SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX Tiểu thuyết là thể loại nảy sinh và được nuôi dưỡng bởi thời đại mới, nó thân thuộ c

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 70 - 72)

sâu sắc với thời đại ấy. Một thời đại, mà những điều kiện vật chất như nghề in xuất hiện, và điều kiện tinh thần là tiền đề dân chủ xã hội bước đầu có sự giải phóng cá nhân, gắn liền với sự xuất hiện của giai cấp tư sản. Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam

đã có những tiền đề cơ bản để có thể xuất hiện thể loại tiểu thuyết. Có nhiều định nghĩa về thể loại tiểu thuyết. Một quan niệm khá gọn và rõ của Galaiev thì : “Tiểu thuyết là một hình thức tự sự lớn mô tả đời sống riêng của con người trong mối quan hệ rộng lớn của xã hội" [47, 224]. Theo Bakhtin: "Tiểu thuyết là loại văn chương duy nhất luôn luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự chuyển biến của bản thân hiện thực" [4,27]. Và “Tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần tiêu biểu nhất cho thời đại mới của lịch sử loại người là thành quá rưc rỡ có giá trị như một bước ngoặt nhảy vọt thực sự vĩ đại của hàng ngàn năm văn chương thế giới”

[4, 8]. Giáo sư Nguyễn Văn Trung trong Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết thì cho rằng:

Không có một thẩm mỹ học tổng quát bao gồm những tiêu chuẩn phổ biến cho mọi công trình xây dựng tiểu thuyết, vì bất cứ một thẩm mỹ học nào về tiểu thuyết cũng chi là một trong nhiều quan niệm thẩm mỹ học khác. Chúng tôi quan niệm sự suy nghĩ về nhưng yếu tố xây dựng tiểu thuyết như một công trình mô tả hiện tượng luận [202 - 69].

Trong mối tương quan với các thể loại khác, tiểu thuyết nổi bật lên ở khả năng phản ánh một cách toàn vẹn và sinh động hiện thực đời sống. Nó vừa có khả năng tải hiện những bức tranh mang tính tổng thể của xã hội, vừa đi sâu khám phá số phận cá nhân.

Nửa đầu thế kỷ thứ XX, trên cơ sở sự biến chuyển của hình thái kinh tế xã hội và sự giao lưu văn hóa, văn nghệ phương Tây, phương Đông và nhiều thế kỷ văn học dân tộc, tiểu thuyết Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể: từ thể loại truyền thống sang tiểu thuyết hiện đại. Trong đó những năm 32 - 45 đánh dấu một bước ngoặt, một sự đột biến.

Chúng ta dã có cả một truyền thống văn xuôi tự sựđược tích lũy qua nhiều thế kỷ

văn học như các truyện dân gian, các truyện truyền kỳ, truyện thơ Nôm, truyện Trạng, tiểu thuyết diễm tình, tiểu thuyết chương hồi về đề tài lịch sử và các truyện chữ Hán

nói chung vềđề tài sinh hoạt xã hội... Trong đó, có một bộ phận truyện mà ta thường gọi bằng thuật ngữ tiểu thuyết cổđiển, đã tạo thành một thứ truyền thống tu duy tự sự, tư duy tiểu thuyết và không ít tác phẩm đánh dấu những bước tiến rõ rệt, nhưTruyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia Văn phải... Truyền kỳ mạn lục thể hiện nỗi bất mãn trước hiện thực đương thời và nhằm giáo dục, đề cao lòng yêu nước, đề cao phẩm chất trinh tiết của người phụ nữ. Hoàng Lê nhất thống chí

đi sâu miêu tả những nhân vật có tính cách, có cá tính rõ nét, cũng như những hoàn cảnh điển hình thể hiện sự tàn lụi không gì cứu vãn nổi của chế độ phong kiến Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ thứ XVIII. Năm 1887, ở Nam kỳ xuất hiện cuốn tiểu thuyết

đầu tiên là Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản. Sau đó là hàng loạt tiểu thuyết của Trương Duy Toàn (Phan yên ngoại sử - 1910), của Nguyễn Chánh Sắt (Nghĩa hiệp hồng duyên - 1910), của Hồ biểu Chánh (Cay đắng mùi đời - 1923, Nhân tình ấm lạnh - 1925)... Ở miền Bắc, những năm đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết mới dần dần xuất hiện: Tiền bạc bạc tiền của Nguyễn Bá Học, Cành hoa điểm tuyết, Cuộc tang thương của Đặng Trần Phất, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Cậu bé nhà quê của Nguyễn Lân, Nho phong của Nhất Linh... Đây là những tiền đề nội sinh, là cơ sở của quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam.

Ba mươi năm đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Nó phá vỡ khuôn khổ, quy ước của các loại truyện trong văn học truyền thống. Tư duy nghệ thuật của nhà văn uyển chuyển, tự do hơn. Tiểu thuyết dần dần chối bỏ những đề

tài trung hiếu tiết nghĩa, tài tử giai nhân hướng tới những chuyện đời thường, đời tư, thế sự. Cốt truyện giản dị, gần gũi, thân thuộc, ít ly kỳ, ngoắt ngoéo, phản ánh những xung đột có thật trong đời sống xã hội. Nhân vật được coi trọng. Con người bình thường và thế giới nội tâm trở thành đối tượng miêu tả chính của nhà văn. Thời gian, không gian được mở rộng, đa chiều, không nhất thiết tuân theo trình tự trước sau. Kết cấu mở, đa dạng. Ngôn ngữ gần với đời sống thường nhật. Điểm nhìn trần thuật linh hoạt hơn, người kể chuyện hoán vị ở các ngôi khác nhau chứ không độc quyền thống lĩnh như trước.

Những năm 1932 - 1945 đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình hiện dại hóa tiểu thuyết Việt Nam. Những dấu hiệu đổi mới thật rõ nét, và khá triệt để: từ quan niệm văn học, công chúng văn học, đến loại hình nhà văn, hệ thống đề tài, chủ đề, hệ thống nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật... Tiểu thuyết Việt Nam ở chặng đường này vận động từ truyền thống sang hướng hiện đại ngày một rõ rệt và có gia tốc lớn. Nó ly tâm với nghệ thuật tự sự truyền thống, nhanh chóng hội nhập với tiểu thuyết hiện đại thế giới.

Tự lực văn đoàn là nhóm cải cách đầu tiên và có đóng góp một phần quan trọng mở

ra một thời kỳ mới cho vănhọc ta bước vào giai đoạn hiện đại. Các nhà văn Tự lực đã góp phần đáng kể vào quá trình hiện đại tiểu thuyết Việt Nam trong nhũng năm 30 của thế kỷ XX. Đến Tự lực văn đoàn tiểu thuyết đã trở thành thể loại trung tâm của nền văn học mới. Người ta chia ra các tiểu loại của tiểu thuyết như tiểu thuyết ái tình, trinh

thám, xã hội, lịch sử, phong tục, tâm lý... Theo hướng đi sâu vào tâm lý và cuộc sống xã hội cùng với sự cách tân văn xuôi tiếng Việt, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn quả là chững chạc và có nghệ thuật đáng chú ý hơn so với tiểu thuyết của nhiều nhà văn

đương thời.

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 70 - 72)