LỜI CUỐN SÁCH

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 110 - 112)

II NHỮNG CÁCH TÂN TRONG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾTCỦA KHÁI HƯNG

3. Những cách tân trong nghệ thuật ngôn ngữ

LỜI CUỐN SÁCH

Cuốn sách này là luận đã tiến sĩ ngữ văn của tôi đã bảo vệ ở Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước tại hiện Văn học Hà Nội, tháng 11 năm 2005, nay được bổ sung và hoàn thiện thêm trên cơ sở góp ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài Hội đồng. Mong muốn của tôi là đem đến cho các bạn học sinh, sinh viên và học viên cao học một tài liệu tham khảo cần thiết.

Khái Hưng là một nhà văn lớn, là nhà tiểu thuyết có biệt tài. Cùng với Nhất Linh, ông là. tác giả chủ chốt và có sáng tác dồi dào nhất Tự lực văn đoàn. Văn phẩm của ông bao gồm nhiều thề loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện trẻ em, kịch, thơ, khảo cứu, phê bình, tiểu phẩm, luận chiến... Ông còn dịch cả truyện ngắn Pháp đăng trên báo Ngày nay. Ở thể loại nào, Khái Hưng cũng gặt hái được nhiều thành công. Nhưng văn nghiệp chính của ông là tiểu thuyết. Đương thời, nhiều vấn đề trong tiểu thuyết của nhà văn có ý nghĩa rất đáng chú ý về xã hội và văn chương. Sáng tác của Khái Hưng vừa mở đầu, vừa thể hiện và khẳng đinh rất rõ mục đích, tôn chi của Tự lực văn đoàn đồng thời cũng góp phần đáng kế vào tiến trình hiện đại hoá nền văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945.

Những đóng góp của ông cho lịch sử văn học nước nhà được trân trọng và ghi nhận. Một số luận án tiến sĩ, thạc sĩ gần đây đã nghiên cứu tiểu thuyết của nhà văn trong cái nhìn chung của Tự lực văn đoàn. Luận văn cao học đề tài: Những nhận định bước đầu về tiểu thuyết của Khái Hưng của Phạm Ngọc Phúc (tức Vu Gia), sau được chinh lý và in thành sách (Khái Hưng, nhà tiều thuyết) đã có những đóng góp nhất định. Tuy nhiên, luận văn chi đi vào từng tác phẩm riêng lẻ, như tác giả tự nhận xét: riêng luận văn này cho làm công việc nhìn nhận lại những gì đã qua ở từng tác phẩm và xin được góp phần nhỏ vào việc đinh giá ấy" [58, 9j.

Vì vậy có thể nói cho tới nay vẫn chưa có công trình nào thực sự nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về toàn bộ tiểu thuyết của Khái Hưng đế nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, công bằng về quá trình, đặc điểm và những đóng góp của tiểu thuyết Khái Hưng vào tiến trình hiện đại hoá tiểu thuyết Việt Nam.

Công trình của tôi cố gắng vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học văn học (phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích tác phẩm, và phần nào phương pháp so sánh, phương pháp loại hình và các phương pháp hỗ trợ khác); vận dụng những cơ sở lý luận văn học, đặc biệt là lý luận về thề loại tiểu thuyết (nhất là tiếp cận những thành tựu mới của lý luận tiểu thuyết, cửa tự sự học... trong nước và phần nào của nước ngoài để đi sâu nghiên cứu toàn bộ tiểu thuyết của Khái Hưng, tìm hiểu về bản thân nhà văn điều sứ, quan niệm sáng tác...), tìm hiểu môi trường sáng tạo của nhà văn (tức Tự lực văn đoàn), để thấy rõ:

1. Tác động qua lại giữa Khái Hưng và Tự lực văn đoàn.

2. Những thành tựu về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật (cả hạn chế) của tiểu thuyết Khái Hưng.

3. Ý nghĩa của thành tựu đó đối với quá trình hiện đại hoá tiểu thuyết Việt Nam, đối với sự phát triển của văn học dân tộc.

Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với các Giáo sư, Phó Giáo sư Tiến sĩ, các nhà khoa học trong Hội đồng chấm luận án của tôi (cấp cơ sở và cấp nhà nước). Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với PGS. TS. Lê Thị Đức Hạnh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi về phương pháp khoa học. Tôi cũng chân thành cảm ơn Nhà Xuất bản Thế Giới và chuyên viên biên tập Nguyễn Bích Hằng đã tạo điều kiện để cuốn sách của tôi đến được với bạn đọc.

Trong quá trình biên soạn, cuốn sách của tôi chắc chắn còn những thiếu sót, tôi mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các nhà khoa học và đông đảo bạn đọc đề có thể hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)