Những tác phẩm ký sáng tác sau Cách mạng tháng Tám

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 27 - 30)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

1.2.2. Những tác phẩm ký sáng tác sau Cách mạng tháng Tám

Từ khi về nƣớc, Hồ Chí Minh tiếp tục viết những bài ký đặc sắc với

những bút danh khác nhau nhƣ Tân Sinh, LTT Lan, Chiến Sĩ, Trần Dân Tiên, T Lan,…Từ 1945 trở đi, với cƣơng vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nƣớc, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, bƣớc đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ thắng lợi vẻ vang, thống nhất đất nƣớc. Những nhiệm vụ chiến lƣợc, chiến thuật của cách mạng trong các giai đoạn lịch sử, các cao trào cách mạng của quần chúng đều gắn liền với những tƣ tƣởng lớn của Hồ Chí Minh. Trên cƣơng vị Chủ tịch nƣớc, Ngƣời tự xác định rất cụ thể mối quan hệ giữa quần chúng cách mạng và cá nhân trong quá trình phát triển của lịch sử. Với tâm huyết của một ngƣời chiến sĩ cách mạng một lòng vì dân vì nƣớc, trong mối quan hệ riêng chung Ngƣời đã đề cập và giải quyết một cách mẫu mực, lời nói tự nhiên, chân tình. Ngƣời đã trả lời các nhà báo trong thời kỳ đầu Cách mạng

24

Tháng Tám với những suy nghĩ sâu sắc và tình cảm xúc động: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi phải gắng làm cũng nhƣ một ngƣời lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trƣớc mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nƣớc ta đƣợc độc lập, dân ta đƣợc hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đƣợc học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ nơi có non xanh nƣớc biếc, để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”. Chính vì tấm lòng bác ái đó mà Ngƣời không bao giờ muốn nói nhiều về mình càng không muốn kể lể công lao với nhân dân. Nhƣng nhân dân trong nƣớc cũng nhƣ bạn bè anh em trên thế giới đều ƣớc ao có đƣợc những tƣ liệu, những bài viết chân thực và sâu sắc về con đƣờng hoạt động cách mạng cũng nhƣ về đời sống cá nhân vị Chủ tịch nƣớc nên với bút danh T Lan và Trần

Dân Tiên, Ngƣời đã cho ra đời hai tác phẩm ký Vừa đi đường vừa kể chuyện

Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Dù rằng chỉ với

khoảng ba trăm trang sách thì không thể nói hết cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Ngƣời nhƣng cũng phần nào đáp ứng đƣợc lòng mong mỏi của nhân dân, chiến sĩ và bạn hữu khắp năm châu.

Tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện ( bút danh T Lan ), đƣợc tác giả viết năm 1950, trên đƣờng ra mặt trận trong chiến dịch Biên giới. Trong cuốn sách này Hồ Chí Minh hoá thân thành một cán bộ trong đoàn tuỳ tùng (T Lan), đi công tác cùng với Hồ Chí Minh trong rừng núi Việt Bắc và đƣợc Hồ Chí Minh vui miệng kể chuyện cho nghe nhiều chuyện về đời hoạt động của Ngƣời ở nƣớc ngoài, từ khoảng 1923 đến 1945. Các mẩu chuyện đƣợc kể lại dƣới hình thức xen lẫn giữa mẩu chuyện kể quá khứ với việc miêu tả những khung cảnh của cuộc sống hiện tại. Tác phẩm nói nhiều đến sức mạnh của

25

nhân dân và bộ mặt độc ác của các loại kẻ thù, từ bọn phát xít Ý, Đức, đến bọn đế quốc Anh, bọn Tàu phản động, bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật v.v…

Tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (bút

danh Trần Dân Tiên) là những trang viết xúc động và chân thực, tác giả đã nói về những chặng đƣờng gian nan mà ông Nguyễn trải qua cùng hai bàn tay trắng, ở những xứ sở xa lạ nhƣng đó là một chặng đƣờng vinh quang và tự hào. Ông Nguyễn lúc đó vừa làm việc để kiếm sống vừa hoạt động chính trị trên đất Pháp. Tác phẩm viết về cuộc đời hoạt động của Ngƣời nhƣng thực chất tác phẩm lại phác hoạ đƣợc những giai đoạn cách mạng với nhiều tƣ liệu, sự kiện và cách đánh giá đúng đắn, sâu sắc. Đúng nhƣ tác giả từng nói trong tác phẩm: “Một câu châm ngôn Trung Quốc nói: “Một nhà họa sĩ vẽ giỏi không bao giờ vẽ nguyên cả một con rồng, mà vẽ con rồng khi ẩn, khi hiện giữa những đám mây”. Chúng tôi không phải là những họa sĩ có tài. Chúng tôi không để những đám mây trong tiểu sử của Hồ Chủ tịch”.

Giấc ngủ 10 năm (1948): Với bút danh Trần Lực, Ngƣời đã mƣợn một

cốt truyện, một đƣờng dây sự kiện đƣợc xây dựng theo hƣ cấu tƣởng tƣợng để diễn đạt những tƣ tƣởng và yêu cầu đấu tranh cách mạng. Giấc ngủ 10 năm kể về cuộc đời của một nông dân miền núi ở cả hai chặng đƣờng trƣớc và sau cách mạng. Tác giả đã chọn một điển hình xã hội tiêu biểu, và mối các quan hệ của nhân vật đƣợc xác lập vững chắc. Tác phẩm đã nói đến ánh sáng cách mạng đã xua đi bao cảnh tăm tối, lầm than cho nhân dân. Giặc Pháp thua trận, nhân dân ta xây dựng lại đất nƣớc, phong trào thi đua sôi nổi ở khắp nơi, vết thƣơng chiến tranh đƣợc hàn gắn và một cuộc sống mới vui tƣơi bắt đầu.

Nhƣ vậy, chúng ta đều nhận thấy dù ở bất cứ cƣơng vị nào, dù ở bất cứ thời điểm nào, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đều có những tác phẩm ký có giá trị, ký có vị trí quan trọng trong sự nghiệp văn học của Ngƣời có lẽ vì Ngƣời “có nhiều duyên nợ với báo chí” là nhƣ vậy.

26

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)