình làm.

Hay nhƣ ở Chƣơng 7:

Bần nông có ruộng mà cày. Cũng bởi cách mệnh ra tay đỡ đần,…

67

Theo nhận xét từ các tài liệu liên quan, thì nhan đề ban đầu của bản đề

cƣơng là: Những kỷ niệm về cuộc du lịch của tôi. Nhƣng sau khi bắt tay vào

viết tác phẩm, tác giả Nguyễn Ái Quốc nhận thấy Những kỷ niệm về cuộc du

lịch của tôi không sát hợp với nội dung và chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm do

đó tên sách đã đƣợc đổi lại là Nhật ký chìm tàu.

Dù nhà báo Phạm Quí Thích mới chỉ công bố những kết quả bƣớc đầu của việc sƣu tầm, tìm kiếm và đƣa ra những nhận định của cá nhân về tác phẩm Nhật ký chìm tàu trên cơ sở bản viết tay của cụ Nguyễn Đình Hiền, còn bản gốc vẫn chƣa đƣợc tìm thấy, nhƣng đã cho thấy giá trị to lớn của tác

phẩm Nhật ký chìm tàu. Vì đến lúc đó chƣa có một tác phẩm văn học cách

mạng nào xuất hiện, mà chỉ có thơ ca, hò vè để cổ vũ, tuyên truyền cho phong

trào cách mạng. Tác phẩm Nhật ký chìm tàu của Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời

đến với đảng viên và quần chúng, tiếp thêm sức mạnh và ý chí cách mạng, tin tƣởng vững chắc vào tƣơng lai của đất nƣớc, dân tộc.

Nhật ký chìm tàu đƣợc nhân dân ta truyền tụng từ những năm 1930, đã

cổ vũ các đồng chí cách mạng và nhân dân tin tƣởng vào tƣơng lai cách mạng, tin tƣởng vào tiền đồ của chủ nghĩa cộng sản. Hồ Chí Minh viết ra với một mục đích giáo dục rõ rệt: đó là nhiệm vụ phải nói cho những ngƣời lao động Việt Nam, phần lớn không biết chữ, ít biết ngoại ngữ lại bị pháp luật hà khắc cấm đoán đọc những thứ sách báo cách mạng, cho họ biết về nƣớc Nga, về Lênin nhƣ thế nào. Ngƣời là một cây bút sắc sảo, với cái tâm trong sáng và một hoài bão lớn lao là làm sao cho đất nƣớc đƣợc độc lập, nhân dân đƣợc tự do, mọi ngƣời ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đƣợc học hành, hạnh phúc. Ngƣời đã nêu rõ: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem cho mọi ngƣời không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi ngƣời, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

68

Trong những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, chúng ta cần phải nhắc đến và nhấn mạnh về tính Đảng. Bởi lẽ, đây là phần quan trọng trong sự nghiệp của Hồ Chí Minh, là cống hiến cực kỳ to lớn của Ngƣời đối với dân tộc và đất nƣớc. Đảng cộng sản ra đời trong lòng giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, đƣợc nuôi dƣỡng lớn lên bằng tinh hoa giai cấp và dân tộc, gắn bó từ đầu phong trào cộng sản và giai cấp công nhân quốc tế. Từ khi Đảng ra đời, dù hoạt động trong nƣớc hay ngoài nƣớc, Hồ Chí Minh luôn đặt

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 64 - 73)