NHẬN THỨC CHUNG CỦA KHÁI HƯNG VỀ NGHỀ VĂN

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 36 - 38)

II. QUAN NIỆM VÀ XÃ HỘI, NHÂN SINH VÀ VĂN CHƯƠNG CỦA KHÁI HƯNG

1. NHẬN THỨC CHUNG CỦA KHÁI HƯNG VỀ NGHỀ VĂN

Theo Khái Hưng, viết văn là loại hình lao động khổ công và cực nhọc vô cùng. Cái khổ, cái cực ít gì so sánh được. Trong tiểu thuyết Trống mái, ôngviết:

Đến như các nhà theo nghề văn, thơ thì lại khổ sở hơn nữa. Ở ngoài Cảnh sắc tốt tươi mà tự nhất mình vào trong phòng để tưởng tượng vẽ ra những Cảnh sắc, rồi tưởng tượng mới, tưởng tượng cho tới khi đôi mắt cận thị phải mòn mới, tấm thân xưa kia nở nang phải khô héo, tâm hồn xưa kia sáng suốt phải mờ tối đi. Họ cắm cúi thêu lời ca tụng cái đẹp cái tươi của vạn vật muôn năm không già... [89, 70].

Tác giả nhận thấy nghề văn vất vả, khổ sở nhưng cũng là nghề vui sướng. Ông viết:

"Trước kia vui vì viết văn (...) một nghệ sĩ thì bao giờ mà không vui, không sướng, bao giờ mà không tận hưởng. Tận hưởng cái thú làm việc..." [72, 73]. Với Khái Hưng viết văn là một nghề, hơn nữa là một lý tưởng mà Ông tôn thờ, phụng sự suất đời và không

khi nào rời bỏđặc. Lý tưởng ấy là "kết quả của suy xét và tin tưởng" chứ không phải là sự"nhẹ dạ khinh bạc”, không phải là sự"thúc giục hay khuyên báo" của ai khác. Khái Hưng viết:

Không khi nào tôi bỏ được cái lý tưởng mà tôi thờ phụng trong thâm tâm một khi tôi đã nhận nó là lý tưởng duy nhất của tôi (...). Cái quan niệm văn chương mà bao giờ tôi cũng chắc chắn, tin tưởng. Luôn luôn tôi tự bảo tôi: "Xưa nay mình chỉ viết cho mình, chỉ viết để thỏa mãn lòng sốt sắng muốn viết, để thoả mãn những nhu cầu của một tâm hồn bứt rứt, trong một xã hội dưới một chính thể không thích hợp với nó...

[72, 76].

Quan niệm trên đây cũng chính là tư tưởng nghệ thuật chi phối sâu sắc quá trình sáng tạo tiểu thuyết của Khái Hưng. Ông cũng như các nhà văn Tự lực tuy trong lòng cảm thấy bứt rứt, khó chịu, không bằng lòng với thực trạng xã hội, nhưng vẫn chấp nhận nó và chỉ chủ trương cải cách, sửa đổi nó cho thích hợp, cho tất hơn, chứ không phủ nhận, không thấy cần phải thay đổi tận gốc rễ như các nhà văn hiện thực. Chính vì vậy mà cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn chương của ông là phê phán lễ giáo và

đại gia đình phong kiến, đề cao chủ nghĩa cá nhân và nếp sống âu hoá, tỏ niềm thương cảm với đời sống dân quê, thể hiện một giấc mơ cải tạo xã hội theo lập trường cải lương tư sản. Nhân vật chủ yếu trong tiểu thuyết của Khái Hưng, khác hẳn với nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao... Một đằng nhân vật được cảm nhận, miêu tả từ góc độ con người cá nhân còn một đằng được cảm nhận, miêu tả từ góc độ giai cấp và xã hội. Trong tiểu thuyết hiện thực, các nhà văn đi sâu khám phá, thể hiện con người theo bản chất xã hội, bản chất giai cấp. Họ hoặc là những người trí thức, những người nông dân, những dân nghèo bị

áp bức, đày đoạ sống khổ nhục về vật chất và tinh thần hoặc là những địa chủ, quan lại sống bằng áp bức bóc lột. Trái lại, trong tiểu thuyết của mình, Khái Hưng đi sâu khám phá, thể hiện mẫu hình con người cá nhân. Đó là những "chàng" những "nàng" tân thời, học chữ Tây, sống trên phố, hấp thụ văn minh châu âu, đòi tự do yêu đương, tự

do kết hôn và tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống âu hoá: cá nhân, tự do và hạnh phúc. Họ phủ nhận con người chức năng trong luân thường, con người chỉ biết sống với gia

đình, với họ hàng, với làng xã, làm con hiếu, làm tôi trung.

Tiếp thu tư tưởng tự do, dân chủ và nếp sống tư sản, đô thị phương Tây, Khái Hưng cũng như những người Tự lực phê phán mạnh mẽ, quyết liệt xã hội và con người cũ. Họ muốn đánh đổ sụp, bật gốc rễ thế hệ cũ và muốn thế vào đó một thế giới mới. Nhưng rồi họ nhận thấy thế giới mới đâu phải bao giờ cũng đẹp như dự tưởng, như mơ ước. Thế giới cũđổ sụp, tiêu tản, nhường chỗ cho thế giới mới, một thế giới non nớt, bấp bênh... Qua lời nhân vật Nguyên trong tác phẩm Đẹp nhà văn đã phát biểu:

Tôi cũng bắt đầu từ thế hệ trước, cái thế hệ Nho tàn. Các anh có thấy đẹp không? Cả một thế giới đổ sụp, bị nhổ bật gốc rễ lên(...). Thế giới ấy sụp đổ, tiêu tán đi để nhường chỗ cho một thế giới mới, bơ ngỡ, non nớt, bấp bênh, lung lay trước gió...

[185, 878].

Đây cũng chính là suy ngẫm, là nhận thức sâu sắc của Khái Hưng về tiến trình âu hoá của thời đại và cũng là sự vận động của thế giới nhân vật tiểu thuyết của ông. Thay vì khẳng định say mê, nồng nhiệt con người cá nhân, đả phá, lên án gay gắt Nho giáo, luật lệ phong kiến hà khắc, tiểu thuyết của Khái Hưng về sau mở ra một thực trạng, một mối Băn khoăn lớn về tình trạng trụy lạc của thanh niên. Thanh niên sống không lý tưởng, không niềm tin, bế tắc sa đọa.

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)