Hình tƣợng Hồ Chí Minh trong Vừa đi đường vừa kể chuyện củ aT Lan

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 89 - 96)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.4.2. Hình tƣợng Hồ Chí Minh trong Vừa đi đường vừa kể chuyện củ aT Lan

Cùng với Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, bút

danh Trần Dân Tiên, Hồ Chí Minh đã cho ra đời tác phẩm Vừa đi đường vừa

kể chuyện với bút danh T Lan, xuất bản vào năm 1963, tái bản lần thứ nhất

vào năm 1994. Tác phẩm này đã ghi lại một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh do chính Ngƣời kể trên đƣờng ra mặt trận

86

trong chiến dịch Biên giới 1950, Ngƣời đóng vai một chiến sĩ trong đoàn tùy tùng của Chủ tịch đi hành quân, vừa đi vừa hỏi chuyện Chủ tịch và ghi chép lại.

Câu chuyện lồng trong bối cảnh của một trận địa lớn, mà không phải tác giả (T Lan, bút hiệu của Hồ Chí Minh) viết lịch sử về mình, cũng không phải viết nhật ký về quá trình hoạt động cách mạng của mình. Hồ Chí Minh kể về mình nhƣ là một câu chuyện tâm tình để cho con đƣờng ngắn bớt và xua tan mọi mệt mỏi, khó khăn. Đồng thời vừa minh họa các diễn biến của công cuộc cách mạng vô sản thế giới, không quan trọng hoá một cá nhân nào ngoài dòng chảy của cách mạng đến với Việt Nam. Con đƣờng từ Paris, qua Moscow, đến Trung Quốc, qua Thái Lan và về Pác Bó rực sáng không khí đấu tranh kiên cƣờng, bất khuất khi đối đầu với bọn phản cách mạng và bọn phát xít Đức - Ý - Nhật. Khi nghe Ngƣời kể, chúng ta đều không ngớt xúc động và chắc chắn một điều rằng những gì Ngƣời kể đã ghi đậm trong lòng chúng ta những ấn tƣợng khó quên.

Trong tác phẩm, Hồ Chí Minh kể lại rất rõ những câu chuyện trong hành trình vất vả của mình nhằm thực hiện Chiến dịch giải phóng Biên giới Việt -Trung vào tháng 9/1950, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1945-1954). Hồ Chủ tịch xuất hiện trong tác phẩm nhƣ một ngƣời “Bác”, danh xƣng mà ngƣời Việt Nam lần đầu tiên đã dùng thay cho tên gọi Hồ Chí Minh kể từ 1945 và cho đến nay vẫn còn sử dụng.

Hồ Chí Minh viết Vừa đi đường vừa kể chuyện cho cán bộ và những ngƣời Việt Nam bình thƣờng cùng hiểu và cảm nhận nên lối viết của Ngƣời rất giản dị, dễ hiểu. Qua tác phẩm ký này, T Lan đã nêu ra cho các cán bộ thấy đƣợc tấm gƣơng về cách lãnh đạo tài tình của Hồ Chí Minh cũng nhƣ sự quan tâm sâu sắc của Ngƣời đến nhân dân và chiến sĩ. Chẳng hạn nhƣ Ngƣời dù bận trăm công nghìn việc nhƣng vẫn giành thời gian đi kiểm tra bếp núc và

87

nhà vệ sinh của các trại quân đội. Hay cảnh Ngƣời đi thăm các gia đình và nói chuyện với các tù binh chiến tranh ngƣời Pháp. Chúng ta thấy đƣợc những lời chỉ dạy của Ngƣời về việc giữ bí mật cách mạng cũng nhƣ những lời khuyên trong trƣờng hợp bị bắt giữ. Điều đó cho thấy, đối với Ngƣời dƣờng nhƣ bất cứ việc gì trong cuộc sống đời thƣờng cũng là điều mà Ngƣời quan tâm, từ những việc nhỏ nhất nhƣ chuyện ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đến những chuyện lớn lao, trọng đại nhƣ chuyện cứu nƣớc, cứu dân. T Lan đã trình bày rất chi tiết những mẩu chuyện về cuộc hành trình của Hồ Chí Minh, một nhà hoạt động cách mạng trong bối cảnh của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới. Ngƣời cũng nhấn mạnh sự đóng góp của quần chúng nhân dân và tầm quan trọng của lòng yêu nƣớc cũng nhƣ sự đoàn kết trong cuộc kháng chiến của dân tộc.

Vừa đi đường vừa kể chuyện là những câu chuyện kể về Ngƣời, về một

chiến sĩ cách mạng kiên trung. Tác phẩm cũng là một lời kêu gọi nhân dân

Việt Nam hãy đoàn kết cùng nhau tham gia cách mạng, T Lan đã mô tả lại

chuyến đi của Ngƣời từ khi làm phụ bếp trên chuyến tàu từ Sài Gòn đến Mác- xây (Marseille) năm 1911 và những kinh nghiệm đầu tiên của Bác ở Pháp năm 1912, một năm ở Mỹ (1913) và thời gian ở Anh (1914-1917). Tác giả cũng miêu tả việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 và tổ chức Việt Minh năm 1941.

Tác phẩm ghi lại những mẩu chuyện về đời hoạt động của Ngƣời ở nƣớc ngoài, từ khoảng 1923 đến 1945. Các mẩu chuyện đƣợc kể lại dƣới hình thức xen lẫn những mẩu chuyện kể trong quá khứ với chuyện kể trong cuộc đời hiện tại. Ngƣời kể lại trong thời kỳ khi Chiến dịch Biên giới thắng lợi đem lại niềm phấn chấn lớn lao cho toàn dân. Lúc đó đất trời vào xuân, ở vùng Cao-Bắc-Lạng núi rừng nhƣ mở hội, từng tốp bộ đội và dân quân tấp nập ngƣợc xuôi, những tốp tù binh bị giải từ mặt trận về. Tất cả những sự kiện ấy

88

không làm giảm đi hứng thú cho ngƣời kể và ngƣời nghe, câu chuyện vẫn hấp dẫn và lôi cuốn vô cùng, mặc dù tuổi Bác lúc này đã cao nhƣng vì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc vẫn đang trong thời kỳ cam go, ác liệt nên Bác đã trực tiếp ra mặt trận chỉ đạo và đôn đốc anh em. Trong chuyến đi Bác đã kể lại cho những ngƣời trong đoàn nghe những mẩu chuyện về Bác và về những sự kiện mà Ngƣời gặp hoặc trải qua. Bác đã kể lại cuộc đối mặt giữa một tên Bộ trƣởng thuộc địa với ngƣời thanh niên yêu nƣớc. Hai giai cấp, hai xu hƣớng chính trị, hai nhân cách khác nhau ngồi đối mặt với nhau. Tên Bộ trƣởng thì: “Mắt nhìn Bác chằm chằm, tay thì vẽ lên bàn, miệng thì nói nhƣ phun lửa: Hiện có những kẻ ngông cuồng hoạt động tại Pháp…Nƣớc mẹ Đại Pháp đủ sức bẻ gãy họ nhƣ thế này…”. Rồi tên Bộ trƣởng tiếp tục: “Tôi rất thích những ngƣời thanh niên có chí khí nhƣ ông. Có chí khí là tốt nhƣng còn phải thức thời mới ngoan. Ồ này. Khi nào ông có cần gì, tôi luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ ông. Từ nay chúng ta đã quen biết nhau, ông không nên khách sáo…”. Đáp lại những lời nói của tên Bộ trƣởng thì ngƣời thanh niên cách mạng vẫn ung dung mỉm cƣời. Hình ảnh này khiến ta liên tƣởng tới tác

phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc.

Đó là cảnh Va-ren một tên Toàn quyền Đông Dƣơng đang ra sức mua chuộc, dụ dỗ Phan Bội Châu nhƣng từ đầu đến cuối cuộc đối thoại đó chỉ là thái độ dửng dƣng, là hình ảnh đôi ngọn râu mép của ngƣời tù khẽ nhếch lên rồi lại hạ xuống chỉ có một lần. Nhƣ vậy có thể thấy rằng luận điệu chung của bọn đầu sỏ là lừa bịp, xảo quyệt nhƣng chúng đều không thể làm lay chuyển đƣợc ý chí của những ngƣời chiến sĩ cách mạng kiên cƣờng nhƣ Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc,…

Có thể thấy rằng trên con đƣờng hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hiện lên nhƣ một ngôi sao sáng chói về ý chí và nghị lực phi thƣờng. Ngƣời đã trải qua bao gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bị tù

89

đày, bị chịu nhiều cực hình, bị bọn thực dân, mật thám luôn theo dõi, rình rập, đe doạ,...Vậy mà Ngƣời vẫn lạc quan, yêu đời và có lẽ chỉ có Ngƣời mới có một bản lĩnh phi thƣờng, một cốt cách, tâm hồn của ngƣời chiến sĩ - thi sĩ, của một nhà cách mạng vĩ đại khiến mọi ngƣời đều ngƣỡng mộ, tôn thờ.

90

Chƣơng 3

NGHỆ THUẬT KÝ NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

Trải qua hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, khi ở Tây Âu, khi ở Trung Quốc, Thái Lan, khi trên đất nƣớc mình, yêu cầu cách mạng từng nơi, từng lúc đã đặt ra cho Hồ Chí Minh nhiều nhiệm vụ cụ thể phải giải quyết buộc Ngƣời phải đối phó với bao kẻ thù trong những tình huống khác nhau, phải liên kết với bạn bè thế giới, thuyết phục nhiều ngƣời thuộc các sắc tộc, tôn giáo, giai cấp, đảng phái, giới tính, lứa tuổi. Nên mỗi bài viết tuy cùng chiến đấu cho một lý tƣởng cách mạng duy nhất, nhƣng phải tuỳ theo từng đối tƣợng, từng mục đích cụ thể mà lựa chọn nội dung viết và hình thức viết cho phù hợp.

Khi xác định mục đích của văn chƣơng, Bác đã nêu rõ là văn chƣơng là

dùng để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Vì vậy, nói về cách viết, Ngƣời chỉ rõ: “Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ động; nếu xem mà không nhớ đƣợc, không hiểu đƣợc là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích. Mà muốn cho ngƣời xem hiểu đƣợc, nhớ đƣợc, làm đƣợc thì phải viết cho đúng trình độ ngƣời xem, viết rõ ràng, gọn gàng”. Đồng chí Trƣờng Chinh đã từng nhận xét về phong cách văn chƣơng của Bác: “Về văn phong, cách nói và cách viết của Hồ Chủ tịch có những nét rất độc đáo: nội dung khảng khái, thấm thía, đi sâu vào tình cảm con ngƣời, chinh phục cả trái tim và khối óc của ngƣời ta, hình thức sinh động, giản dị, dễ hiểu, giàu tính dân tộc và nhân dân…Ngƣời rất ghét văn chƣơng sáo rỗng, nhạt nhẽo, rất ghét nói và viết dài dòng, khó hiểu và kiên quyết phản đối dùng tiếng nƣớc ngoài không cần thiết”. Hồ Chí Minh viết văn với các hình thức đa dạng,ở mỗi thể loại, ngôn ngữ thể hiện của Ngƣời rất đặc sắc, song cũng đều bao quát trong những đặc

91

điểm, những nguyên tắc sáng tạo chung. Điều quan trọng là làm sao cho quần chúng có thể lĩnh hội đƣợc nội dung, tƣ tƣởng cách mạng thấm sâu và biến thành hành động cụ thể. Trong phần kết của tác phẩm Đường kách mệnh

Ngƣời viết: “Sách này chỉ ao ƣớc sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm kách mệnh. Văn chƣơng và hi vọng của sách này chỉ ở trong hai chữ: Kách mệnh! Kách mệnh! Kách mệnh!!!”. Văn chƣơng của Ngƣời chứa đựng những tƣ tƣởng lớn và sáng lên vẻ đẹp của chân lý, của trí tuệ, luôn luôn chân thực, thiết tha, phục vụ cho yêu cầu cách mạng.

Hồ Chí Minh là đặt nền móng và mở đƣờng cho nền văn học cách mạng. Văn chƣơng của Ngƣời có sự kết hợp nhuần nhuyễn, sâu sắc giữa chính trị và văn học, giữa tƣ tƣởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Ngƣời là một trong số những tác giả lớn có sự đa dạng về phong cách, thể loại và ở bất cứ thể loại nào Ngƣời cũng đều có một phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững. Tác phẩm ký của Ngƣời bộc lộ một tƣ duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến và vận dụng có hiệu quả nhiều phƣơng thức biểu hiện. Trƣớc khi đặt bút viết Ngƣời luôn đặt ra vấn đề:

Viết cho ai?

Đó là viết cho đại đa số công – nông – binh.

Viết để làm gì?

Viết để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình,để phục vụ quần chúng.

Viết cái gì?

Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ

ta, của bạn ta. Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của

cán bộ ta, nhân dân ta, bộ đội ta.

92

Viết sao cho đạt tới kết quả là sự tiếp cận của quần chúng nhân dân với chân lý và đồng thời là sự cảm thông với tác giả. Viết sao cho ngôn ngữ của dân tộc ngày càng trở thành một công cụ tƣ duy và giao tiếp xã hội xứng đáng với những truyền thống tinh thần của dân tộc và đáp ứng yêu cầu tƣ duy, những cố gắng trí tuệ của một xã hội phát triển.

Từ quan niệm và mục đích sáng tác văn nghệ của Bác, chúng ta đều thấy rằng Bác đã hiểu văn nghệ là phải phục vụ chính trị, phục vụ quần chúng lao động, trong cuộc đấu tranh của dân tộc, văn nghệ phải có tính tiến công mạnh mẽ kịp thời và có tính hiện thực cao. Ngƣời đã thực sự thể hiện đƣợc tài nghệ viết văn của mình. Văn của Ngƣời dễ hiểu, dễ thấm vào lòng ngƣời, tạo đƣợc niềm tin ở quần chúng và tất cả là ích quốc, lợi dân. Nhìn chung các tác

phẩm của Nguyễn Ái Quốc gồm 4 đặc điểm: tư tưởng lớn, hình thức diễn đạt

giản dị, ngắn gọn, trong sáng, sinh động, ung dung pha chút hóm hỉnh. Giáo

sƣ Huỳnh Lý nhận xét về nghệ thuật viết văn của Bác là: “Viết sâu, ngọt, viết có tình”.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)