KHÁI HƯNG COI TRỌNG THỨ VĂN CHƯƠNG GẮN VỚI CUỘC ĐỜI.

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 38 - 40)

II. QUAN NIỆM VÀ XÃ HỘI, NHÂN SINH VÀ VĂN CHƯƠNG CỦA KHÁI HƯNG

2. KHÁI HƯNG COI TRỌNG THỨ VĂN CHƯƠNG GẮN VỚI CUỘC ĐỜI.

Từ đầu năm 1934, khi giới thiệu tập truyện Vàng và máu, Khái Hưng đã đánh giá cao Thế Lữ"... Vàng và máu gần như thực biết bao. Trong truyện không sự gì đưa ra mà không hợp lẽ, không một cái kết quả nào mà không có nguyên nhân chắc chắn vững vàng" [73, 81]. Trên Ngày nay số 89 ngày 12 - 10 - 1937, phê bình tiểu thuyết Một mình trong đêm tối của Vũ Bằng, ông lấy làm sung sướng "mỗi khi được đọc một tác phẩm lọt ra ngoài vòng khuôn sáo ( ) "thà dở. Nhưng đừng tầm thường, đừng sáo!”Tôi vẫn tự nhú thế” [74]. Khái Hưng phân biệt hai cách miêu tả nhân vật con người và cuộc đời, hoặc là "nhận xét sự thực mà tả ra”, chỉ tả những điều biết và

"những điều trông thấy" hoặc là "tả theo tưởng tượng cúa khối óc"? Ông khen Vũ

Bằng đã miêu tả"tâm trạng một thầy ký nhà buôn biển thủ tiền quĩ, và ở đoạn cuối khi tác giả vẽ cái cảnh gia đình bất hoà, chồng nghiện thuốc phiện, vợ ham mê cờ bạc và phải lòng trai" là "hoạt động biết bao! Mà thực biếtbao. Đồng thời tác giả cũng phê phán:

Đoạn tả cái xã hội trường giả, thì tôi thấy Ông Vu Bằng ngây thơ quá, và vì thế tôi không tin rằng đó là tất cả sự thật như lời Ông đã công bố (...). Và tôi chắc ông còn ít tuổi lắm. Ông chưa từng trải cuộc đời mà lại cứ muốn tả Cảnh đời khắt khe, gay go thì tránh sao được những khuyết điểm trong sự nhận xét hồ đồ [74].

Khái Hưng cũng đề cao sự"thành thật" của nhà văn, đề cao phương diện chủ quan của chủ thể sáng tạo. Ông viết:

Thành thực đó là đức tính không có không được của nhà văn (...) Nhà văn chúng ta ai ai cũng phải can đảm hơn người thường. Đáng lẽ ta phải mạnh bạo viết những điều mà mọi người, mà ta, nhất là ta giao kỹ ở tận đáy linh hồn, những nỗi Băn khoăn, những sự vui mừng, lo sợ, tức tối thèm muốn, ghen ghét đang ẩn náu trong khối óc, trong trái tim ta [75, 6].

Viết văn với Khái Hưng là phô diễn những cái sâu kín nhất trong lòng:

Bao giờ nhà văn cũng chi ích kỷ, và chính nhờ về lòng ích kỷ ấy mà họ đã giúp cho nhân loại bằng cách đem phô diễn những cái sâu kín, âm thầm, Băn khoăn, uất ức mà người ta chỉ thành thực viết ra khi nào người ta viết cho người ta, viết để trút cái gánh nặng đè trĩu tâm hồn. Những cái sâu kín, âm thẩm, Băn khoăn, uất ức của nhân loại hay nói giọng đời nay, của đại chúng [75, 78].

Theo Khái Hưng, nhà văn không thể chỉ suy xét theo phương diện khách quan trong miêu tả cuộc sống. Ông viết:

Phải tả chân thường khoe khoang chỉ suy xét theo phương diện khách quan. Nhưng chi theo phương diện khách quan liệu có được không? Tả một người giận dữ mà chỉ tá những hiện trạng của sự giận dữ thì bức tranh của ta không thể đầy đủ được. Muốn nó đầy đủ, ta phải hỏi lòng ta, ta phải hỏi ký ức xem khi ta tức giận thì ý nghĩ và tính tình ta ra sao, thì cảm giác ta ra sao, hơn thế ta phải sống lại một cơn giận [75, 6].

Ở đây nhà văn đã nhầm lẫn giữa khách quan và khách quan chủ nghĩa. Ông không hiểu đúng về các nhà văn hiện thực. Miêu tả khách quan đương nhiên là đã phải thông qua nhận thức, nếp cảm, nếp nghĩ riêng của chủ thể sáng tạo.

Tôn chỉ của Tự lực văn đoàn khẳng định: "Đem phương pháp khoa học thái Tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam”. Trong quá trình sáng tác tiểu thuyết, sáng tạo nhân vật, Khái Hưng không "dễ dãi quá","không đem trí tưởng tượng ra mà bịa đặt, có khi không cẩn hợp lý chút nào [141, 81]. Khái Hưng đề cao "một lối văn viết theo óc khoa học" [141, 81]. Trong tiểu thuyết của nhà văn cuộc sống và con người thường

được miêu tả với tinh thần duy lý thuận theo lô gíc, theo lẽ phải. Ông cố gắng khám phá, tìm hiểu về con người với những động cơ, hành động, và chiều sâu tâm lý để thể

hiện nhân vật. Nhưng đến cuối chặng đường sáng tác thì quan niệm của Khái Hưng lại có những thay đổi. Trên báo Ngày nay số ra ngày 23-9-1939 trong bài Vẻ tự nhiên của cuộc đời trong tiểu thuyết, nhà văn đưa ra quan niệm tiểu thuyết phải "giản dị như đời sống của người nhà quê Á Đông”, "tiểu thuyết phải gần đời phải là đời với những lúc sướng lúc khổ, phải có những cái nhỏ nhen, tầm thường, cao thượng của đời, phải có những cái đáng thương, những cái buồn cười, những cái bực tức" [141, 82]. Tác giả

cũng đã chê bai không đúng vế những nhà văn xã hội. Ông cho rằng các nhà văn này

đã không miêu tả cuộc đời một cách chân thật, do đó không gợi được lòng trắc ẩn. Ông viết:

Một nhà văn "xã hội” An Nam minh viết truyền người mẹ thì hẳn đã đổ hết lên đầu người đàn bà những cái nhục nhã khốn nạn mà tác giả có thể tưởng tượng ra được. Nào bị hiếp, bị thù, chồng bị quan đánh, cường hào ức hiếp, mẹ bị đuổi, con bị bán, không còn thứ tội để nào của nhân loại mà tác giả có thể quên thuật ra, tỏ ra với những mẩu hết sức đen sạm [141, 83].

Thật ra, trong xã hội thực dẫn phong kíến, dân ta, nhất là phụ nữ thì vô cùng cực khổ nhiều khi không bút nào tả xiết.

Có lúc Khái Hưng quá nhấn mạnh đến viết văn là viết cho mình, viết để tự biểu hiện. Ông nhận thấy “lòng ta là một thế giới mênh mông, nếu ta để trí suy xét của ta len vào các ngóc ngách, các nơi kín tối, chăm chỉ tìm tòi, ta sẽ thấy nhiều sự mới lạ. Tưởng sống tới trăm tuổi, ta cũng không biết được rõ lòng ta" [75, 6]. Đó cũng là quan niệm chung của những nhà văn Tự lực. Thạch Lam cũng rất chú ý khai thác tâm hồn

mình khi Ông viết:

Người ta là một động vật rất phiền phức. Tâm hồn người ta không giản dị như một biểu hiện và bao giờ cũng có một phần bí mật. Một người rất tốt có thể có lúc giận dữ, tàn ác, như một người rất ác có thể có những lúc hiền hậu, nhân từ. Người ta là người, là người với những sự cao quí và hèn hạ của người. Những hành vi của người ta không phải chi do lẽ phải và trí thức, và phần nhiều định đoạt bởi những nguyên cớ sâu xa khác: tính di truyền, tạng người, tính chất v. v.. nhà tâm lý học Freud, khi giảng rõ cái quan trọng của phần "vô giác trong sự sống của người đã mở một cách gián tiếp, một cái bờ cõi không ngờ cho văn chương [141, 94].

Theo Thạch Lam, tiểu thuyết xếp đặt và bố trí khéo léo và chặt chẽ thì lúc nào cũng

đi gần cái vực sâu của sự giả dối. Chính vì suy nghĩ như vậy mà những người Tự lực

cũng như Khái Hưng quan niệm tiểu thuyết "không có truyện nữa. Cái đời người mẹ tài chỉ lần lần hiện ra trước mắt ta”. Như vậy, Khái Hưng đã vượt qua quan niệm tả

thực của các nhà văn cổđiển Pháp thế kỷ thứ 17 đểđi đến quan niệm của Plaubert, ZÔ la, Duhamel, Martin du Gam. :Đó là xu hướng mô tả cuộc sống một cách tự nhiên, không tập trung về một ý tưởng hay xoay quanh một chủ đề mà là một sự diễn tiến, theo cuộc sống như một cuốn phim ngoài phố vừa quay xong.

Khái Hưng và những người Tự lựcđã từ bỏ quan niệm văn chương tải đạo, đề cao thứ văn chương gắn với cuộc đời. Họ thường nói: viết văn là viết những điều nghe thấy, trông thấy, viết về những vấn đề nảy sinh trong đầu. Nhưng những điều thấy và cảm nhận của họ còn có nhũng hạn chế và khác với các nhà văn hiện thực. Nhà văn chỉ

tìm tòi, khám phá, thể hiện môi trường, tâm lý trưởng giả, phản ánh mâu thuẫn giữa mới và cũ xoay quanh những xung đột về tư tưởng, tình cảm, lối sống trong lĩnh vục tình yêu hôn nhân, gia đình, tập tục. Nhà văn chỉđứng về phía những khát vọng, quyền sống cá nhân, nếp sống phương Tây, để phê phán lễ giáo, đại gia đình phong kiến và muốn thực hiện cải cách xã hội theo quan điểm cải lương tư sản. Trái lại, các nhà văn hiện thực lại chú ý nhiều đến việc miêu tả cuộc sống của tầng lớp trung lưu và dân nghèo. Họ phản ánh những xung đột xã hội, những mâu thuẫn giữa giàu và nghèo, giữa bóc lột và bị bóc lột. Họ phê phán bọn cường hào, địa chủ, phong kiến xấu xa, tàn ác và bênh vực, cảm thông trước nỗi khổ của những người lao động.

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)