6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
3.1. Hình thức thể loại
Trong nền văn học của mỗi dân tộc, sự có mặt của các thể ký văn học đã góp phần làm cho nền văn học phong phú, nhiều màu sắc và giàu tính chiến đấu. B.Pôlêvôi - một tác giả viết ký quen thuộc xem bút ký là một thể loại văn học chiến đấu có hiệu lực cao. Lỗ Tấn đặc biệt đề cao vai trò của tạp văn, một hình thức bút ký chính luận. Tác giả xem tạp văn là loại “ngôn chí hữu vật”. Những nhà văn Việt Nam cũng đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các thể ký. Tô Hoài cho rằng: “Từ chỗ bắt đầu chỉ nhƣ là những ghi chép có tính chất tài liệu, ký đã trở thành một vũ khí lợi hại của các nền văn học tiến bộ và cách mạng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù giai cấp và xây dựng xã hội”. Bùi Hiển xem ký là “vũ khí nhẹ, cơ động và hiệu lực, có thể xông xáo trên khắp mặt trận của chiến trƣờng”. Hoàng Trung Thông lại nhấn
93
mạnh tính chất cơ động và khả năng ứng chiến linh hoạt của thể loại ký: “Với sở trƣờng nhiều mặt của loại văn học này, các nhà văn có thể khi thì dựng lên những bức tranh rộng lớn về cuộc sống, miêu tả từng sự việc, khi thì chỉ đi sâu vào một địa phƣơng, một con ngƣời với chi tiết, có khi với cả số liệu cụ thể, khi thì chỉ nói lên những cảm nghĩ nhẹ nhàng của mình, khi thì lại là một sự tranh luận sôi nổi, không khoan nhƣợng. Thể loại văn học này với sự phóng khoáng rộng rãi và cơ động của nó có thể giúp cho nhà văn ngay trong một bài vừa phản ánh hiện tại, vừa đi ngƣợc dòng thời gian, vừa miêu tả, vừa suy nghĩ biện luận, vừa trữ tình, vừa châm biếm”.
Trong nền văn học của nhiều nƣớc, bút ký góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của văn học. Trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, các tác phẩm ký có một vị trí đặc biệt quan trọng. Chẳng hạn những tác phẩm ký có giá trị nhƣ Truyện và ký của Trần Đăng, Ở rừng của Nam Cao, Ký sự
Cao - Lạng của Nguyễn Huy Tƣởng,...
Trên thực tế ký không phải là một thể loại thuần nhất mà bao gồm nhiều hình thức ghi chép miêu tả và biểu hiện về cuộc sống trong văn xuôi từ ký sự, phóng sự, bút ký, hồi ký, du ký, bút ký chính luận,...Ký cũng có những liên hệ chặt chẽ với thể loại trữ tình. Dù có nhiều ý kiến khác nhau nhƣng chúng ta có thể xác định đặc điểm bao quát về thể ký nhƣ sau: Các thể ký văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh hoạt và bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của tác giả trong văn xuôi với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về những sự kiện và con người có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả.
Nhƣ vậy, ký văn học là từ trong nguồn của sự sống mà ra, các thể ký có những mối liên hệ chặt chẽ, sâu xa với hiện thực xã hội. Nguyên tắc tiếp cận và phản ánh hiện thực cuộc sống là cơ sở để tìm hiểu đặc điểm của tác phẩm ký. Chính vì nắm đƣợc những đặc điểm này của thể loại ký nên Nguyễn Ái
94
Quốc - Hồ Chí Minh đã viết lên những tác phẩm ký có giá trị to lớn về nghệ thuật cũng nhƣ về những vấn đề bức thiết của thời đại trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của mình.
Ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cùng với truyện là những tác phẩm
mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng. Ký của Ngƣời đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, những sự thật phơi bày trƣớc mắt nên lối kể rất chân thực, tạo không khí gần gũi. Tác phẩm của Ngƣời rất đa dạng, đa dạng nhƣ chính cuộc sống vậy. Toàn bộ tác phẩm của Ngƣời
trƣớc sau đều phục vụ cách mạng và chỉ một đề tài là đấu tranh cách mạng.
Phục vụ cho những yêu cầu cách mạng cụ thể, nhằm vào những mục tiêu và đối tƣợng khác nhau tất nhiên thơ văn của Ngƣời cũng phải hết sức phong phú và đa dạng từ nội dung đến hình thức, từ tƣ tƣởng đến phong cách nghệ thuật. Vì vậy, về giọng điệu, lúc thì châm biếm thâm thuý, sắc sảo, có lúc lại là giọng giễu nhại, trào lộng nhƣng có lúc giọng điệu lại rất trữ tình, hài hƣớc, dí dỏm, vui tƣơi.
Trong sáng tác của mình, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh vận dụng loại hình ký với một sự đa dạng và phong phú. Tất nhiên toàn bộ những tác phẩm ký đều ghi lại những sự thật trong đời sống nhƣng tuỳ từng hoàn cảnh
và mục đích khác nhau mà có lúc Ngƣời theo dạng hồi ký (Vừa đi đường vừa
kể chuyện), bút ký, phóng sự điều tra (Pari, Bản án chế độ thực dân Pháp),
hồi ký du lịch (Nhật ký chìm tàu),…Sự đa dạng về thể loại cũng là một trong những biểu hiện của sự đa dạng trong sáng tác văn học của Ngƣời.
Trong giáo trình Lý luận văn học do Giáo sƣ Hà Minh Đức chủ biên có viết: “Ký không phải là một thể loại đồng nhất mà bao gồm nhiều hình thức ghi chép, miêu tả và biểu hiện về cuộc sống trong văn xuôi từ ký sự, phóng sự, bút ký, hồi ký, du ký đến nhật ký, tuỳ bút, tiểu phẩm văn học, bút ký chính luận” [11,190]. Chính nhờ tính đa dạng và phong phú của thể loại cũng nhƣ
95
lợi thế của thể ký mà Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã vận dụng khá nhuần nhuyễn trong các tác phẩm ký của mình. Trong hoạt động cách mạng, tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân là một công việc quan trọng và thƣờng xuyên, cần phải làm sao cho dân hiểu rõ và làm đúng nên phải dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực, dễ hiểu. Ngƣời viết ký nhằm phục vụ sát sao nhiệm vụ đấu tranh cách mạng nên tác phẩm của Ngƣời cũng đòi hỏi nhiều đến vốn sống trực tiếp, sự hiểu biết và tài năng sáng tạo. Do vậy, ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, trữ tình và chính luận làm nổi bật lên những điển hình xã hội tiêu biểu, những con ngƣời và sự việc giàu ý nghĩa xã hội.