QUAN NIỆM VỀ XÃ HỘI, NHÂN SINH VÀ VĂN CHƯƠNG CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN.

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 34 - 36)

VĂN ĐOÀN.

Các nhà văn chủ chốt trong tổ chức Tự lực văn đoàn là kiểu nhà văn trí thức tư sản Tây học. Họ là sản phẩm của hoàn cảnh, tâm thế xã hội đô thị hiện đại trong những năm ba mươi của thế kỷ trước và hấp thu nếp sống phương Tây cùng những ý tưởng nhân đạo và tự do cá nhân. Họ muốn cải cách, canh tân xã hội và văn hoá theo lập trường duy tân cấp tiến. Họ tuyên bố. "Chúng tôi chỉ muốn làm một nhà cải cách, "chúng tôi muốn tiêu diệt cuộc đời cũ. Nó sẽ bị tiêu diệt. Then chốt của nó là cái đạo Tống - Nho. Vì thế mà chúng tôi mạnh bạo bài bác cái đạo không hợp thời ấy" [118, 8 + 9]. Lập trường của họ rất rõ ràng, dứt khoát. Đạo Nho đã không hợp thời nữa:

Những lý tưởng của các cụ xưa không hợp với trình độ học thức của thiếu niên nữa. Nho giáo lung lay sụp đổ, sắp sửa theo mấy nhà thâm Nho còn sót lại mà tiêu diệt với thời gian. Còn đạo Lão, đạo Phật chi đem lại cho thiếu niên những tư tưởng chán đời, ta không thề nương tựa vào đây mà sống còn được [139, 435].

Nền luân lý cũ thì:

Nền luân lý ấy bắt ta phải bái phục lời nói cổ nhân dầu lời nói có sai cũng mọc, không được đem lý luận ra để bẻ bác. Cha mẹ đẻ ra ta thì những câu bảo ban, ta phải cúi đầu vâng theo dù những câu ấý trái với tư tưởng của ta. Mà kể thực ra thì dưới chế độ đô ta chẳng còn có tư tưởng gì nữa, mà ra là của gia đình. Chữ tự do cá nhân là một chữ từ xưa đến nay ta không biết nghĩa là gì. Ngày nay cái óc biết suy xét của ta bắt ta không nhắm mắt như xưa, mà bắt ta đem lẽ phải, lương tri ra mà suy nghĩ cứu cánh mọi sự ở đời [139, 435]

Tục lệ cổ truyền cũng đã trở nên lạc hậu: "Ta phải tìm thấy tinh thần văn minh thái Tây rồi tự tạo lấy những điều nhu cầu cho ta, và muốn thế ta phải dứt bỏ những dây buộc chằng chịt lấy linh hồn ta tức là những tục lệ cổ hủ và trí phục tùng của cả một dân tộc" [139, 435]. Vì thế họ dứt khoát:

Theo mới, như chúng tôi đã nói, là âu hoá... âu hoá là đem những nguyên tắc của nền văn minh Tây phương áp dụng vào đời ta. Ngày xưa ta không sống theo lẽ phải, ta sống theo tục lệ thành kiến, theo mệnh lệnh bất khả luận của cố nhân... âu hoá là điều hoà chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa xã hội, là hành động làm sao cho trong xã hội,

cá nhân được tự do nảy nở tính tình, tri thức của mình (34, 246). Họ tin tưởng:

Những lý tưởng, những quan niệm cũ dần dần mất vé uy nghi, lẫm liệt, trít rồi cũng phải theo thời gian mà tan, nhường ch6 cho những quan niệm, những tư tưởng mới. Linh hồn người ta đã thay đối, tất hoàn cảnh không chóng thì chầy cũng phải đổi thay. Thay đối hoàn cảnh, đó là mục đích của chúng tôi [118, 8 + 91].

Những người Tự lực có quan niệm rất mới về làm báo.

Theo họ, báo chí của thời đại mới phải sống về độc giả, phải săn sóc đến thời sự,

đến dư luận, phải viết về những vấn đề có liên quan đến số đông người: "Có một điều ai cũng nhận thấy là vào thời kỳ báo Phong hoá ra đời (kể từ số 14 trở đi, lúc Tự lực văn đoàn bắt đầu chú trương báo Phong hoá), trong làng báo có một khuynh hướng mới về mặt nhà nghề: tờ báo viết để quần chúng xem và tờ báo mong sống về độc giả"

[118, 6]. Với họ:

Báo của buổi đời mới không thể là những tờ báo khảo cổ hay sống dựa vào những tài liệu được nữa. Những tờ báo đó phải căn cứ vào hiện tượng, phải săn sóc đến dư luận, đến thời sự, phải là những bức tranh hoạt động của xã hội trước mắt. Nhà viết báo không thể cắm đầu lục lọi trong kho sách cũ, hoặc bỏ gối trong phòng viết những bài luận về triết lý vừa khô khan, vừa khó hiểu, nhà viết báo bây giờ phải làm thế nào để ai ai cưng hiếu được mình và viết ve những vân đề có ăn quan đến một số đông người [l18, 6].

Các nhà văn Tự lực văn đoàn cũng có quan niệm mới về văn chương. Khác với văn gia lớp trước, họ muốn đưa cuộc đời thực tế vào văn học. Thế Lữ viết:

Cái hay của một cuốn truyện về phong tục không.phải ở cái luân lý của cuốn truyện ấy, bởi vì mục đích của nhà viết văn không phải là giãi bày hay thuyết phục mà chỉ là ở sự diễn tả các hành vi của người đời, làm cho các hành vi đó được rõ rệt minh bạch hơn cái quang cảnh sôi nổi và rắc rối của cuộc sinh hoạt hàng ngày. Những cách kết câu phần nhiều cay đắng mà nhà văn cứ theo sự thực làm ra sẽ có ánh hưởng trà rung động sâu xa hơn những cái lạc quan giả dối của nhũng chuyện tầm thường chỉ cốt để cho người đọc truyện được yên giấc ngủ ngon. Chỉ có những cảm giác của cuộc đời thật là còn lại và in sâu trong trí nhớ của người đọc, còn một cốt truyện kể ra và kết cấu một cách khéo léo cho dừa ý độc giả sẽ bị quên ngay, không ai bàn đến nữa

[118, 441].

Họ khẳng định:

Đã biết chân lý ở đâu, lẽ tự nhiên là phải quả quyết bồng bột mà theo. Vì lý ấy, chúng tôi mạnh bạo, hăng hái đem văn chương phụng sự lý tường cải cách: phá hủy những hủ tục đồi phong, xây đắp một cuộc đời hợp với lẽ phải, bỏ thành kiến, trí phục tàng, lấy lương tri mà xét đoạn mọi sự... Cái tinh thần vị tha bảo giờ cũng soi lối cho

chúng tôi đi [118, 8].

Mục tiêu, ý tưởng họ muốn phát biểu, bộc lộ trong sáng tác văn chương là: theo chủ nghĩa bình dân, ca tụng vẻđẹp của đất nước mà không có tính cách trưởng giả quí phái, lúc nào cũng trẻ yêu đời có chí phấn đấu, trọng tự do cá nhân, làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa. Lý tưởng văn chương ấy, tư tưởng nghệ thuật ấy thấm sâu vào thế giới nghệ thuật của các nhà văn Tự lực, nó như một nguyên tắc cơ

bản của tư duy nghệ thuật của họ, chi phối quá trình tìm tòi, khám phá, lựa chọn đề tài, chủ đề, cốt truyện và xây dựng hình tượng, tổ chức xung đột nghệ thuật. Nó làm nên diện mạo, xu hướng, mô hình của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)