Bút pháp trữ tình

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 105 - 110)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.2.3. Bút pháp trữ tình

Trữ tình (tiếng Pháp: Lyrique): “Là phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ

trực tiếp ý thức của con ngƣời, nghĩa là con ngƣời tự cảm thấy mình qua những ấn tƣợng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh” [16,316].

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một trong những ngƣời có một phong cách văn chƣơng rất đa dạng và phong phú. Ngƣời có thể viết về nhiều đề tài khác nhau trong đời sống, viết với nhiều bút pháp và giọng điệu với ngôn ngữ điêu luyện, sắc sảo. Bên cạnh bút pháp trào lộng đặc sắc thì văn của Ngƣời rất đậm chất trữ tình, đó là những lời thắm thiết trữ tình xúc động và đạt giá trị sâu sắc. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong Pari, Bản án chế độ thực dân Pháp, Vừa đi đường vừa kể chuyện, Những mẩu chuyện về đời hoạt động

của Hồ Chủ tịch,...

Pari tác giả dùng lối viết thƣ với tựa Bức thư gửi cô em họđã góp

phần khẳng định tính xác thực cho câu chuyện nhƣng đồng thời lại làm thay đổi nhịp điệu câu chuyện làm cho ngƣời đọc thấy rằng câu chuyện không bị đơn điệu, khô khan mà rất sinh động, hấp dẫn. Nhờ lối viết thƣ mà tác giả có thể dùng giọng trữ tình thân mật khi tâm sự với cô em họ. Lối viết thƣ cho phép thay đổi các tình huống rất linh hoạt, cho phép di chuyển không gian, thời gian một cách thoải mái. Với cách viết này có thể liên tƣởng chuyện này,

102

nơi này sang chuyện kia, nơi kia, có thể đả kích đối tƣợng này sang đối tƣợng khác. Cùng với sự thay đổi tình huống, hình thức viết thƣ khiến tác phẩm trở nên đa giọng điệu, vì thế lôi cuốn ngƣời đọc. Cách viết này có sự kết hợp linh hoạt, tài tình giọng tƣờng thuật với giọng trữ tình nhƣ hồi tƣởng, giãi bày, hoặc giọng giễu cợt mát mẻ với giọng đả kích sắc nhọn. Ngƣời đã đƣa ra những câu hỏi nghi vấn, những cách gọi thân mật, gần gũi, tâm sự với cô em họ nhƣ: “Cô em họ thân mến của tôi ạ”, “Cô em họ nhỏ của tôi ơi, cô đã đoán gần đúng thế đấy”, “Vậy tôi nói với cô rằng”, “Có phải thế không nào, cô em họ thân mến”v.v...Các câu văn nhƣ vậy sẽ làm cho tác phẩm thêm chất trữ tình và chất thơ. Tác giả đã nhập vai ngƣời kể chuyện từ đầu đến cuối và gắn bó với nhân vật của mình. Lúc thì nhân vật “tôi” chia sẻ niềm vui cùng với những con ngƣời cùng cảnh ngộ: “Cố ơi, cố có vui lòng cho phép đƣợc mời cùng một bữa lót dạ chủ nhật tới đƣợc không?”. Cụ đáp: “Ông tử tế quá, thƣa ông, thế cho nên tôi từ chối thì hoá ra phụ lòng tốt của ông, vậy tôi xin nhận” [13,210], lúc thì nhân vật “tôi” chia sẻ niềm đau xót, cảm thông cùng nhân vật: “Tôi đọc thấy trong đôi mắt cụ, bỗng dại đi, một nỗi niềm đau xót và căm hờn không sao tả xiết...Tôi nhỏ nhẹ bảo cụ: Thôi vừa rồi, cố ơi! Xin để hôm khác cố kể cho nghe. Cố xơi củ khoai rán cố nhé!” [13,212].

Cảm hứng trữ tình, nhƣ Pos pê-lôp nói: “Chủ yếu là những suy tƣ và

miêu tả có màu sắc xúc cảm. Màu sắc cảm xúc trong tác phẩm của Bác là một tiêu chí thẩm mỹ rõ rệt, gây ấn tƣợng lâu bền, phong phú, linh hoạt, lôi cuốn. Tất cả đều xuất phát từ tinh thần nhân đạo lấy dân làm gốctinh thần cách

mạng đổi mới không ngừng. Màu sắc cảm xúc là cái gốc của giọng điệu trữ

tình và giọng điệu trữ tình luôn luôn biểu hiện phong phú của màu sắc cảm xúc. Giọng điệu trữ tình trong tác phẩm của Bác là tình cảm chân thành tha thiết của một tấm lòng nhân ái bao la. Đó là hình ảnh hôm Ngƣời nắm đƣợc bản Luận cƣơng của Lê nin, Ngƣời đã xúc động mãnh liệt “vui mừng đến

103

phát khóc”: “Nƣớc mắt Bác Hồ rơi trên trang sách Lê-nin”, cho đến những ngày Ngƣời ở trên đất Pháp, gian khổ trăm bề, vừa tự làm việc để kiếm sống, vừa tự học tiếng Pháp, học viết văn Pháp, tự viết báo và hoạt động cách mạng. Chúng ta có thể hình dung hình ảnh Ngƣời ngày đêm mơ cách mạng, ƣớc mong chờ đợi cách mạng, tƣởng tƣợng không ngừng về cách mạng. Tất cả những điều đó đều xuất phát từ tài năng, ý chí, tấm lòng của một ngƣời yêu nƣớc, đều xuất phát từ nghệ thuật đánh vào lòng ngƣời, tùy đối tƣợng, tùy vấn đề mà tác giả ứng xử hợp lý, hợp tình để thu hút nhân tâm. Vì vậy, giọng Ngƣời lúc tình cảm, thiết tha, lúc thân thiện, cƣơng quyết, lúc thuyết phục, ân cần, lúc phê phán, đả kích sâu cay. Sắc thái dí dỏm vui vẻ cũng có nhiều sắc điệu: dí dỏm trào phúng, dí dỏm triết lý lúc lại phảng phất nụ cƣời nhẹ nhàng dân gian, lúc lại kín đáo, thâm thúy.

Giọng điệu trữ tình còn biểu hiện ở ngữ điệu - lời văn. Đó là lời văn bình dị, súc tích, ngữ điệu phong phú toát lên một thái độ tha thiết, dân chủ, bình đẳng. Ngữ điệu - lời văn hàm chứa nội dung phong phú các vấn đề của đời sống hiện thực, của yêu cầu cách mạng và thể hiện tính trí tuệ sắc sảo, là tiếng vọng ân cần, là lòng nhân ái bao dung.

T Lan nói về Bác trong Vừa đi đường vừa kể chuyện nhƣ sau: “Ngày

Bác đến Mátxcơva lần đầu tiên, điều kiện đời sống ở Liên Xô cũng đang rất khó khăn...nhƣng ngƣời Liên Xô thì tự hào mình đã thắng lợi trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa...ngƣời Liên Xô thì hăng say lao động và trong thấy trƣớc mắt một tƣơng lai hạnh phúc rực rỡ. Bác nói: Từ bé đến lớn chƣa bao giờ thấy trong mình tự do, khoan khoái và sung sƣớng nhƣ lúc bấy giờ. Tuy vậy, chỉ mong Đại hội Quốc tế sớm họp, để sau Đại hội thì đƣợc đi hoạt động” [21,27].

Ngữ điệu - lời văn thể hiện thái độ cƣơng quyết, rạch ròi không đao to

104

thù ở mức độ khác nhau nhƣng bao giờ Bác cũng đúng mức độ, có văn hóa cao dù có căm giận sục sôi.

Giọng văn của Bác truyền cảm với cách sử dụng các kiểu câu giàu sắc

thái biểu cảm khiến ngƣời nghe phải suy nghĩ bởi nghệ thuật đánh vào lòng

người, cách sử dụng các kiểu câu quen thuộc trong ngôn ngữ tiếng Việt gần

với lời ăn tiếng nói hàng ngày lại mang dáng dấp của lời nói truyền thống. Ngƣời thƣờng sử dụng các loại câu nhƣ câu cảm thán, cấu trúc câu ngắn gọn, kết hợp câu ngắn với câu dài một cách tài tình, chặt chẽ nhƣ cấu trúc tục ngữ với sự hàm nghĩa sâu sắc, ngữ nghĩa phong phú. Đồng thời, Ngƣời cũng sử dụng sáng tạo nhiều kiểu câu vốn có trong kho tàng tiếng nói dân tộc kết hợp với ngôn ngữ hiện đại và ngôn ngữ các nƣớc phƣơng Tây, đặc biệt là ngôn ngữ Pháp nhƣ câu nghi vấn phủ định, khẳng định, câu ghép có quan hệ từ sóng đôi, câu tƣơng phản,v.v...

Giọng điệu trữ tình còn biểu hiện ở những câu thơ, câu văn vần xen vào giữa đoạn trong tác phẩm, biểu hiện ở cấp độ cú pháp tu từ. Văn của Ngƣời giản dị, trong sáng, giàu cảm xúc là do hiệu quả của phƣơng thức tu từ trong câu. Ngôn ngữ trong tác phẩm ký của Ngƣời không khô khan vì Ngƣời không biện luận, thuyết phục ngƣời nghe bằng lý lẽ suông mà bằng ngôn ngữ hình

ảnh nên càng đọc, càng nghe càng thấm thía. Trần Dân Tiên viết trong Những

mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch nhƣ sau: “Ông Nguyễn ăn ở tốt

với mọi ngƣời, và mọi ngƣời cũng tốt đối với ông. Khi nào ông không đọc sách, ông nói chuyện thân mật với những ngƣời bạn trong phòng và nghiên cứu những đặc tính của họ...một tƣớng cƣớp già bị bắt...độ sáu mƣơi tuổi hoà nhã, mƣu trí và gan góc, giỏi chữ Trung Quốc, làm đƣợc thơ. Y tự cho mình là một anh hùng và cho ông Nguyễn cũng là một anh hùng”, y nói “Tôi là một con sƣ tử rơi xuống hố. Anh cũng là một con rồng mắc cạn”, y vừa nói vừa thở dài. Nhƣng y rất lạc quan, nói tiếp thêm: Sƣ tử một ngày kia sẽ trở về làm

105

chúa sơn lâm, còn rồng một ngày kia sẽ bay lên trời và làm chúa tể gió mây” [50,105].

Giọng điệu trữ tình thể hiện rất phong phú trong Bản án chế độ thực

dân Pháp, trong Chƣơng X - Chủ nghĩa giáo hội, Nguyễn Ái Quốc viết:

“Trong thời kỳ bình định, các sứ giả của Chúa cũng hoạt động chẳng kém. Hệt nhƣ bọn gian phi rình lúc mọi ngƣời đang hốt hoảng để nhảy vào hôi của sau khi nhà cháy, các nhà truyền giáo chúng ta cũng thừa lúc đất nƣớc rối loạn sau cuộc xâm lăng để...phục vụ Chúa” [46,134]. Và sau những tội ác tày trời của bọn tông đồ, Đức cha, giám mục, Nguyễn Ái Quốc đã kết luận: “Nếu thiên đƣờng có thật, thì sẽ quá chật không đủ chỗ để chứa chấp tất cả bọn tông đồ thuộc địa can đảm đó. Và nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đanh trên cây thánh giá trở về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy “các môn đồ trung thành” của mình thực hiện đức khổ hạnh nhƣ thế nào” [46,137]. Hay nhƣ hình ảnh: “Chúa đầy lòng nhân ái và toàn năng. Là đấng sáng thế tối cao, ngƣời đã nặn ra một chủng tộc gọi là thƣợng đẳng để đặt lên lƣng một chủng tộc gọi là hạ đẳng cũng do Ngƣời nặn ra” [46,138].

Bằng giọng điệu trữ tình pha sự châm biếm sâu cay, Nguyễn Ái Quốc đã lên án chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa Giáo hội luôn nhân danh Chúa để cƣớp bóc, vơ vét của cải của ngƣời dân thuộc địa. Cách vận dụng phong phú về giọng điệu, sắc điệu trữ tình cùng với một tấm lòng sâu nặng với dân với nƣớc đã làm nên những thành công đặc sắc trong tác phẩm ký của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Nhà thơ Phêlich Pita Rôđrighêt có nhận xét sâu sắc: “Những trang sách đầy tủi nhục và có sức rung động của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khiến Ngƣời trở thành một quan toà nghiêm khắc buộc tội không thƣơng xót chủ nghĩa thực dân. Chủ nghĩa Mác đã truyền cho Ngƣời sức mạnh, và Ngƣời đã tìm thấy ở những quy luật của chủ nghĩa Mác những câu trả lời cho tất cả những câu hỏi của mình”.

106

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)