Và về cải cách xã hộ

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 59 - 61)

III. NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ YẾU TRONG TIỀU THUYẾTCỦA KHÁI HƯNG

2. KHÁI HƯNG, NHÀ TIỂU THUYẾTCỦA QUYỀN SỐNG CÁ NHÂN, NẾP SỐNG ÂU HOÁ VÀ CẢI CÁCH XÃ HỘI.

2.2. Và về cải cách xã hộ

Mẫu hình con người Khái Hưng muốn quảng bá, thể hiện, chẳng những có ý thức về quyền sống cá nhân, có lối sống mới mẻ, cảm giác dồi dào, có thể chất đẹp đẽ, mà họ còn có tinh thần tạm gọi là "dân tộc, dân chú". Họ cũng gần gũi, giúp đỡ những người nghèo khổ, đói rách, dốt nát, và muốn cải cách xã hội, cải thiện đời sống dân quê. Hiền trong Trống mái, không chỉ biết cảm phục trước tình cảm hữu ái giai cấp của những người dân chài, mà còn là một "chiến sĩ” xã hội phát thuốc chữa bệnh cho người nghèo. Vợ chồng bà chủ đồn điền Lâm trong Hạnh cố gắng làm những điều tốt

đến mức bà lão bán hàng nước đã nhận xét: “quí hoá quá! ông chủ bà chủ tốt lắm. Hay làm phúc, làm đức" [90, 58]. Vợ chồng Phương, Lan, trong Những ngày vui thì tuy là con quan, nhà giầu, gia đình cự phú, nhưng rất hăng hái với chương trình cải cách, cải thiện đời sống dân quê. Đồn điền của họ nhũng năm 28-30, có "đường đi rộng rãi, phố xá sạch sẽ, nhà lợp ngói, lợp tranh cao ráo, sáng sủa [88, 15]. Trong Gia đình, Khái Hưng miêu tả - đối lập với cuộc sống nhỏ nhen, kình địch vềđịa vị xã hội của chị em trong đại gia đình phong kiến - vợ chồng Hạc Bảo sống thanh thản, tràn

đầy hạnh phúc. Hạc đang học đốc tờ, bỏ về lập đồn điền cùng với Bảo thực hiện chương trình cải cách. Họ cũng thu tô, nhung sau khi nộp đủ thuế còn lại bao nhiêu dốc cả vào công việc cải thiện đời sống tả điền: Phát thuốc, mở chợ, đắp đương, xây

trường học, lập khu nghỉ mát... Hai người thành công một cách dễ dàng. Họ sống vui vẻ, thoả mãn trong lao động và công cuộc từ thiện. Bảo suy nghĩ: "chỉ sự làm việc mới có thể đem đến cho con người một tâm hồn khoáng đạt, để sống một đời khoáng đạt"

[185, 625]. Bởi vậy:

Trước kia Bảo chỉ đọc sách và cùng chồng bàn bạc về cách mở mang trong đồn điền. Nay nghe lời Hạc, nàng chia hẳn thời giờ của nàng ra, theo một bản chương trình vạch sẵn: lúc nào đọc sách, lúc nào dệt vải, canh suốt, lúc nào theo chồng đi thăm các nương chủ vườn cam. Mùa nào việc ấy, quanh năm, không bao giờ nàng buồn phiền vì ngồi rỗi [185, 625].

Bảo còn rất sung sướng, thoả mãn khi: "trông thấy ở trước mắt những người dân quê mặt mũi sạch sẽ, quẩn áo sạch sẽ nô đùa trò chuyện thảnh thơi. Rồi ở các làng khác, họ sẽ theo gương dựng những nơi nghỉ mát cao ráo như thế cho dân làng [185, 626].

Bảo cũng như Hạc đều thích làm việc và giúp ích cho đời. Họ cảm thấy sung sướng thỏa mãn và lạc quan tin tưởng vào cuộc sống.

Qua các nhân vật trong tiểu thuyết, chứng tỏ Khái Hưng có tư tưởng chân thành, thiện ý đối với người dân quê tuy đó là tình cảm ban ơn, nhưng cũng đáng ghi nhận.

Như các cây bút khác của Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết của Khái Hưng còn thể hiện hình ảnh người chiến sĩ xã hội muốn sống vì người khác, muốn làm việc có ích cho

đời Ngọc trong Hồn bướm mơ tiên tuyên bố. "gia đình! Tôi không có gia đình nữa. Đại gia đình của tôi nay là nhân loại là vũ trụ, mà tiêu gia đình của tôi là... hai linh hồn của đôi ta, ẩn núp dưới bóng từ bi Phật Tổ" 1185, 591. Trong Nửa chừng xuân, Lộc cũng hùng hồn:

Sao anh lại không nghĩ tới xã hội, đem hết nghị lực, tài trí ra làm việc cho đời (...). Trời ơi! Anh sung sướng quá, anh trông thấy rõ rệt con đường tương lai sáng sủa của anh rồi. Đời anh từ nay thế nào rồi cũng đổi khác hẳn. Đời anh từ nay sẽ không riêng của anh nữa. Anh sẽ vì người khác mà sống, vì người khác, anh sẽ bỏ cái đời an nhàn phú quí mà dấn thân vào một cuộc đời gió bụi. Anh đã trông thấy hiện ra trước mắt những sự cay cực lẩm than đương đợi anh. Nhưng anh không ngại vì có em... [185, 240].

Những lời của Ngọc và Lộc, tuy mơ hồ, không khỏi huênh hoang, nhưng đấy là khát vọng, là hoài bão, là tâm sự của một số người thời đó.

Trong Tiêu sơn tráng sĩ, Phạm Thái, Quang Ngọc, Nhị nương... có giấc mộng anh hùng phò Lê, diệt Tây Sơn. Tuy giấc mộng không thành họ sống trong bế tắc, tuyệt vọng, nhung nhũng dự tưởng, khí phách của họ cũng ít nhiều thể hiện tinh thần dân tộc của tác giả.

đình, Thoát ly, Thừa tự và cá Tiêu sơn tráng sĩ, tiểu thuyết của Khái Hưng đã khám phá, miêu tả, quảng bá cho một mẫu hình con người mới.

Mà tập trung nhất là hình tượng người trí thức Tây học, trẻ trung, có ý thức về

quyền sống cá nhân, tự do yêu đương, tự do kết hôn, tự do lựa chọn lối sống của mình, có đời sống tâm hồn phong phú, dồi dào, có vẻđẹp thể chất, biết cách trang điểm... Họ

cũng là những "chiến sĩ xã hội” hạ mình xuống cảm thương trước nỗi khổ của những người dân quê, khốn cùng, dốt nát, giúp đỡ họ và nói chung muốn làm việc có ích cho

đời. Đóng góp của tiểu thuyết Khái Hưng và Tự lực văn đoàn là đã mở ra một hướng

đi tới, đem đến một quan niệm mới về xã hội và nhân sinh (cá nhân, tự do, âu hóa...) và nó được thanh niên thành thị, nhất là thanh niên trí thức lúc bấy giờđón nhận. Tuy nhiên, lý tưởng, cái mới, cải cách xã hội, cải thiện đời sống dân quê mà Khái Hưng và những người Tự lực quảng bá cũng bộc lộ những hạn chế. Nó mơ hồ, không tưởng, thiếu cơ sở xã hội và theo lập trường cải lương tư sản. Trước đây, ở miền Nam, Nguyễn Văn Xuân đã so sánh những cải cách, duy tân của Tự lực văn đoàn với phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX và ông đánh giá là "chuyến tầu quá trễ", nó nghèo nàn, thậm chí trống rỗng, đơn điệu. Mới đây, trong một số bài viết các Giáo sư Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã chỉ ra rất đúng những hạn chế. Theo cách lý giải của các ông thì cái mới, lý tưởng, cải cách, canh tân của Khái Hưng và Tự lực văn đoàn thiếu cơ sở xã hội, chỉ là lý tưởng vừa tầm, chỉ có tảc dụng lấp đầy tâm hồn trống rỗng của một bộ phận thanh niên thành thị lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)