Phác thảo chân dung tinh thần ngƣời chiến sĩ cách mạng

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 73 - 79)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.4. Phác thảo chân dung tinh thần ngƣời chiến sĩ cách mạng

Khi nhắc đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh mỗi chúng ta đều nhận thấy rằng bao trùm lên tất cả các tác phẩm của Ngƣời là tấm lòng yêu thƣơng bao la đối với nhân loại cần lao, đối với cuộc sống nơi trần thế còn nhiều đau

khổ này.Đó là tấm lòng nhân đạo đến độ quên mình: một mặt ít quan tâm đến

những nỗi khổ rất lớn của mình, mặt khác hết sức nhạy cảm và sẵn lòng chia sẻ mọi vui buồn sƣớng khổ, dù rất nhỏ nhặt của những ngƣời xung quanh. Có thể nói tất cả những gì liên quan đến con ngƣời, đến sự sống và lợi ích của con ngƣời đều không lọt qua con mắt chan chứa nhân tình của Bác. Đây không chỉ là sự thông cảm có tính chất riêng tƣ của quan hệ cá nhân, mà bên

70

trong biểu thị nhất quán tình cảm giai cấp của những ngƣời gần gũi về cảnh ngộ và mục tiêu đấu tranh.

Rõ ràng, cái tôi chan hoà tình hữu ái giai cấp này đã thể hiện sự kết hợp sâu sắc tinh thần yêu nƣớc và lí tƣởng đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, đó chính là bức chân dung của bậc đại nhân, đại trí, đại dũng Hồ Chí Minh.

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh hiện lên là một ngƣời chiến sĩ cách mạng, một ngƣời trung thành với lý tƣởng của Đảng, một chiến sĩ gan dạ, kiên cƣờng, suốt đời sống và chiến đấu cho sự nghiệp cứu dân cứu nƣớc. Trong suốt chặng đƣờng dài hoạt động cách mạng của mình, Ngƣời luôn gắn liền với Đảng và dân tộc, sự nghiệp của Ngƣời là sự nghiệp cách mạng Việt Nam của toàn Đảng, toàn dân. Suốt đời Ngƣời chỉ đi một con đƣờng và nhằm một mục tiêu nhƣng trong quá trình hoạt động cách mạng Ngƣời chỉ đạo chiến lƣợc và sách lƣợc rất năng động, linh hoạt, không bao giờ bị ràng buộc bởi những nguyên tắc máy móc, những điều xơ cứng. Vì vậy, các tác phẩm ký của Ngƣời đã thể hiện đƣợc chân dung tinh thần ngƣời chiến sĩ cách mạng một cách xuất sắc nhất.

Trong những ngày đầu đặt chân lên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc gặp không ít khó khăn. Ngƣời tự lo cho miếng cơm manh áo, tự học hỏi, tự thân vận động ở một đất nƣớc hoàn toàn xa lạ. Nhƣng dù khó khăn, khổ cực mấy đi chăng nữa thì vẫn không gì làm lay chuyển đƣợc ý chí, lòng quyết tâm luôn

nung nấu trong tâm can Ngƣời. Trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động

của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên kể lại rằng, lúc bấy giờ ông Nguyễn

là một ngƣời yêu nƣớc quyết tâm hi sinh tất cả vì Tổ quốc, nhƣng ông Nguyễn lúc đó “rất ít hiểu về chính trị, không biết thế nào là công hội, thế nào là bãi công và thế nào là chính đảng”. Ngƣời đã tự bỏ tiền ra in Bản yêu sách

71

cho tất cả những Việt kiều và những ngƣời Việt đi lính Pháp, Ngƣời gửi cả những truyền đơn về Đông Dƣơng. Những hoạt động đó của Ngƣời có tác dụng nhất định nhƣng lại không cơ bản và lâu dài vì cuộc kháng chiến của ta “mƣời năm, hai mƣơi năm hoặc lâu hơn nữa…”. Chính vì hiểu đƣợc điều nay mà Ngƣời bắt đầu nghĩ đến hoạt động báo chí, nhƣng hoạt động thế nào khi: “Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết báo Pháp”. Chính vì vậy mà “nhƣợc điểm về tri thức làm ông Nguyễn rất khó chịu”. Ông Nguyễn làm báo với động cơ đầu tiên là tuyên truyền cách mạng, tố cáo tội ác của thực dân. Vậy không lẽ vì hạn chế của ngôn ngữ, của chữ viết mà đành chịu sao? Tất nhiên điều đó không thể xảy ra với Nguyễn Ái Quốc - một ngƣời có một ý chí sắt đá và một quyết tâm cao độ. Và hình ảnh ngƣời chiến sĩ cộng sản vƣợt khó khăn bằng cách vừa học vừa làm, tự học, học những nhà báo Pháp có kinh nghiệm đã khiến chúng ta khâm phục. Ngƣời kiên nhẫn bắt đầu bắt tay vào việc học làm báo. Ngƣời thƣờng lui tới toà báo Dân chúng làm quen với

những ngƣời Pháp trong đó có chủ bút tờ Đời sống thợ thuyền và ngƣời này

đã tạo điều kiện cho ông Nguyễn viết tin tức cho tờ báo của ông, ông Nguyễn đã nói thật rằng mình kém tiếng Pháp, nhƣng ngƣời chủ bút đã khuyến khích, động viên và giúp đỡ ông Nguyễn. Ban đầu ông Nguyễn viết rất khó khăn, thiếu văn Pháp, ông bắt đầu từ những động tác nhỏ nhƣ viết hai bản, gửi cho toà báo một bản, giữ lại một bản, sau khi bài đƣợc đăng Ngƣời đem so sánh với bản gốc và sửa những chỗ viết sai. Những bài báo đầu tiên Ngƣời viết ngắn, chỉ năm, sáu dòng. Khi thấy viết đã bớt sai và đƣợc sự đồng ý của chủ bút Ngƣời đã viết dài hơn, độ bảy, tám dòng. Dần dần Ngƣời viết cả một cột báo, có khi dài hơn. Cứ nhƣ vậy Ngƣời đã viết bảo đảm cả về nội dung và chất lƣợng. Bằng chính nỗ lực, sự cố gắng của bản thân trên cơ sở xác định rõ mục đích và cách viết, sau một thời gian ngắn Ngƣời đã vào làng báo. Từ

72

tháng 8-1919, Ngƣời đã có bài đăng trên báo Nhân đạo và báo Dân chúng,

Đời sống công nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nƣớc ta đƣợc hoàn toàn độc lập, dân ta đƣợc hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đƣợc học hành”. Nguyện vọng và tƣ tƣởng cao đẹp đó quán xuyến trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Ngƣời. Cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm của Ngƣời đều không vƣợt ra ngoài tinh thần: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Phạm Văn Đồng từng nói: “Hồ Chủ tịch chính là hiện thân của độc lập, tự do, hạnh phúc”. Trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên cũng viết về những lời nói chân thành, tha thiết của Bác trên con đƣờng hoạt động cách mạng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Hình ảnh ngƣời thanh niên cộng sản hiện lên qua những lời nhận xét của mọi ngƣời và qua những câu nói của Bác đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp từ bản chất tới phong cách, từ tinh thần chiến sĩ đến tâm hồn nghệ sĩ. Bác có tinh thần thép, tƣ thế kiên cƣờng, bất khuất, khi gian khổ, khi thể xác tiều tụy nhƣng tinh thần vẫn ung dung, thanh thoát nhƣ không.

Cố thủ tƣớng Phạm Văn Đồng từng nói: Bác là ngƣời rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm mà đi làm cách mạng. Trong sự nghiệp lớn lao của Hồ Chí Minh, văn thơ là một bộ phận gắn liền với các hoạt động cách mạng phong phú của Ngƣời. Nửa thế kỉ qua, biết bao nhiệm vụ trọng đại thu hút tâm trí Ngƣời. Khi thì Ngƣời tham gia chiến đấu qua dƣ luận báo chí để vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân, khi thì Ngƣời trực tiếp tổ chức phong trào và đoàn thể cách mạng ở trong và ngoài nƣớc, hoặc đảm nhiệm lịch sử trọng đại của vị đứng đầu Nhà nƣớc trƣớc những thử thách lớn lao của hai cuộc trƣờng kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ thắng lợi.

73

Ngƣời có một ham muốn là làm sao cho dân tộc độc lập và nhân dân đƣợc hạnh phúc. Ngƣời xem mình đến với văn thơ nhƣ một ngƣời chiến sĩ, một nhà hoạt động cách mạng tham gia sáng tạo nghệ thuật trong những hoàn cảnh đặc biệt rất hạn chế về điều kiện và thời gian.

Trong những năm tháng phải xa đất nƣớc, Ngƣời lúc nào cũng suy nghĩ và hƣớng lòng mình về Tổ quốc thân yêu: “Có thể nói là ông Nguyễn suốt ngày nghĩ tới Tổ quốc và suốt đêm mơ về Tổ quốc mình” [50,60]. Với một ngƣời chiến sĩ cách mạng của giai cấp vô sản, tự do là ý chí đấu tranh và chính từ lòng yêu nƣớc và sự quyết tâm tìm đƣờng cứu nƣớc, cứu dân thoát khỏi vòng nô lệ mà dù trong hoàn cảnh khó khăn, tù đày gian khổ, hiểm nguy luôn rình rập mà ngƣời chiến sĩ cách mạng vẫn giữ vững ý chí quyết tâm đấu tranh cho tự do của dân tộc vì theo Ngƣời mất tự do là mất tất cả. Hình ảnh ngƣời cộng sản kiên cƣờng vƣợt qua những thử thách gian truân của cảnh tù đày, ngƣời chiến sĩ cách mạng hoạt động bền bỉ và sáng suốt trong vòng vây của chủ nghĩa thực dân, nhà lãnh đạo thiên tài đã đƣa con thuyền cách mạng vƣợt qua trăm ngàn khó khăn, nguy hiểm, một nhà tƣ tƣởng lớn với tầm nhìn xa trông rộng trƣớc những vấn đề của thời đại, là ngƣời Cha, ngƣời Bác nhân hậu, lạc quan, đằm thắm tình ngƣời,…tất cả đều kết tụ lên một hình ảnh rực rỡ về Bác Hồ kính yêu, một ngƣời chiến sĩ cộng sản vĩ đại của thời đại cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc.

Hình ảnh ngƣời chiến sĩ cộng sản đầy bản lĩnh trƣớc khó khăn: “Bác nói đến cuộc đời trong tù mà bao nhiêu tâm can Bác đều vì dân tộc, vì nhân dân mình, vì vận mệnh con ngƣời trên trái đất”.

Con ngƣời cộng sản trong các tác phẩm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là con ngƣời đấu tranh không ngừng nghỉ, không ngại khó, ngại khổ mà luôn nhìn thẳng về phía trƣớc, quyết tâm đi tới thắng lợi cuối cùng. Ngƣời chiến sĩ ấy không chủ quan, khinh suất, không xem nhẹ một công việc gì, “Hồ

74

Chủ tịch thƣờng nói: không có cái gì dễ mà cũng không có cái gì khó. Nghĩa là có dễ đi nữa thì cũng phải phấn đấu thì mới thành công, còn khó đến mấy mà quyết tâm phấn đấu, phấn đấu có phƣơng pháp, có kế hoạch thì cũng thắng lợi”.

Ở Ngƣời luôn có tinh thần lạc quan, cao đẹp, thanh khiết, phong thái ung dung, cốt cách của một tâm hồn lớn. Trƣờng Chinh nhận xét: “Ý chí chiến đấu kiên cƣờng bất khuất và tinh thần lạc quan cách mạng là phẩm chất cao quý thấu suốt đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”.

Ngƣời sống cuộc sống gần gũi với quần chúng lao động và rất giản dị. Bữa ăn của Ngƣời thƣờng chỉ có vài ba món với những món ăn dân tộc nhƣ cà pháo, cá kho. Ngƣời thƣờng mặc áo nâu giản dị hay bộ kaki bạc màu, mang đôi dép cao su mòn đế,…Nét giản dị ấy hoà hợp với cuộc đời rất phong phú của Ngƣời, đó chính là sự gắn bó hoà hợp giữa sinh hoạt vật chất và đời sống tinh thần của ngƣời cách mạng. Hình ảnh ngƣời chiến sĩ cộng sản thể hiện trong ký tuy mới chỉ phần nào thể hiện đƣợc hình ảnh Hồ Chí Minh nhƣng đã có sức hấp dẫn lớn lao, đây chính là tấm gƣơng ngƣời cộng sản kiên cƣờng “giàu sang không quyến rũ, nghèo khổ không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục” và luôn đặt quyền lợi của Đảng, của dân tộc lên trƣớc hết, lên trên hết.

Nét nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là vẻ đẹp của một tâm hồn mang chất “thép” và giàu tình ngƣời. Tác phẩm của Ngƣời thể hiện cả một thế giới chiều rộng và chiều sâu, bao quát một phạm vi rộng lớn với sự phát hiện chân lý lớn lao của thời đại. Nổi bật lên giữa thế giới văn chƣơng ấy là con ngƣời Hồ Chí Minh - một hình tƣợng tuyệt đẹp, kết tinh tinh hoa dân tộc và khí phách của thời đại. Nếu muốn nói đến một con ngƣời toàn diện, trọn vẹn, muốn nói đến một cái gì nhƣ gốc rễ, nhƣ là nguồn

75

nuôi dƣỡng, nhƣ là một sự kết tinh cao độ những phẩm chất đó thì phải nói đến Hồ Chí Minh kính yêu.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)