6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
1.2.3. Đánh giá chung về ký Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh
Trong văn xuôi của Hồ Chí Minh, tác phẩm ký chiếm một vị trí quan trọng. Ngƣời đã mƣợn hình thức ký để kể lại những sự việc đã xảy ra trong đời sống một dân tộc hoặc ghi lại những sự việc trên một hành trình công tác hoặc nói về cuộc đời hoạt động của bản thân. Những tác phẩm này đƣợc Ngƣời vận dụng theo thể nhật ký, bút ký, hồi ký, truyện ký.
Ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh rất đa dạng và phong phú. Tuỳ từng hoàn cảnh khác nhau mà Ngƣời viết tác phẩm khi là hồi ký, khi viết phóng sự, khi lại ghi chép và có khi là hồi ký xen nghị luận. Chính đặc điểm đa dạng ở thể ký mà Ngƣời đƣợc coi là một cây bút rất tài hoa và độc đáo.
Ký cơ bản là khác với truyện (truyện dài, truyện vừa,…)ở chỗ trong tác phẩm ký thì thƣờng không có một xung đột thống nhất, nội dung ký thƣờng thiên về miêu tả, trần thuật.Đề tài và chủ đề của ký thƣờng đề cập đến những vấn đề kinh tế, chính trị hay các vấn đề về môi trƣờng xã hội. Những sáng tác văn học thuộc thể ký là một bộ phận không thể tách rời của các nền văn học trên thế giới nói chung và văn học dân tộc nói riêng.
Ký Nguyễn Ái Quốc cũng theo những quy định sẵn có nhƣ vậy. Các tác phẩm ký của Ngƣời thiên về tính báo chí, tính chính luận, những vấn đề liên quan đến sự sống còn của đất nƣớc. Ký của Ngƣời đậm chất tƣ liệu, tái hiện chính xác thực tại với những sự kiện có thực cùng với sự lí giải và đánh giá của tác giả. Thƣờng thì hồi ký gồm hai dạng: dạng thiên về tái hiện sự kiện và dạng thiên về miêu tả nội tâm.
Nguyễn Ái Quốc viết ký trƣớc hết là hƣớng về độc giả Việt Nam. Những ngƣời Việt Nam sống trên đất Pháp và những ngƣời dân trong nƣớc. Ngoài ra Ngƣời cũng nhằm vào tầng lớp độc giả tiến bộ trong nhân dân Pháp, giai cấp công nhân Pháp, những trí thức giác ngộ Pháp, họ đều là những ngƣời bạn đồng minh của ta. Ký cũng nhằm đến các độc giả An-giê-ri, Tuy-
27
ni-di, Ma rôc,…đó là những nƣớc thuộc địa cùng chung số phận với Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc viết ký với bút pháp sở trƣờng là châm biếm, lối viết đó luôn sinh động và lôi cuốn ngƣời đọc. Viết để đấu tranh nên nghệ thuật châm biếm kết hợp với tính hài hƣớc sẵn có của Ngƣời đã dễ dàng thuyết phục, tạo đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời. Đặc biệt ký của Nguyễn Ái Quốc mang tính dân tộc sâu sắc, tính chiến đấu mạnh mẽ, đồng thời mang đậm tính cổ điển nhƣng cũng rất hiện đại. Đó chính là một phong cách rất riêng của một ngƣời nghệ sĩ, ngƣời chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Những năm 20 của thế kỷ XX, Ngƣời viết ký với mục đích đánh những đòn mạnh mẽ vào kẻ thù, vào bọn thực dân và tay sai bán nƣớc hại dân nên những tác phẩm ký của Ngƣời là những bản cáo trạng đanh thép, hùng hồn, giọng văn châm biếm, quyết liệt là âm hƣởng chủ đạo. Ngƣời dùng ngòi bút nhƣ một thứ vũ khí vô cùng lợi hại, nhƣ nhà thơ yêu nƣớc Nguyễn Đình Chiểu từng nói:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Hay nhƣ:
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi vần thơ bom đạn phá cƣờng quyền.
Đến khi về nƣớc, Ngƣời tiếp tục viết ký nhƣng bút pháp, phong cách có thay đổi. Tác phẩm ký của Ngƣời bớt đi tính uyên bác, thƣờng trình bày tƣ liệu dƣới hình thức truyện kể, thỉnh thoảng điểm xuyết mấy vần thơ lục bát, lẩy Kiều. Giờ đây, Ngƣời viết ký để ca ngợi nhân dân đánh giặc và xây dựng đất nƣớc nên giọng văn rất mực đôn hậu và vui tƣơi. Tuy nhiên, để hấp dẫn ngƣời đọc, Ngƣời cũng dùng những thủ pháp linh hoạt và biến hoá. Khi là lối viết thƣ, văn thông tin báo chí xen giọng trữ tình, đôi chỗ dùng cả thủ pháp
28
đồng hiện, khi lại mô phỏng theo lối chƣơng hồi, mỗi đoạn một khêu gợi đọc tiếp chƣơng sau.
Hơn 50 năm viết báo, viết văn gần nhƣ Ngƣời không bao giờ nghĩ đến cá nhân mình. Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, Ngƣời cũng luôn hƣớng về nhân dân, đất nƣớc. Bên cạnh hình ảnh một chiến sĩ cách mạng thì hình ảnh của một nhà văn, nhà thơ lớn luôn gợi sự cảm phục lẫn tự hào đối với tất cả chúng ta. Sự nghiệp văn học của Ngƣời nói chung và những tác phẩm ký nói riêng đã góp phần không nhỏ cho sự nghiệp đấu tranh và giải phóng đất nƣớc. Trong thời chiến cũng nhƣ thời bình, văn chƣơng của Ngƣời luôn là một di sản tinh thần quý báu của nhân loại. Đó cũng là niềm vinh hạnh của dân tộc ta nói riêng và của nhân loại nói chung.
29
Chƣơng 2
NỘI DUNG KÝ NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH