Cốt truyện tâm lý được nới lỏng

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 76 - 79)

II NHỮNG CÁCH TÂN TRONG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾTCỦA KHÁI HƯNG

14.Cốt truyện tâm lý được nới lỏng

Ở giai đoạn cuối, quan niệm về cốt truyện của Khái Hưng có thay đổi rõ rệt. Cốt truyện của nhà văn vừa có xu hướng đi sâu vào tâm lý nhân vật, vừa có xu hướng nới lỏng. Ông quan niệm tiểu thuyết phải gần cuộc đời. Trước hết, theo tác giả, tiểu thuyết càng xếp đặt, bố trí khéo léo, chặt chẽ thì càng có nguy cơ xa rời cuộc sống. Qua nhân vật Nam trong tiểu thuyết Đẹp, nhà văn phát biểu rõ quan niệm của mình:

Tôi định viết một quyển tiểu thuyết thực dày, dày ít ra là một nghìn trang chữ corps. Một quyển tiểu thuyết không có chuyện. Trong đó, tôi sẽ ném vào từng nắm việc thường xảy ra hàng ngày, và từng nắm tư tưởng lạt lẽo và đậm đà giả dối và thành thực, y như những việc làm, những lời nói ờ cửa hàng bán đồ nấu (...). Còn chuyện, nếu có chuyện, thì tôi cho nó đi như nó đi, nghĩa là nó muốn đi thế nào mặc nó, quí hồ nó đến được chỗ kết cục [185, 899].

Xây dựng cốt truyện, nhà văn đi sâu vào trần thuật diễn biến tâm lý, đi sâu vào ý thức, những tác giả còn đi sâu vào cả thế giới tiềm thức, vô thức, những giấc mơ, ẩn ức những việc ngẫu nhiên. Cũng trong tiểu thuyết Đẹp, nhân vật Nam nói rõ ý định xây dựng một cốt truyện:

Đại khái cốt truyện sẽ như thế này: một văn sĩ đương sống một đời bình thường, giản dị. Ấy là nói về bề ngoài. Còn bề trong thì chả đời một ai lại bình thường, giản dị hết. Có một tâm hồn phong phú, đáng lý văn sĩ tự cho là đủ. Nhưng văn sĩ vẫn Băn khoăn và luôn nghe có tiếng gọi xa xăm ở một cõi đời huyền ảo. Tiếng gọi một ngày một thêm thúc giục. Rồi một hôm văn sĩ choàng tỉnh: chàng thấy cái đời bình thường giản dị của chàng không đáng sống. Một đời thể chất đáng sống cho nghệ sĩ phải cân đối, phải xứng hợp với các tinh thần phong phú của mình. Nếu không cái phong phú bên trong sẽ bị ảnh hưởng của cái nghèo nàn bên ngoài mà có một ngày một trở nên tầm thường vô vị, rồi cũng nghèo nàn theo (...). Vân sĩ của tôi sẽ tìm mới lạ trong sự biến đổi bề ngoài, sẽ tìm cảm hứng trong sự ngây ngất say sưa. Nhưng đi từ chán nản này đến chán nản khác, và thất vọng cứ ấn mãi chàng vào trong thất vọng. May mà chàng sẵn có một tâm hồn phong phú; và chính tâm hồn chàng trong một phút tự chủ đã cứu thoát chàng ra khôi cái đời hắc ám, cái đời nồng nực trong men rượu, và u mê trong khói thuốc phiện. [185, 931]

Những cuốn tiểu thuyết, Hạnh, Đẹp, Băn khoăn, tác giả đã xây dựng cốt truyện theo đúng tinh thần như vậy. Cốt truyện tâm lý được nới lỏng hơn bao giờ hết. Truyện

ở đây dường như không có chuyện. Sự việc thưa ít, hoạt động của nhân vật không nhiều. Tác giả dường như chỉ chú ý theo dõi, diễn tả mạch cảm xúc tuôn chảy trong tâm hồn các nhân vật, những cảm giác, suy nghĩ, liên tưởng, hồi ức, giấc mơ, ẩn ức...

Đấy là hành trình của thế giới bên trong phong phú, đa dạng, phức tạp khôn lường cứ

kéo dài, cứ nới rộng ra.

Nhân vật Hạnh (trong tiểu thuyết cùng tên), luôn có mặc cảm về sự bỏ rơi. Một lần bị tai nạn ngã xe đạp, ông bà chủ đồn điền Lâm đem chàng về nhà cứu chữa. Hạnh

được sống trong căn nhà đẹp đẽ, ấm cúng, lại được bà chủ và cô em xinh đẹp chăm sóc, thuốc thang... Sự việc chỉđơn giản như vậy, nhưng trong lòng chàng đã mở ra bao nhiêu suy nghĩ, tưởng tượng, vấn vương, mơ tưởng... Và cuối cùng, Hạnh lại phải đau

đớn trở lại cuộc sống tẻ nhạt, bị bỏ rơi như khi xưa. Ở đây, truyện dường như bị nới lỏng ra bởi những diễn biến trong dòng tâm tư nhân vật mà tác giả thuật kể.

Trong tiểu thuyết Đẹp, Khái Hưng kể chuyện của Nam, một họa sĩ yêu hội họa đến

đam mê, nguyện hiến trọn cuộc đời cho nghệ thuật. Nhưng rồi chàng đã yêu và cưới Lan làm vợ. Đời sống gia đình đã đưa tình yêu nghệ thuật của chàng đi đến chỗ tiêu mòn và nếp sống phóng khoáng, tự do vào chỗ tù túng. Hành trình yêu, ghen, bực bội, chán nản... của Nam và Lan đã độc diễn tả một cách rất tỷ mỹ, linh động.

vởn ý nghĩ: học cũng chẳng để làm gì, đỗ cũng chẳng để làm gì Thế là Cảnh cố ý thi trượt và lao vào cuộc sống ăn chơi hưởng lạc. Trong một kỳ đi nghỉ mát, Cảnh gặp Lan Hương. Chàng định dùng tiền tài, sự trẻ trung, lịch thiệp để chinh phục Lan Hương. Nhưng rút cuộc, Lan Hương lại chinh phục được chàng. Nhờ Lan Hương thuyết phục, nhờđi thăm trại thanh niên, Cảnh đã phản tỉnh, và muốn làm một người có ích. Tuy vậy khi gặp Hảo, Cảnh lại sa vào cờ bạc, chơi bời, đến phải bán cả địa vị

của cha cho và bị cha đuổi ra khỏi nhà. Ở đây, cốt truyện được nới lỏng mãi ra, chủ

yếu theo những diễn biến tâm trạng của Cảnh.

1.5. Ct truyn dung hp Á - Âu

Viết truyện Khái Hưng mong muốn "dung hợp được văn Thái Tây với văn á Đông", muốn gây một "lối văn viết theo óc khoa học mà vẫn giữ được vẻ thi vị “[73]. Ngay cảở cốt truyện thì trong một số cuốn tiểu thuyết: Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Tiêu sơn tráng sĩ, Trống mái, Số đào hoa, Gia đình, Thừa tự, Thoát ly... cũng có dáng dấp như vậy, tức là vừa giữ được vẻ thi vị của phương Đông, vừa viết theo lối khoa học của phương Tây, vừa giàu chất khái quát, tượng trung, vừa cụ thể, chân thục, gần gũi cuộc sống.

Trong Hồn bướm mơ tiên tuy hoàn cảnh khác nhau, nhưng hình bóng của một người con gái đẹp nương nhờ nơi của Phật vừa khiến ta liên tưởng đến truyện Quan âm thị Kính, vừa là câu truyện cụ thể, chân thật, sinh động và lãng mạn về ái tình giữa

đôi nam nữ thanh niên Lan và Ngọc ở chốn từ bi. Nửa chừng xuân vừa gợi ta nghĩđến câu thơ "Nửa chừng xuânthoắt gẫy cành thiên hương", vừa thể hiện tình yêu của lớp người mới: trong sáng, nồng nàn, thi vị của Mai và Lộc đã đứt gánh giữa đường vì lễ

giáo và đại gia đình phong kiến khe khắt, bảo thủ, lạc hậu. Trống mái vừa mang dáng dấp truyện Chử đồng tứ, Trương Chi, hay truyện "Công chúa yêu anh bán than”, nó mang lên ngàn cũng phải theo đi, vừa là truyện cô gái mới thành thị xinh đẹp, dễ tính, có lòng tốt đã khơi dậy những rung động âm thầm, nhớ nhung, tuồng tư và đưa đến cái chết thảm khốc cho anh chàng đánh cá ngây thơ, chất phác. Trong Thoát ly, sự tàn ác của người dì ghẻ làm ta liên tưởng đến truyện Tâm cám, đến câu ca: "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghé có thương con chồng”, nhưng cũng là câu chuyện chân thực, cảm động về cuộc đấu tranh giữa cô gái mới đã thức tỉnh quyền sống cá nhân, yêu thích cuộc sống tự do, tự lập chống lại sự áp chế, đầy đọa tàn ác của dì ghẻ.

Phải chăng, nhờ tổng hợp truyền thống tự sự của dân tộc và phương Đông, với nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây đã làm cho tiểu thuyết của Khái Hưng trở nên gần gũi, quen thuộc, được đông đảo độc giả yêu mến và đón nhận.

Như vậy, Khái Hưng đã có những cách tân đáng kể trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Ông đã đoạn tuyệt với những cốt truyện viết theo lối chương hồi, khuôn sáo, vay mượn. Cốt truyện của ông cũng không ngoắt ngoéo, ly kỳ, không đặt trọng tâm ở

tuyến sự kiện. Trái lại, trong tiểu thuyết của Khái Hưng, cốt truyện được xây dựng theo lối mới. Nó giản dị, gắn với cuộc đời thật, mở, đa tuyến, không có hậu, chú trọng

đến nhân vật, dấn tâm lý nhân vật hơn là sự kiện, và đôi khi có sự dung hợp Á - âu.

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 76 - 79)