Những quan niệm, những cách cảm nhận mới về con ngườ

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 79 - 82)

II NHỮNG CÁCH TÂN TRONG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾTCỦA KHÁI HƯNG

2. NHỮNG CÁCH TÂN TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT.

2.1. Những quan niệm, những cách cảm nhận mới về con ngườ

cảm nhận mới về con người. Nhà văn có những tìm tòi, khám phá, mô tả mô hình mới về con người. Nhân vật trong tiểu thuyết của tác giảđã mang một hệ thống giá trị nhân cách mới, rất đặc trưng cho tiểu thuyết của ông, và Tự lực văn đoàn. Không còn những ác lệ, công thức, không còn những nhân vật chức năng: trung, hiếu, tiết nghĩa... Nhân vật của Khái Hưng có tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, nếp sống và phẩm chất mới. Tác giả đã ý thức rất rõ nhiệm vụ của nhà tiểu thuyết “làchỉ tả ra những cảnh ngộ, những hình trạng, những tính tình của một xã hội, của một thời đại mà thôi" [185, 86]. Trong suốt hành trình sáng tạo, tác giảđã không ngừng tìm tòi, khám phá, miêu tả con người của thời đại ông. Là nhà văn trí thức tư sản Tây học những năm 30 của thế kỷ XX, tác giả có nhũng nhân vật của riêng mình với những sở trường và sởđoản. Sống dưới ách

đô hộ của thực dân Pháp, một số trí thức mới trong thời kỳ này đã nhận thấy sức mạnh của phương Tây. Họ thấy xã hội ta lạc hậu, Nho giáo suy tàn, dân ta cực khổ, lạc hậu, thất học, với quá nhiều mê tín dịđoan. Họ không bằng lòng với thực trạng xã hội. Họ

nhận thấy muốn thoát khỏi cảnh lệ thuộc phải nâng cao dân trí, cải tạo xã hội. Nhưng họ không phủ nhận triệt để xã hội, không thấy cần thay đổi tận gốc rễ chếđộ hiện thời. Họ muốn cải cách, cải tạo trong phạm vi pháp luật. Chính vì vậy, nhóm nhà văn thanh niên trí thức trong Tự lực văn đoàn đã dùng báo chí, văn chương, nghệ thuật và hoạt

động xã hội để vận động cải cách xã hội trong khuôn khổ một nước thuộc địa. Các tác phẩm văn chương của họ đã đóng một vai trò không nhỏ trong tiến trình vận động cải cách xã hội. Họ mô tả cuộc đấu tranh mới cũ, tích cực cổ vũ quảng bá, nâng cao đời sống mới. Từ những quan niệm mới về con người, Khái Hưng cùng những nhà văn Tự lực không chấp nhận mô hình con người cũ, con người chức năng trong luân thường, con người sống với gia đình, họ hàng, làng xã, làm con hiếu, làm tôi trung. Đồng thời, thế vào đấy, nhà văn tập trung khám phá, mô tả, khẳng định mẫu hình nhân vật mới.

Đó là những "nàng", những " chàng" trẻ tuổi, tân thời, học chữ Tây, hấp thụ văn minh châu âu, đòi tự do yêu đương, tự do kết hôn, cái đẹp trong cuộc sống âu hóa: cá nhân, tự do, hạnh phúc.

Khái Hưng đã thành công khi xây dựng các nhân vật đại diện cho lễ giáo và đại gia

đình phong kiến trong hàng loạt tác phẩm của ông. Với lập trường duy tân cấp tiến, với sự trải nghiệm cuộc sống trường giả, nhà văn đã khám phá, miêu tả được nhiều hình tượng khá tiêu biểu và linh động về con người cũ. Đó là nhũng hình tượng có giá trị hiện thực, giá trị phê phán khá sâu sắc, như nhân vật bà án trong Nửa chừng xuân, bà án trong Gia đình, bà Ba trong Thừa tự, bà Phán trong Thoát ly, v. v..

Tiểu thuyết của Khái Hưng cũng phê phán bọn cường hào, địa chủ, quan lại. Hàn Thanh là hình tượng một tên cường hào xuất hiện rất sớm trong tiểu thuyết của Khái Hưng và cũng tương đối sớm trong văn học. Hắn "giầu nhất trong hàng huyện và thứ nhì, thứ ba trong hàng tỉnh". Hắn chuyên hà hiếp người lương dân. Hắn là một con cáo già, không "bao giờ kém cạnh nước gì". Vì hiềm khích, hắn có thể sai đầy tớ đốt nhà người ta. Hắn vừa ngọt nhạt, vừa đe dọa Mai: "Nhà cô mà tôi đã không mua thì tôi đố đứa nào ở vùng này dám mua nổi. Không những thế, còn khốn khổ cực nhục với tôi

nữa [185, 73].

Nhân vật Hàn Nghị trong Những ngày vui là một tên trọc phú vừa quê mùa vừa "có oai quyền, có thân thế”. Ông ta biết chắt bóp từng trinh, nhưng cũng biết tiêu phí hàng trăm, hàng nghìn. Ông ráo riết đối với bọn khốn khó đến nhà ông ta vay mượn, cầm cố, mua bán. Cũng như nghị Quế trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, mỗi vụ thuế là mùa hoa lợi mà Hàn Nghị gặt hái. "Thiên tai càng diễn ra, mùa màng càng kém, thì mùa cẩm bán của ông ta càng có nhiều lợi, gì ông ta càng dễ bóp chẹt kẻ túng bấn, trả rẻ bao nhiêu họ cũng phải để cho ông" [88, 35]. Vợ chồng Hàn Nghị cũng vừa đấm, vừa xoa để mua rẻ, cũng coi nó không bằng con vật (bà Hàn Nghị vừa dè bỉu, chê bai, vừa "vỗ vào cái bụng ông của con bé như người ta mua lợn ) [88, 391].

Ông nội của Cảnh trong Băn khoăn cũng là một cường hào, một trọc phú điển hình. Có thể nói, ông thuộc nòi cường hào cáo già như Bá Kiến của Nam Cao. Đối với ông ta câu tục ngữ "mật ngọt chết ruồi" rất phù hợp và “thường được công việc hàng ngày của ông” minh chứng. “Ông đã chiếm đoạt bao nhiêu ruộng đất của nông dân. Ông ta khôn ngoan lọc lõi, chính vì vậy mà ông ta lần lần đi tới địa bị lý trưởng, chánh tổng, rồi bá hộ, rồi hàn lâm, bà đã gây cái vốn hầu không có gì dần dần thành một tư bản hàng nghìn, hàng chục vạn. Không một việc gì có lợi mà ông ta không làm "dù công việc ấy bọn người chung quanh khinh là bần tiện, là nhơ nhớp" [185, 1065].

Trong tiểu thuyết Gia đình, Khái Hưng đã phê phán sâu sắc bọn quan lại dưới thời Pháp thuộc. Huyện Viết là một nhân vật tiêu biểu. Ngòi bút của nhà văn đã phơi bày bộ mặt xấu xa, tàn bạo của hắn: tham nhũng, hống hách, chạy chọt, cầu cạnh, nịnh nọt quan trên, xa hoa, trụy lạc... Chính hắn đã tự thú nhận:

Tàn ác lâu ngày đã thành thói quen. Buổi đầu khi nghe bọn thơ lại xúi giục chàng làm việc bất nhân thì chàng bứt rứt, áy náy, đắn đo, rụt rè, có lần hối hận suốt đêm không ngủ được. Nhưng dần dần chàng đã trở nên “can đảm” và giữ được “trơ như đá vững như đồng” khi đứng trước những Cảnh thương tâm, khi có những hành vi dã man, tàn ngược. Đến nỗi thấy bọn đồng nghiệp nào giữ gìn, hơi có lòng liêm sỉ thì chàng liệt ngay vào cái hạng giả đạo đức [185, 540}.

Tuy ngòi bút của Khái Hưng không mạnh mẽ, sâu sắc bằng Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, nhưng ôngviết sớm hơn và cũng có những đóng góp rất đáng ghi nhận.

Chính vì những quan niệm, cảm nhận mới về con nợ, mà Khái Hưng đã xây dựng mẫu hình con người có khát vọng về quyền sống cá nhân, nếp sống âu hóa. Trước hết,

đó là hình tượng những thanh niên trí thức, những người có quan niệm hôn nhân mới, những tình cảm và lối sông mới.

Ngọc và Lan trong Hồn bướm mơ tiên là những người thanh niên mới, có tình yêu nồng nàn, trong sáng, thơ mộng và cao thượng.

do kết hôn, bất chấp lễ giáo phong kiến hà khắc. Riêng Mai còn là một phụ nữ giàu nghị lực, biết làm chủ cuộc đời mình.

Nhân vật Hiền trong Trống mái là một gái mới chán cuộc sống trường giả, đơn

điệu, tù túng, khát khao vẻ đẹp khỏe khoắn và cuộc sống tự do, phóng khoáng, không phân biệt đẳng cấp.

Hồng trong Thoát ly mơ tưởng cuộc sống tự lập, vợ chồng cùng nhau làm việc, yêu thương nhau, thoát khỏi ngục thất gia đình có người dì ghẻ giả dối, độc ác. An trong Gia đình vừa không hám danh, vừa yêu chuộng nếp sống tự do phóng khoáng. Chàng chẳng những thể hiện tình cảm với mẹ theo phong cách của người Tây, sắm sửa, bài trí nhà cửa cũng theo cách của người Tây, mà còn muốn thoát khỏi những ràng buộc của

định kiến, tập tục nặng nề của cuộc sống đại gia đình. Làm quan đối với chàng không phải là danh giá, ước mơ, khát vọng, mà là khổ nhục, chán trường, vì phải tham nhũng, chạy chọt, luồn cúi...

Khái Hưng cũng chú ý miêu tả hình tượng người trí thế mới, những con nợ có sự

cảm thông với nỗi khổ của dân quê và có ý thức và mộng tưởng cải thiện cuộc sống của họ. Cô Hiền trong Trống mái vừa không có tư tưởng phân chia đẳng cấp, vừa cảm phục tình hữu ái giai cấp của nhũng người dân chài. Cô cũng có tấm lòng cảm thông, giúp đỡ người nghèo, biết ân hận trước những việc làm không phải, gây hậu quả khôn lường của mình. Điển, Duy, Xuyến, Phương, Lan, Nga... trong Những ngày vui cũng có thiện cảm với nỗi thống khổ của những người dân quê và có ý thức giúp đỡ họ. Trong tiểu thuyết Gia đình, Khái Hưng tập trung miêu tả cặp vợ chồng Hạc Bảo cùng một chí hướng đem hết súc lực, trí tuệ góp vào công cuộc cải thiện đời sống dân nghèo. Họ mong muốn làm sao để những người dân quê có công ăn việc làm, có đời sống vật chất và tinh thần khá hơn. Họ dùng tiền thu tô được vào việc mởđường, xây trường học, mở chợ... phục vụđời sống dân quê.

Những ý tưởng, mộng ước, hành động cải tạo xã hội của các nhân vật địa chủ, trí thức của Khái Hưng tuy thể hiện rõ tư tưởng cải lương tư sản, không tưởng, ngày nay

đọc lại không khỏi buồn cười, nhưng thái độ và dụng ý tốt của ông cũng cần được trân trọng.

Không ít cuốn truyện của Khái Hưng đã thể hiện thái độ thi vị con người cá nhân, cá thể, nếp sống âu hóa. Nhưng cũng chính nhà văn trong tiểu thuyết của mình lại biểu thị nỗi băn khoăn, bế tắc trên hành trình tìm tòi mẫu hình con người lý tưởng của thời

đại mình. Trong tiểu thuyết Hạnh, Đẹp, Băn khoăn tác giả miêu tả những con người không bị ràng buộc bởi lễ giao phong kiến và đại gia đình, được hoàn toàn tự do trong suy nghĩ, hành động, và lựa chọn cuộc sống của mình, nhưng cũng không có hạnh phúc.

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)