Hình tƣợng Hồ Chí Minh qua Những mẩu chuyện về đời hoạt động của

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 79 - 89)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.4.1.Hình tƣợng Hồ Chí Minh qua Những mẩu chuyện về đời hoạt động của

động của Hồ Chủ Tịch của Trần Dân Tiên

Trong tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,

Trần Dân Tiên không dùng hình thức tự truyện, mà thuật chuyện bằng lời một ngƣời khác. Ông đóng vai trò một nhà báo xin gặp Hồ Chí Minh để ghi lại tiểu sử của Chủ tịch nhƣng không đạt yêu cầu. Trần Dân Tiên phải đi tìm gặp gỡ những ngƣời đã từng quen biết với Hồ Chí Minh để hỏi chuyện, thu thập tài liệu rồi viết ra tác phẩm này. Trong tác phẩm có đoạn viết nhƣ sau:

“...Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhƣng mãi đến nay, chƣa có ngƣời nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: Chủ tịch Hồ chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình. Ngày 2-9-1945, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ Chủ tịch. Đó là một ngày lịch sử. Ngày hôm ấy, đứng trƣớc rất đông

quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ Chủ tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên ngôn

độc lập của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày thứ hai tôi viết thơ xin phép đƣợc gặp Hồ Chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy, tôi rất sung sƣớng tiếp đƣợc thƣ trả lời của Hồ chủ tịch viết nhƣ thế này:

Ngày mai 7 giờ 30 mời chú đến.

Ký tên: Hồ Chí Minh." Đáp ứng nhu cầu của đông đảo quần chúng với tấm lòng yêu mến và thành kính, quần chúng rất mong muốn đƣợc hiểu biết về cuộc đời vinh quang nhƣng cũng đầy gian truân, sóng gió của Ngƣời, một nhà báo tiến bộ phƣơng Tây đã nhận xét: “Không mấy ngƣời ở thế kỷ chúng ta lại có một cuộc đời đặc biệt nhƣ cụ Hồ Chí Minh”. Thân thế, cuộc đời và sự nghiệp cùng với

76

những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Ngƣời sẽ có tác dụng giáo dục, cổ vũ, động viên toàn dân trong trách nhiệm hiện tại, củng cố niềm tin vững chắc vào cuộc đấu tranh của dân tộc: “Thân thế của Hồ Chủ tịch gắn liền với

các hoạt động của các chiến sĩ cách mạng và của quần chúng. Địa bàn hoạt

động của Hồ Chủ tịch bao la, trong nƣớc có, ngoài nƣớc có. Thƣờng lại phải hoạt động bí mật khi ẩn, khi hiện rất khó theo dõi mà Hồ Chủ tịch thì ít nói về mình”. Và để đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào cùng bạn bè trên thế

giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm Những mẩu

chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Với cuốn sách nhỏ 150 trang thì

không thể nói hết về cuộc đời một con ngƣời thiên tài, vĩ đại từ những ngày đầu chỉ với hai bàn tay trắng mà Ngƣời đã lên tàu và bôn ba khắp năm châu chỉ với lòng yêu nƣớc và ý chí quyết tâm tìm ra con đƣờng cứu dân, cứu nƣớc thoát khỏi vòng nô lệ, đem lại tự do, độc lập cho nhân dân. Những trang viết của tác giả Trần Dân Tiên chân thật và gây xúc động cho ngƣời đọc. Từ những ngày đầu ông Nguyễn bắt đầu cuộc hành trình trên đất nƣớc xa lạ, đến khi ông đƣa ra những yêu cầu của Việt Nam trƣớc Hội nghị Vécxay. Những

bài báo đăng trên báo Người cùng khổ, đến khi ông Nguyễn ở Mạc Tƣ Khoa,

ông đến Trung Quốc, sang Thái Lan rồi lại về Trung Quốc. Một chặng đƣờng dài khi ông triệu tập các tổ chức cộng sản trong nƣớc thống nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam. Giai đoạn bị tù đày ở Anh, sau đó ông Nguyễn trở về nƣớc lãnh đạo phong trào Việt Minh và tiếp tục bị tù đày. Tiếp tục những ngày ông Nguyễn lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa, Cách Mạng tháng Tám thành công, Ngƣời lại tiếp tục lái con thuyền cách mạng vƣợt qua sóng gió, qua muôn ngàn khó khăn của những ngày đầu cách mạng. Ngƣời lại tiếp tục con đƣờng gian khổ nhƣng vinh quang của mình khi ra lời kêu gọi toàn dân kháng chiến…Những sự kiện liên quan đến cuộc đời hoạt động của ông Ngƣời đƣợc viết trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch nhƣ một

77

cuốn tiểu sử.Đó là những câu chuyện tiêu biểu, sinh động và có giá trị vững chắc về mọi mặt chính trị, xã hội và sử học.

Tác phẩm đã ghi lại chân thực bằng những mẩu chuyện, những sự kiện đƣợc chắt lọc về cuộc đời phong phú và đầy tự hào về một con ngƣời vĩ đại và tác phẩm đã gây đƣợc tiếng vang lớn cùng với niềm xúc động, niềm yêu mến dạt dào của toàn dân đối với Vị Cha già kính yêu của dân tộc. Tác phẩm đã giúp ngƣời đọc thấy đƣợc hình ảnh Chủ Tịch Hồ Chí Minh, một ngƣời hi sinh trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bắt đầu từ những hình ảnh những ngày đầu ông Nguyễn bằng hai bàn tay trắng lên tàu làm phụ bếp. Cũng bắt đầu từ đây là một cuộc hành trình dài bôn ba khắp năm châu của Ngƣời. Những vất vả của những tháng ngày kiếm sống trên con tàu lớn giữa đại dƣơng bao la. Hình ảnh ngƣời thanh niên gầy gò, ốm yếu nhƣng đôi mắt sáng, vầng trán rộng nhƣng không hề chùn bƣớc trƣớc khó khăn. Còn nhớ khi Ngƣời rủ ngƣời bạn là anh Lê cùng ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, khi anh Lê còn băn khoăn nói là không có tiền thì Ngƣời đã xoè hai bàn tay và bảo: “Đây, tiền đây!”. Mặc dù ngƣời bạn ấy đến phút chót đã ở lại và chỉ còn một mình Bác ra đi nhƣng Bác đã mạnh mẽ, dứt khoát bƣớc chân lên tàu, sóng gió đại dƣơng và bao gian khổ, hiểm nguy đã không ngăn cản đƣợc con ngƣời có ý chí sắt đá ở Bác. Trên tàu Ngƣời làm phụ bếp, ngƣời lúc nào cũng ƣớt đẫm mồ hôi, áo quần bẩn vì bụi than. Ngƣời làm đủ việc từ rửa bát, rửa chảo, lau nhà, đốt lò, phụ bếp, lấy rau, thịt cá, nƣớc đá,…công việc khá nặng nhọc. Lúc nào ngƣời ta cũng kêu tên “Ba, đem nƣớc đây. Ba dọn chảo đi”. Bác phải chạy đi chạy lại nhƣ con thoi nhƣng Bác không kêu khổ, kêu cực, Bác vẫn hăng say, chăm chỉ làm việc và làm đến nơi đến chốn. Sau những ngày lênh đênh trên biển, Ngƣời đặt chân lên đất Pháp và Ngƣời bất ngờ khi thấy nơi đây cũng có những con ngƣời nghèo khổ, đói rách: “Ô! ở Pháp cũng có ngƣời nghèo nhƣ bên ta”. Khi làm việc ở tiệm ăn Các-lơ-tông anh Ba thấy những

78

thức ăn ngon thừa thãi anh đã nghĩ ngay đến ngƣời nghèo, anh nói với vua bếp Ét-cốp-phi-e: “Không nên vứt đi. Ông có thể cho những ngƣời nghèo những thứ ấy”. Làm việc vất vả nhƣ vậy nhƣng khi tối đến mọi ngƣời nghỉ ngơi thì anh Ba vẫn tiếp tục viết đến mƣời một giờ hoặc nửa đêm. Ông Nguyễn là vậy đấy, tình thƣơng ngƣời cùng khổ đã ngấm vào máu thịt của ông, tất cả đã bắt nguồn từ truyền thống, từ tấm lòng nhân ái bao la của ngƣời con xứ Nghệ. Ngƣời gần gũi, cảm thông, chia sẻ với những ngƣời nghèo dù khác màu da.Đồng thời lại là ngƣời có ý chí và sự học hỏi miệt mài, can đảm và nhẫn nại.

Thời gian ông Nguyễn sống trên đất Pháp đƣợc nhắc đến trong tác phẩm là thời gian ông tham gia nhiều hoạt động chính trị. Mảnh đất này có sự văn minh, hiện đại, có dân chủ, tiến bộ, có những ngƣời lao động giàu tình thƣơng nhƣng đây cũng là nơi ngự trị của chế độ thống trị tƣ bản, là một đế quốc bành trƣớng lâu đời. Ông Nguyễn đã hiểu đƣợc lợi thế khi hoạt động chính trị tại đây mặc dù sẽ rất nguy hiểm. Thời gian ông Nguyễn ở Pháp cũng là thời gian có nhiều hoạt động chính trị đặc biệt diễn ra. Cuộc cách mạng tháng Mƣời Nga thắng lợi đã có ảnh hƣởng lớn đến nhiều nƣớc châu Âu và trên thế giới, nó thức tỉnh, động viên các phong trào cách mạng vô sản ở nhiều nƣớc. Rồi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nƣớc đế quốc xâu xé lẫn nhau khiến chủ nghĩa đế quốc càng điên cuồng đàn áp chính trị ở chính quốc và các nƣớc thuộc địa. Là một ngƣời thông minh và nhạy cảm, ông Nguyễn đã tìm và nghĩ ra đƣợc con đƣờng đi cho mình. Ông đã thay mặt những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc ở Pháp đƣa ra trƣớc Hội nghị Vecxay bản yêu sách, đòi cho nƣớc Việt Nam đƣợc tự trị, đƣợc tự do về chính trị, bãi bỏ

các thứ thuế má vô lý.Ông cũng đã chủ trƣơng xuất bản báo Người cùng khổ

(Le Paria) và ông là chủ bút kiêm chủ nhiệm. Tờ báo ra đời đã tạo đƣợc tiếng vang lớn và có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ với các phong trào yêu nƣớc.

79

Tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch hiện

lên một Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu nƣớc thiết tha, với ý chí quyết tâm sắt

đá chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hình ảnh Ngƣời khi đọc Bản

luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã gây xúc động cho tất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cả mọi ngƣời: “Nƣớc mắt Bác Hồ rơi trên trang sách Lê nin”. Điều này đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng điều mà Ngƣời luôn nung nấu và trăn trở đó là làm sao để tìm ra con đƣờng cứu nƣớc cứu dân, để dân ta thoát khỏi vòng nô lệ, bần hàn.

Bên cạnh hình ảnh một ngƣời chiến sĩ cộng sản ở ông Nguyễn, tác phẩm còn cho chúng ta thấy hình ảnh một con ngƣời không ngại khó, ngại

khổ, chấp nhận cực khổ về mình mà hi sinh cho ngƣời khác. Đó là hình ảnh

ông Nguyễn ăn uống, sinh hoạt, ngủ, nghỉ vô cùng thiếu thốn, cực khổ tƣởng chừng không thể vƣợt qua khi một mình nơi xứ lạ. Nhƣng sự thực lại hoàn toàn khác, dù khó khăn đến mấy ông Nguyễn cũng vƣợt qua:

“Kiên trì và nhẫn nại Không chịu lùi một phân

Vật chất tuy đau khổ Không nao núng tinh thần”

Đó là hình ảnh: “Mỗi buổi mai ông Nguyễn nấu cơm trong một cái sanh nhỏ bằng sắt tây đặt trên ngọn đèn dầu. Với một con cá mắm hoặc một tí

thịt. Ông ăn một nửa và để dành một nửa đến chiều. Có khi một miếng bánh

mì với một miếng pho mát là đủ ăn cả ngày. Ông trọ ở một phòng nhỏ trong

một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Phòng chỉ vừa kê một cái giƣờng sắt chật, một cái bàn nhỏ và một cái ghế. Chỉ thế thôi không có gì khác.

Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trƣớc khi đi làm, ông để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn. Chiều đến, ông lấy viên gạch ra, bọc nó trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét” [50,46]. Sự chịu khổ, chịu cực

80

của Ngƣời đã khiến Chế Lan Viên viết lên câu thơ vô cùng gần gũi và xúc động:

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba-lê

Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa đông băng giá Và sƣơng mù thành Luân Đôn ngƣời có nhớ

Giọt mồ hôi Ngƣời nhỏ giữa đêm khuya

(Người đi tìm hình của nước)

Ngoài sự chịu đựng tuyệt vời đó chúng ta còn thấy ở Ngƣời là sự ham học hỏi, khi sang đất Pháp, anh Ba thấy cái gì cũng lạ, cái gì cũng làm anh Ba chú ý vì đối với anh cái gì cũng mới cả. Anh luôn nói: “Lần đầu tiên, tôi mới thấy cái này…”. Ông Nguyễn rất siêng năng học hỏi, là một ngƣời yêu nƣớc, quyết tâm hi sinh tất cả vì Tổ quốc, ông Nguyễn đã quyết tâm học từ cái nhỏ nhất trở đi. Khi viết bài để đăng báo, không đủ tiếng Pháp để viết, ông Nguyễn rất khó chịu và ông quyết tâm học dù rất khó khăn, lúc đầu ông viết bài đăng báo chỉ vài dòng nhƣng nhờ sự giúp đỡ ông đã sửa dần và sau đó đã viết đƣợc cả cột báo có khi còn dài hơn. Đi đến đâu ông Nguyễn cũng học hỏi, ông đi thăm nhiều nơi ở Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Đức, Toà thánh Va-ti-căng. Ông khuyên: “Trong những ngày nghỉ không nên tiêu phí tiền bạc, mất thì giờ ở những bãi bể để nhìn những ngƣời đàn bà đi tắm, mà nên đi du lịch, học hỏi đƣợc nhiều”. Ông đi xem là để học, mục đích chính của ông là muốn biết những nƣớc ấy tổ chức và cai trị thế nào. Sau đó, ông bắt đầu tổ chức, đúng hơn là bắt đầu học tổ chức. Ông rất thích đọc sách về văn học, ông thích đọc Sếch-pia, Đích-ken bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa và Huy-go, Dôla bằng tiếng Pháp…Rồi sau đó ông Nguyễn đã viết truyện ngắn đầu tiên đƣợc đăng trên báo Nhân đạo, miêu tả về đời sống thợ thuyền ở Pa-ri và cũng chính là đời sống của chính ông lúc bấy giờ. Sau này chính nhờ sự học hỏi không ngại khó đó mà ông Nguyễn đã cho ra đời Bản án chế độ thực dân

81

Pháp ngay trên đất Pháp và đã tạo đƣợc tiếng vang lớn, cũng từ đó mọi ngƣời

biết về ông nhiều hơn và với lòng khâm phục thƣơng yêu sâu sắc hơn vì lần đầu tiên trong lịch sử, có một ngƣời Việt Nam tuyên bố trƣớc toàn thế giới chủ trƣơng giành độc lập cho dân tộc mình, lần đầu tiên trong lịch sử, có một ngƣời Việt Nam dám vạch trần những tội ác của bọn thực dân Pháp ngay ở Pa-ri và cũng chính vì vậy mà ông Nguyễn bị bọn thực dân thù ghét, chúng rình mò, nói xấu ông, dọa dẫm, mua chuộc, thu cả giấy căn cƣớc của ông nhƣng dƣờng nhƣ đi đến đâu ông Nguyễn cũng gặp đƣợc ngƣời tốt, ông quen biết nhiều, quen biết hầu hết các nghị viên và luật sƣ Đảng Xã hội và họ sẵn sàng bênh vực ông và cũng đơn giản một điều ông không làm gì phạm pháp

cả.Ông chỉ bênh vực và chiến đấu cho lẽ phải, cho công bằng, ông bảo vệ Tổ

quốc, ông tố cáo tội ác của thực dân, điều đó không có gì là sai trái.

Sau khi ở Pháp một thời gian, ông Nguyễn tiếp tục lên đƣờng đi Nga, khi đó đất nƣớc Nga đang rất đau buồn trƣớc sự qua đời của Lê nin - vị lãnh

tụ vĩ đại của giai cấp vô sản. Đƣợc tin này ông Nguyễn buồn vô hạn và trong

khoảng thời gian ở đây ông lại tiếp tục con đƣờng của mình. Ông nghiên cứu

kỹ về nƣớc Nga, mặc dù lúc này họ còn nghèo nhƣng ông Nguyễn đã nhận ra một điều là chế độ xã hội ở Nga. Mọi ngƣời đều ra sức học tập, nghiên cứu để tiến bộ. Chính phủ khuyến khích giúp đỡ nhân dân Nga học tập, ở đâu cũng có trƣờng học, ở các nhà máy, xí nghiệp cũng có lớp học cho con em thợ thuyền, họ có thể học nghề để trở thành thợ hay kĩ sƣ. Chính phủ tạo mọi điều kiện cho nhân dân có cuộc sống ổn định, ngoài ra vấn đề sức khoẻ của nhân dân cũng đƣợc chú ý, coi trọng. Nhi đồng ở Nga cũng đƣợc tạo điều kiện chăm sóc chu đáo từ sữa, áo quần, đồ chơi đến sức khoẻ, học hành. Họ tôn

trọng quyền trẻ em và không bao giờ la mắng, đánh đập trẻ. Tận mắt chứng

kiến những điều này ông Nguyễn đã nghĩ ngay đến trẻ em nƣớc mình, chắc hẳn rằng lúc đó ông trăn trở nhiều lắm vì khi so sánh nền giáo dục của hai

82 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nƣớc và nhất là khi đất nƣớc bị ngoại xâm thì ông thấy trẻ em ở nƣớc mình chịu nhiều thiệt thòi mất mát quá. Chắc hẳn ông luôn ao ƣớc trẻ em nƣớc mình đƣợc quan tâm, đƣợc tự do và có những quyền lợi nhƣ vậy bởi ông rất quan tâm đến thế hệ trẻ, là mầm non tƣơng lai của đất nƣớc.Bác từng nói:

Trẻ em nhƣ búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.

Tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch là dòng kể liên tục, xuyên suốt quá trình hoạt động của Bác bằng những mẩu chuyện trong những thời gian khác nhau. Sau khi rời nƣớc Nga, ông Nguyễn tìm đƣờng qua Trung Quốc mặc dù ông biết nhƣ vậy rất nguy hiểm. Nhƣng

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 79 - 89)