Phản ánh cuộc sống cơ cực của ngƣời dân thuộc địa

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 48 - 64)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.2. Phản ánh cuộc sống cơ cực của ngƣời dân thuộc địa

Chủ tịch Hồ Chí Minh - ngƣời đã hi sinh trọn đời cho sự nghiệp cứu dân cứu nƣớc, là ngƣời chiến sĩ tiên phong giƣơng cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Ngƣời đi bôn ba khắp các nƣớc để tìm con đƣờng cứu nƣớc, cứu dân. Chứng kiến cảnh những ngƣời dân thuộc địa trên khắp thế giới bị áp bức, dù không phải là đồng bào ruột thịt của mình nhƣng Ngƣời vẫn đau nỗi đau chung. Ngƣời càng đau đớn hơn khi bọn thực dân luôn miệng nói nào là “khai phá“, nào là “văn minh” nhƣng thực chất lại là bọn cƣớp của, giết ngƣời man

45

rợ. Ở Ngƣời luôn toát lên tấm lòng nhân đạo, bao dung, là ngƣời có trái tim

thấu hiểu và luôn thƣơng cảm cho những kiếp ngƣời nô lệ, lầm than. Tố Hữu đã có những vần thơ chứa chan ân tình về Bác:

“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông, mọi kiếp ngƣời!”

(Bác ơi - Tố Hữu)

Chính vì vậy nên khi phải chứng kiến cảnh những ngƣời dân bị áp bức, phải chịu kiếp sống trâu ngựa, phải làm thân nô lệ ngay trên đất nƣớc mình, Bác đã đau đớn, uất hận, nghẹn ngào. Tiếng nói của Ngƣời sao ấm áp, thân thiết và giản dị: “Một ngày Tổ quốc chƣa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Bác hiểu, mỗi ngƣời ai chẳng có một quê hƣơng và lòng yêu mến nơi chôn rau cắt rốn. Vậy mà

những gì là thân thiết nhƣ mảnh vƣờn, ruộng rau, đàn cừu,…thì họ phải đột

ngột xa lìa vợ con, bỏ đàn cừu, bỏ mảnh ruộng để vƣợt đại dƣơng, đem xƣơng

phơi trên các bãi chiến trƣờng Châu Âu. Để rồi dù có sống sót, họ cũng chỉ

còn là tấm thân tàn ma dại, trở về kiếp trâu ngựa dƣới cái chế độ “Không hề biết gì đến công lý và chính nghĩa”. Hay nhƣ Ngƣời viết: “Để hút đến giọt máu cuối cùng của chúng tôi, chính sách thực dân ăn cƣớp, lòng tham không đáy ví nhƣ con bạch tuộc đang xiết đất nƣớc khốn cùng chúng tôi vào nhiều cái vòi hút độc quyền: độc quyền muối, độc quyền rƣợu, độc quyền thuốc phiện”.

Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, chƣơng VII - Bóc lột người bản

xứ, Vi-nhê Đốc-tông viết: “Sau khi cƣớp hết những ruộng đất màu mỡ, bọn cá

mập Pháp đánh vào những ruộng đất cằn cỗi những thứ thuế vô lý gấp trăm lần thuế đất thời phong kiến” [46,95]. Dƣới chế độ thực dân phong kiến, ngoài sự đàn áp dã man về sức ngƣời và của thì một thứ mà ngƣời dân nô lệ sợ nhất đó là “thuế”. Có biết bao thứ thuế bất công đè nặng lên đầu ngƣời lao

46

động. Chúng đánh thuế vào cả ngƣời sống và ngƣời chết. Thuế mỗi ngày một tăng, chúng còn cho rằng: “việc các làng ngoan ngoãn đóng thuế nhƣ vậy là một bằng chứng rõ ràng rằng mức thuế không có gì là quá đáng” [46,96]. Phi lí nhất là loại thuế tƣởng nhƣ không phải là thuế, vì nó đƣợc ngụy trang với bao mỹ từ, nào là sứ mệnh vinh quang, nào là trách nhiệm cao cả của ngƣời

dân thuộc địa với chính quốc: đó là thuế máu. Những chiến tích của kẻ xâm

lƣợc đã đƣợc tạo nên bằng sự hy sinh xƣơng máu của ngƣời dân thuộc địa. Chúng là những kẻ bội nghĩa, tàn ác khi: “Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dƣng im bặt nhƣ có phép lạ và cả ngƣời “Nêgơrô” lẫn ngƣời “Annamít” mặc nhiên trở lại “giống ngƣời hèn hạ” [46,30].

Tiếp đó là đến thuế thân: “Tăng từ một hào tƣ lên hai đồng rƣỡi. Những thanh niên chƣa vào sổ đinh, nghĩa là còn dƣới 18 tuổi, trƣớc kia không phải nộp gì cả thì nay phải nộp ba hào mỗi ngƣời, tức là hơn gấp đôi một suất đinh trƣớc kia…Mỗi ngƣời Việt Nam lúc nào cũng phải mang theo mình thẻ thuế thân, khi hỏi phải xuất trình; ai quên hoặc đánh mất sẽ bị bắt bỏ tù” [46,96]. Không chỉ chịu thuế oằn lƣng mà tiền thuế còn liên tục thay đổi. Ở Luông Pơ- ra-băng, nhiều phụ nữ nghèo khổ thảm thƣơng phải mang xiềng xích đi quét đƣờng chỉ vì một tội không nộp nổi thuế.

Bên cạnh sự chịu hàng trăm thứ thuế vô lý thì tạp dịch, khổ sai lại là một sự bóc lột hà khắc khác mà chính quyền thực dân bày ra. Hàng năm, ngƣời An Nam phải làm một số ngày không công cho nhà nƣớc “bảo hộ”. Chúng bắt dân đi tạp dịch mà tạp dịch “không phải chỉ có dọn dẹp, sửa sang những lối đi quanh toà sứ để cho vui bƣớc chân nhàn hạ của một vài ngƣời Âu đâu, mà họ còn phải luôn luôn làm những việc nặng nhọc hơn nhiều tuỳ theo ý thích của các quan công sứ…Mới đƣợc tin ông bộ trƣởng bộ thuộc địa sang thăm Đông Dƣơng, thế là ngƣời ta bắt ngay một vạn dân đi làm cho

47

xong con đƣờng V.L, để kịp cho ngài bộ trƣởng làm lễ khánh thành” [46,104]. Ngoài việc tạp dịch, ngƣời dân nô lệ còn làm cả việc khuân vác. Nếu mỗi lần có một ngƣời Pháp đi qua làng mình thì ngƣời An Nam phải đi khiêng võng, khiêng đồ đạc cho ông ta, và khiêng cả võng và đồ đạc của những ngƣời tuỳ tùng của ông ta nữa, nhiều khi chúng bắt cả làng đi làm cái việc không công ấy nữa. Rồi dân bị bắt đi đào sông, làm đƣờng, đi phu, họ phải đi bộ hàng trăm kilômét mới đến công trƣờng. Họ phải chui rúc trong những túp lều tranh thảm hại, không nhà vệ sinh, không có tổ chức y tế, không trạm nghỉ chân, không nhà tạm trú, chỉ có suất cơm ăn không đủ no, một chút cá khô và uống nƣớc bẩn. Bệnh hoạn, hành hạ tàn tệ nên đã gây chết chóc khủng khiếp, xác rải rác khắp dọc đƣờng và ngƣời đi thì đông mà ngƣời về thì ít. Quá đáng hơn là sau đó chúng còn thay chế độ tạp dịch bằng chế độ trƣng tập, giữa hai chế độ chỉ khác nhau một chỗ là tạp dịch thì có số ngày hạn định còn trƣng tập thì vô cùng. Chính vì vậy mà chế độ trƣng tập đã thoả mãn mọi nhu cầu của bọn thực dân: nếu chúng cần chuyên chở muối, họ trƣng dụng thuyền bè, cần xây một cái kho họ trƣng tập thợ thuyền và trƣng dụng luôn cả vật liệu xây dựng. Rồi họ cần thì sẵn sàng trƣng tập cả làng, cả xã đi đến công trƣờng. Rồi chúng bắt phu, bắt lính, áp giải, trói họ lại, quẳng lên tàu mặc cho họ kêu la phản đối thảm thiết, mặc vợ con, gia đình họ đau xót cùng cực.

Bọn thực dân và phong kiến tay sai đã làm giàu trên mồ hôi và xƣơng máu của ngƣời dân thuộc địa. Bọn chủ đồn điền đƣợc cấp không ruộng đất, còn nhân công là ngƣời tù khổ sai. An-giê-ri đau khổ vì nạn đói, Tuy-ni-di cũng bị tàn phá vì nạn đói: “Để giải quyết tình trạng ấy, chính phủ bắt giam một số đông ngƣời đói. Để cho bọn “ngƣời đói” đừng coi nhà tù là nơi cứu tế, ngƣời ta không cho họ ăn gì hết. Cho nên nhiều ngƣời đã chết đói trong lúc bị giam cầm. Trong những hang động En-Ghi-ri-a, nhiều ngƣời đói lả phải gậm

48

xác một con lừa chết thối lâu ngày. Ở Bê-gia, ngƣời Cam-mê giành giật xác thú vật với quạ. Ở Xúc-En Ac-ba, ở Ghi - đa, ở U-ét Mơ-li-dơ, mỗi ngày hàng chục ngƣời chết đói. Đi đôi với nạn đói, nạn dịch tễ phát sinh ở nhiều nơi và có nguy cơ lan rộng” [46,110-111]. Và thật đáng nhục nhã và mỉa mai cho chúng khi: “Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột đầy tội ác, chủ nghĩa tƣ bản thực dân luôn luôn trang điểm cho cái huy chƣơng mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tƣởng: Bác ái, Bình đẳng,…” [46,111].

Ngoài ra, ngƣời dân còn phải chịu sự phân biệt chủng tộc, màu da. Cùng làm việc trong cùng một xƣởng nhƣng những ngƣời thợ da trắng đƣợc trả lƣơng cao hơn nhiều so với bạn đồng nghiệp khác màu da. Cùng trong công sở, ngƣời bản xứ dù làm việc lâu năm và dù thành thạo công việc, có kinh nghiệm nhƣng cũng chỉ đƣợc lãnh khoản tiền lƣơng chết đói, trái lại một ngƣời da trắng mới đƣợc đƣa vào, làm việc ít hơn lại đƣợc lãnh lƣơng cao hơn. Có những thanh niên bản xứ đã học các trƣờng đại học của chính quốc, đỗ bác sĩ y khoa hay tiến sĩ luật khoa, thế mà không đƣợc làm nghề nghiệp của mình trong nƣớc mình, nếu không vào quốc tịch Pháp. Và ai cũng biết đƣợc mang quốc tịch Pháp không hề đơn giản chút nào. Cùng một cấp bậc nhƣng ngƣời da trắng hầu nhƣ bao giờ cũng đƣợc coi là cấp trên của ngƣời bản xứ. Sự phân chia đẳng cấp và chủng tộc khiến ngƣời dân bản xứ luôn là dân đen, là nô lệ của bọn thực dân.

Khi nói về công lý thì quả lại là một bức tranh châm biếm khác đƣợc nói đến trong tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc. Nói về công lý mà lại chẳng thấy công lý đâu mà chỉ thấy bất công, áp bức, cƣớp của, giết ngƣời. Những ngƣời dân bản xứ phải chịu đủ mọi hình phạt, đủ mọi bản án mà thực chất họ chẳng có tội gì cả. Thật là trớ trêu khi toà án binh ở Lin-lơ kết án 20 năm khổ sai tên Phôn Se-ven, sĩ quan Đức vì tội dùng roi da đánh đập những ngƣời bản xứ ở Rông-cơ (một làng ở miền Bắc nƣớc Pháp) trong thời gian quân Đức

49

chiếm đóng. Còn ở Đông Dƣơng thì sao? một ông ngƣời Pháp nọ bắn vỡ sọ một ngƣời Trung kì bằng súng lục, ông viên chức Pháp kia nhốt một ngƣời Bắc kỳ vào cũi chó sau khi đánh đập dã man anh ta; ông thầu khoán Pháp này trói tay một ngƣời Nam Kỳ cho chó cắn, rồi đem giết đi; ông thợ máy Pháp kia “hạ sát” một ngƣời Việt bằng súng săn; ông nhân viên hàng hải Pháp khác xô ngƣời gác cầu bản xứ vào đống than hồng cho chết,…nhƣng tất cả bọn họ đều không bị trừng trị? Mấy ông thanh niên Pháp ở An-giê đấm đá một em bé ngƣời bản xứ 13 tuổi, rồi xóc em lên đầu một trong những ngọn giáo ở giữa hàng giáo cắm quanh “cây chiến thắng”, chỉ bị phạt có 8 ngày tù án treo?…Vậy công lý ở đâu? Bình đẳng, bác ái ở đâu? Phải chăng chúng coi Việt Nam và An-giê-ri là những nƣớc bị chiếm, ngƣời dân ở đây là bọn An- nam-mit bẩn thỉu, là bọn nhà quê hèn hạ, là bọn “bi cốt”,…và nhƣ vậy thì không cần phải có công lý với những giống ấy? Vi-nhê Đốc-tông đã viết: “Pháp luật, công lý đối với ngƣời bản xứ ƣ? Thôi đi! Chỉ có ba toong, súng ngắn, súng dài, đấy mới là thứ xứng đáng với lũ dòi bọ ấy!” [46,118]. Một ngƣời Pháp khác cũng nói rằng: “Ở Đông Dƣơng cũng đúng nhƣ vậy đấy, ở đây “công lý” nằm trong tay những tên quan lại thiếu trách nhiệm, hoặc khi chúng ta phải thực hành công lý, thì bằng súng” [32,420]. Một ngƣời Pháp khác viết: “Nếu viên chủ sự viện kiểm sát xét kỹ theo đúng tinh thần pháp lý thì trong số hai nghìn đến hai nghìn rƣởi biên bản lập hàng năm ở Bắc Kỳ, không có biên bản nào là có giá trị đối với Pari cả” [32,420].

Dƣới sự thống trị của thực dân, phong kiến thì ngƣời dân luôn là những ngƣời chịu áp bức bóc lột nặng nề nhất. Đối với họ, không thể có hai chữ “công lý”. Chính quyền thực dân đã đặt ra hai thứ công lý ở Đông Dƣơng. Một thứ cho ngƣời Pháp và một thứ cho ngƣời bản xứ. Ngƣời Pháp thì đƣợc xử nhƣ ở Pháp. Ngƣời An Nam thì không có hội đồng bồi thẩm, cũng không có luật sƣ ngƣời An Nam. Ngƣời Pháp thì lúc nào cũng có lý cả, kể cả khi họ

50

cƣớp của, giết ngƣời. Quả thật quá tàn bạo, quá sức tƣởng tƣợng, đó phải nói là chế độ ăn thịt ngƣời thì đúng hơn.

Nhân dân rên xiết dƣới ách thống trị hết sức tàn bạo của bọn thực dân. Nỗi thống khổ của họ không thể kêu cùng ai, không ai nghe họ nói và họ chỉ còn một cách đó là tự cam chịu mà thôi. Những bài báo đăng tải trên báo

Nhân đạo, Người cùng khổ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần sự bóc lột

hết sức tàn bạo của thực dân Pháp: “Để hút đến giọt máu cuối cùng của nƣớc chúng tôi, chính sách thực dân ăn cƣớp, lòng tham không đáy, đám dân vô nhƣ con bạch tuộc, đang siết đất nƣớc khốn cùng của chúng tôi vào nhiều vòi hút độc quyền, độc quyền muối, độc quyền thuốc phiện…những tên khâm sứ, Toàn quyền, công sứ đều “lòng tham không đáy”.

Cùng với sự mỉa mai của “công lý”, ngƣời dân nô lệ phải chịu một nỗi khổ nữa đó là sự tham ô, ăn hối lộ của các quan cai trị nhƣng công lý trong tay chúng nên dù là các quan cai trị có tham ô, tham nhũng thế nào thì cuối cùng “công lý” cũng đứng về phía họ. Chẳng hạn nhƣ: “Quan cai trị Bôđoanh bị một viên chức Pháp tố cáo làm giả mạo giấy tờ đƣợc phong chức toàn quyền và đƣợc thƣởng Bắc đẩu bội tinh. Quan cai trị Đáclơ bị tố cáo ăn hối lộ, vì sự nhũng lạm tàn bạo của ông ta mà xảy ra cuộc khởi nghĩa ở một số tỉnh làm cho nhiều ngƣời Pháp và An Nam chết, lại đƣợc cử làm uỷ viên hội đồng thành phố. Quan cai trị Buđinô can tội tham ô, thụt tiền công quỹ và nhũng lạm, lại đƣợc tha bổng. Kỹ sƣ Tê-a giám đốc một hãng lớn, bị tố cáo tham ô, cũng đƣợc vô sự….” [32,421]. Còn rất nhiều những tên cai trị khác đều giống nhau ở bản chất bóc lột và chúng đều đƣợc sự bảo trợ của chính quyền thực dân. Còn nhân dân thì bị đánh đập dã man chỉ vì những lý do hết sức vô lý nhƣ dám nhìn vào nhà một ngƣời Âu vài giây, cuối cùng thì ông Puốcxinhông đã kết liễu đời ngƣời dân An Nam ấy bằng một phát súng lục bắn vào đầu. Một ngƣời Pháp đem ngựa của hắn buộc vào một cái chuồng

51

trong đó có nhốt con ngựa cái của ngƣời dân bản xứ. Con ngựa đực lồng lên, làm cho ngƣời Pháp tức điên lên. Hắn liền đánh ngƣời bản xứ hộc máu mồm, máu mũi. Rồi hắn còn trói ngƣời ấy lại đem treo lên cầu thang” [32,421-422].

Ngƣời dân bản địa phải chịu trăm ngàn nỗi khổ cực bất công. Một nghị sĩ Pháp đã nói về Angiêri: “Ở trên thế giới, không có dân tộc chiến bại nào bị kẻ chiến thắng ngƣợc đãi hành hạ bằng dân tộc thuộc địa” [32,363]. Điều ấy đúng với ngƣời “Bicô” ở Angiêri và cũng đúng với ngƣời “Nhà quê” ở Đông Dƣơng. Ngƣời Âu nào cũng rất quan tâm đến thái độ phục tùng và cung kính của ngƣời bản xứ. Ngƣời An Nam ở thành thị cũng nhƣ thôn quê đều bắt buộc phải ngả nón trƣớc mặt họ. Quá quắt hơn, ngƣời ta dùng cả đến gậy hoặc bỏ tù ngƣời bản xứ nào sơ suất không tỏ lòng cung kính đối với họ. Và đƣơng nhiên ngƣời bản xứ khó lòng làm hài lòng họ và khi đó ngƣời bản xứ không có quyền giải thích, phân trần. Khi đó chúng - những kẻ cai trị chỉ dùng đến batoong, lúc nào ngƣời ta cũng dùng đến nó. Trẻ con, ngƣời già, phụ nữ đều phải chịu chung cảnh ngộ. Có cụ già hiền lành bị hành hạ, chúng còn túm râu cả một thầy cúng mà kéo trong khi họ đang hành lễ.

Ông Cuốctelơmăng kể chuyện một cách mỉa mai: “Tôi có quen một ngài có một lối khai hoá thật đáng học tập. Khi ngài ta ra khỏi cửa, các xe kéo, theo một thói quen nhƣ những ngƣời đánh xe ngựa ở bên Pháp, xô đến mời ngài. Bực mình quá, ngài nắm chắc batoong trong tay quật vào những ngƣời culi, và thừa biết rằng những ngƣời culi khốn khổ này chẳng thể ăn miếng trả miếng với ngài, ngài ta càng ra tay quật. Buổi chiều ngài muốn đi

Một phần của tài liệu Đặc điểm ký nguyễn ái quốc hồ chí minh luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 48 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)