Bút pháp trào lộng

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 100 - 105)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.2.2.Bút pháp trào lộng

Văn phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất phong phú. Trào lộng là một

trong những bút pháp đặc trƣng cho nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Ngƣời. Văn học nhận thức và phản ánh hiện thực đời sống xã hội. Tác phẩm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã phản ánh những chuyện đời, những cảnh đời, những số phận riêng của từng con ngƣời trong xã hội và phản ánh một bức tranh xã hội trong thời kỳ đất nƣớc bị ngoại xâm. Trong hoàn cảnh đất nƣớc bị ngoại xâm, hơn ai hết Nguyễn Ái Quốc hiểu rằng phải làm sao để tìm mọi cách đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi, đem lại hoà bình, độc lập, tự do cho dân tộc.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, vận động và lãnh đạo nhân dân ta chống giặc ngoại xâm, giành độc lập và xây dựng đất nƣớc, Ngƣời không hề buông lơi vũ khí sắc bén của mình là ngòi bút châm biếm, đả kích

kẻ thù. Tác phẩm của Ngƣời luôn mang dũng khí tiến công với lối viết nhẹ

nhàng, bình dị, sinh động, với bút pháp sở trƣờng là châm biếm nên tác phẩm ký của Ngƣời đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp cao nhất, có tác dụng tích cực nhất, mang tính tố cáo mạnh mẽ và thôi thúc, lôi cuốn mọi ngƣời đứng lên đấu tranh.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi thì châm biếm: “Là một dạng của văn học trào phúng, dùng lời lẽ

sắc sảo, cay độc, thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tƣợng này hay đối tƣợng khác trong xã hội. Châm biếm gắn liền với tình cảm xã hội nhƣ yêu nƣớc, yêu lẽ phải, tình yêu con ngƣời. Châm biếm khác với humour (umua), hài hƣớc ở mức độ gay gắt của sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc của hình tƣợng nghệ thuật. Về phƣơng diện xã hội, phần lớn những tác

97

phẩm châm biếm thƣờng chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của nhân dân, đả kích bọn thống trị tàn bạo, hà khắc, bọn xâm lƣợc và bè lũ phản bội, bán nƣớc cầu vinh”. Châm biếm với những câu chuyện dí dỏm hay chua chát tố cáo sắc bén những thủ đoạn cai trị tàn bạo, thâm độc, quỷ quyệt của thực dân. Tác phẩm ký của Ngƣời đã đả kích, tố cáo mạnh mẽ, vạch trần bộ mặt tàn bạo của bọn thực dân và bè lũ tay sai phong kiến. Phạm Văn Đồng từng nói rằng lối châm biếm của Ngƣời “kín đáo và thú vị”. Viết để đấu tranh, để kêu gọi, để chống giặc thì dùng châm biếm, trào lộng là phù hợp, hợp với văn phong, với lối lạc quan yêu đời của Ngƣời cũng hợp với tính sẵn có của ngƣời Pháp, quần chúng Pháp. Ngƣời rất sáng suốt khi nhận ra rằng để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của mọi ngƣời thì phải dùng cách nói nhẹ nhàng, dí dỏm có vậy mới thu hút, chinh phục, lôi cuốn mọi ngƣời.

Sống trên đất Pháp, Ngƣời hiểu đƣợc ngôn ngữ thƣờng ngày của ngƣời bình dân Pháp. Vì vậy, Ngƣời lấy cợt mỉa làm thủ pháp thƣờng trực và coi châm biếm là vũ khí lợi hại, Ngƣời đã hoà nhập tƣ duy Pháp khi viết tiếng Pháp. Nụ cƣời, nét bút Pháp sở trƣờng của Ngƣời đƣợc triển khai ở nhiều tình huống khác nhau cùng với cách sử dụng sáng tạo những loại văn cảnh và ngữ cảnh hầu nhƣ không trùng lặp. Ngòi bút của Ngƣời dùng để đả kích chính trị nhằm giáng những đòn mỉa mai thuộc loại thâm nhất, đau nhất. Tác phẩm

Pari viết vào đầu năm 1922 Ngƣời đã dựng lên một bức tranh hiện thực về đại chiến thế giới lần thứ nhất. Chiến tranh đã gieo bao đau thƣơng, tang tóc cho ngƣời dân vô tội. Chiến tranh là một sự thật cay đắng, một cuộc trừng phạt tàn khốc của giai cấp thống trị, tất cả cũng vì mục đích kinh tế, bóc lột. Qua tác phẩm, Ngƣời đã nói đến nỗi đau thƣơng riêng của một số phận con ngƣời và nói cái nỗi đau chung của giới lao động cũng là giới ngƣời nghèo. Và khi đó cái cƣời và bút pháp trào lộng lại đƣợc dịp bộc lộ. Cái cƣời thể hiện sự nhận thức về cái bất thƣờng, về một xã hội con ngƣời chịu thƣơng chịu khó

98

lại nghèo xác nghèo xơ giữa một nƣớc Pháp có tiếng là giàu có và văn minh. Nguyễn Ái Quốc đã nói nhƣ sau khi đến xóm Épinettes, một “Xóm những ngƣời làm lụng, sản xuất và đói meo”, giữa thủ đô Paris hoa lệ: “Giữa xóm có một mẩu phố dài chừng dăm chục mét. Quanh phố thấy tề tựu một ngôi trƣờng tiểu học, một nhà máy và một quán cháo bình dân. Có phải thế không nào cô em họ thân mến, cả cái bộ sậu ấy thế là rất mực tiêu biểu? Khi còn bé thì trẻ con đi học để mà biết tôn trọng cái quyền thiêng liêng của các ông chủ. Lớn lên anh thợ rời nhà trƣờng đi góp phần làm giàu cho giới chủ nhân ông, mà mình đã đƣợc học tập sùng bái cái uy nghi. Già rồi yếu đi thì ông lão đƣợc, vẫn giới chủ nhân ông đó, mà cụ đã làm giàu cho, tống ra ngoài đƣờng, để nhờ chẩn bần mà sống nốt cuộc đời hay lam hay làm của mình”. Chiến tranh đã tạo nên sự ngăn cách giữa kẻ giàu và ngƣời nghèo, chiến tranh đã tàn phá quê hƣơng xứ sở, đẩy ngƣời dân lao động vào cảnh khốn cùng. Chiến tranh đã làm cho bọn “cụ Phị”, các vị xứ thần giàu lên đến mức chóng mặt và sinh ra cảnh ăn chơi sa đọa. Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngòi bút của mình với giọng văn dí dỏm, độc đáo: “Vậy, tôi đang nói với cô rằng Êtoan là xóm các phủ đệ thênh thang, các vƣờn cây hoa nở xum xuê, các cỗ ngựa xe vƣơng giả. Đó là một ổ xa hoa, tứ xứ, thừa thãi tràn trề và biếng lƣời loè loẹt. Đó là thiên đƣờng bọn ăn bám đủ các cỡ và đủ các xứ. Sang trọng là sang trọng đến cả con vật. Chả nói làm gì đến cái giá ngông cuồng thả ra bao một con mèo hảo hạng hay một con ngựa loại khoái, nó đủ để nuôi sống toàn bộ dân cƣ một tỉnh nƣớc ta, cứ cái con khuyển xóm này là cũng đƣợc sống lộng lẫy và tốn kém hơn ngƣời đi làm thợ nhiều” [13,207]. Cách nói bóng bẩy, hài hƣớc của Ngƣời cùng với tiếng cƣời bật lên sao mà xót xa, phẫn nộ đến thế. Cái cƣời đó còn mang sức chiến đấu và có sức công phá ghê gớm. Mác và Ăngghen từng làm cho tiếng cƣời giễu cợt châm biếm có một địa vị đáng kể, Ăngghen đã viết trong tờ Sinlaiin rằng: “Khắp nơi chúng ta đều gặp những kẻ địch đáng

99

khinh bỉ…Cho nên đối với chúng, chỉ có châm biếm và giễu cợt”. Tiếng cƣời của Nguyễn Ái Quốc là sự hài hoà, tổng hợp ý vị của văn học dân gian Việt Nam, cái cƣời tế nhị của ngƣời Pháp, cái cƣời lạnh lùng của ngƣời Anh. Chính điều này đã làm lên giá trị đặc sắc trong tác phẩm của Ngƣời.

Bên cạnh Pari, Nguyễn Ái Quốc đã viết Bản án chế độ thực dân Pháp

theo hình thức tiểu phẩm từ đầu đến cuối, hay ta có thể gọi đây là một “Tiểu phẩm dài”, đúng hơn là một tác phẩm gồm nhiều tiểu phẩm đƣợc sắp xếp theo một chủ đề thống nhất. Cuốn sách ra đời là một đòn nặng giáng vào chủ nghĩa thực dân Pháp. Lần đầu tiên Ngƣời tung ra dƣ luận một bản án lập bằng những chứng cớ rành rọt, không thể chối cãi và những lời buộc tội vừa châm biếm vừa đanh thép. Bằng ngòi bút của mình, Nguyễn Ái Quốc đã lật mặt nạ kẻ thù lôi chúng ra ánh sáng công lý. Ngƣời đã vạch rõ mâu thuẫn giữa áp bức, bóc lột và bị áp bức, bị bóc lột, giữa xâm lƣợc đàn áp với độc lập tự do. Sự cai trị tàn ác của bọn thực dân đƣợc Bác nhắc đến với hình ảnh các quan toàn quyền, thống đốc, khâm sứ cũng nhƣ các quan chủ đồn điền, chủ nhà máy,…là “Cai trị giỏi đến nỗi ngƣời bản xứ nào cũng than phiền” và đều phải è cổ ra mà chịu những công ơn bảo hộ của các ngài ấy. Các ngài làm mƣa làm gió, vơ vét của cải, giết ngƣời nhƣ ngoé, không còn công lý gì cả bởi vì: “Công lý thƣờng đƣợc tƣợng trƣng bằng một bà đầm, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm. Vì đƣờng đi từ Pháp qua Đông Dƣơng quá xa, xa đến nỗi sang đƣợc tới Đông Dƣơng thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân đã chảy lỏng ra và biến thành những tẩu thuốc phiện hoặc những chai rƣợu ty, nên bà đầm công lý tội nghiệp chỉ còn lại độc cái kiếm để chém giết. Bà chém giết đến cả

ngƣời vô tội, mà nhất là ngƣời vô tội” [46,120]. Đúng là số phận của ngƣời

dân nô lệ ở thế kỉ XX còn khốn khổ hơn cả nô lệ thời trung cổ. Tác giả viết: “Các bạn đã biết đấy, các thuộc địa vẫn đƣợc gọi là những nƣớc Pháp hải ngoại, và “ngƣời Pháp” ở những cái nƣớc Pháp hải ngoại đều là ngƣời Việt

100

Nam, ngƣời Mangát hay ngƣời gì gì v.v…Bởi thế cái gì ở bên này (chính quốc) là phải thì ở bên kia là trái, và cái gì ở bên kia đƣợc phép thì bên này bị cấm”. Thật là mỉa mai, thật là đáng lên án, nguyền rủa khi “Cuộc chiến tranh vui tƣơi” (1914-1918) xảy ra thì con em các dân tộc thuộc địa đƣợc kéo nhau đi làm bia đỡ đạn. Và sau khi đóng đủ thứ “thuế máu” thì những ai sống sót, những “Chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do” lê tấm thân tàn ma dại về đƣợc tới quê hƣơng thì đƣợc các quan cai trị đón tiếp bằng một bài diễn văn “Ơn nghĩa”: “Bây giờ chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!”.

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh đã sử dụng tài tình tiếng cƣời nhƣ một thứ vũ khí vô cùng lợi hại và sắc bén. Dù ở bất cứ thể loại nào, viết bằng tiếng nào thì tác phẩm của Ngƣời cũng in đậm nét đặc điểm của một bút pháp hài hƣớc, châm biếm độc đáo.

Hài hước (tiếng Anh: humour): “Là một dạng của cái hài, có mức độ

phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cƣời, mua vui. Trên cơ sở vạch ra sự mất hài hòa, cân đối giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tƣợng, đặc biệt là lý tƣởng và thực tế…hài hƣớc mang tính chất kín đáo, thâm trầm không lộ liễu…hài hƣớc khéo léo, nhẹ nhàng, vạch ra các mâu thuẫn, tạo ra cái cƣời bất ngờ, giúp ngƣời ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm cƣời mà phân biệt đúng sai” [16,114]. Tiêu biểu cho bút pháp này phải nhắc đến Bản án chế

độ thực dân Pháp. Đây là một tác phẩm chính trị, đồng thời là một áng văn

châm biếm đầy sức mạnh tấn công, đầy sức mạnh chiến thắng. Qua những câu chuyện dí dỏm, hài hƣớc, tác phẩm đã có giá trị tố cáo mạnh mẽ thực dân Pháp và bọn vua quan bù nhìn phong kiến, tay sai. Ngòi bút đả kích châm biếm của Ngƣời vạch trần bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến nhƣng cũng hết sức hèn hạ, đê tiện của chủ nghĩa đế quốc làm cho nhân dân ta thêm khinh ghét bộ mặt xấu xa, nhơ nhớp của kẻ thù đồng thời tin tƣởng vào thắng lợi của cách mạng.

101

Nhƣ vậy, châm biếm, trào lộng giai cấp thống trị và chế độ xã hội cũ là một đặc điểm biểu hiện nhất quán trong tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc. Ngƣời đã tấn công trực diện vào bản chất của chế độ thực dân xâm lƣợc, phát hiện ra những mâu thuẫn nội tại, những xấu xa hàm chứa bên trong cơ chế chính trị của thực dân, từ đó tác phẩm có tác dụng gây sự căm thù và lòng quyết tâm đánh đuổi kẻ thù của nhân dân Việt Nam nói riêng và các nƣớc thuộc địa nói chung.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 100 - 105)