Tình hình quốc văn thập niên cuối thế kỷ XIX thập niên cuối thế

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 94 - 96)

II NHỮNG CÁCH TÂN TRONG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾTCỦA KHÁI HƯNG

3.1.Tình hình quốc văn thập niên cuối thế kỷ XIX thập niên cuối thế

3. Những cách tân trong nghệ thuật ngôn ngữ

3.1.Tình hình quốc văn thập niên cuối thế kỷ XIX thập niên cuối thế

Vài thập niên cuối thế kỷ XIX và ba mươi năm đầu thế kỷ thứ XX, do sự biến chuyển của hình thái kinh tế,xã hội, văn hóa, văn học, ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ văn học nói riêng cũng có những biến chuyển, những cách tân và đánh dấu một bước ngoặt lớn. Đây là sự vận động vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính thời đại rõ rệt. Ra đời cùng với phong trào Duy tân của các nước Viễn Đông, nền văn học mới là do một tầng lớp trí thức mới đảm trách - trí thức đô thị - nó hướng đến một công chúng mới, đông đảo hơn, trước hết là ởđô thị rồi đến nông thôn. Để nền văn học mới, cũng

như học thuật mới đến được với mọi người, nhu cầu khách quan của thời đại đòi hỏi phải đổi mới ngôn ngữ, mà yêu cầu trước hết là ngôn ngữ phải đại chúng, dễ hiểu. Vì vậy, ở Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc Việt Nam đều có phong trào, gọi theo kiểu Hán ngữ là "ngôn văn nhất trí" (tức là nói viết nhất trí với nhau - NVT), cũng có nghĩa là ngôn ngữ viết cũng giống ngôn ngữ nói, tất nhiên là có chọn lọc và nâng cao.

Ở Nhật Bản, Níshi Amane, năm 1871, trong Bách học liên hoàn, cho rằng ngôn ngữ có hai loại: tử ngữ (Dead Language) và sinh ngữ (Living Language), văn học hiện nay phải là văn học viết bằng sinh ngữ, nghĩa là ngôn văn nhất trí như là ở phương Tây [45, 135].

Trung Quốc cũng có phong trào sử dụng bạch thoại trong sáng tác văn chương, cũng như báo chí, học thuật. Ở Việt Nam, năm 1866, với Trường Vĩnh Ký, tác phẩm văn xuôi Việt Nam bằng chữ quốc ngữ La tinh đầu tiên đã xuất hiện trên Gia Định báo - Chuyện đời xưa, lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích. Trong tác phẩm này, nhà văn họ Trương đã có ý thức dùng "cách nói tiếng An Nam ròng, có nhiều tiếng, nhiều câu thưởng dùng lắm". Và cuốn sách đã được đón chào nồng nhiệt. Đương thời nó dã

được tái bản đến 10 lần.

Năm 1887, Nhuyễn Trọng Quản, một học trò và là con rể của Trương Vĩnh Ký, một Nguyễn Trường Tộ trên địa hạt văn chương, đã khai sinh ra cuốn truyện đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ La tinh, cuốn Truyện thần Lazaro Phiền. Trong Lời tựa ông đã nêu rõ chủ trương:

Tôi có dụng ý lấy tiếng thường mọi người nói hàng ngày mà làm ra một truyện hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt cùng in ra ít nhiều truyện hay (...). Bởi đó tôi mới dám bày đặt một truyện đời này là sự thường có trước mắt ta luôn, như vậy thì sẽ có nhiều người sẽ lấy lòng vui mà đọc [141, 21 + 22].

Trung thành với quan niệm "lấy tiếng nói thường mọi người nói ra”, nên Thầy Lazara Phiền của Nguyễn Trọng Quản không hề có một câu văn biền ngẫu.

Đến thời điểm văn học giao thời, 30 năm đầu thế kỷ XX, cuộc cách tân ngôn ngữ

tiếp tục được đẩy mạnh. Tuy vậy, cũng có những khuynh hướng thái quá. Có lối văn xuôi chịu ảnh hưởng của Hán văn: "Phần nhiều là thuộc phái nho học hoặc đã thiệp liệp nho học (...) chịu ảnh hưởng của Hán văn nhiều” [48, 415], nên chú trọng về âm

điệu cốt câu văn đọc lên được êm đềm, ý nghĩa không cần sáng sủa rõ ràng lắm. Cách diễn ý thương theo phép tổng hợp, câu văn đặt ra chỉ vụ đạt được đại ý, chứ không phân ra ý chính, ý phụ, mệnh đề chính, mệnh đề phụ. Bởi vậy câu văn thường dài, không khúc chiết, không chấm câu phân minh. Lời văn thường dùng lối biền ngẫu,

đăng đối, kiểu cách, cầu kỳ, không bình thường, không giản dị, thường nhiều chữ nho,

đôi khi không cần thiết cũng dùng đến nó. Hoặc lối văn chịu ảnh hưởng nhiều của Pháp văn, bắt chước nhiều khi quá đáng cách đặt câu, diễn ý của Pháp văn. Câu đặt thường ngắn, cộc lốc, dùng nhiều liên từ hoặc từ ngữ bóng bẩy, ép uổng, sống sượng...

Hoàng Ngọc Phách, có thể coi là người thực sự có công trong việc khai mở nền tiểu thuyết mới, khai mạc trào lưu lãng mạn trong văn xuôi Việt Nam đã cố gắng để thoát khỏi ảnh hưởng của văn chương cổ, và bứt khỏi những hạn chế của thời đại. Ngôn ngữ

trong Tố Tâm của ông đã tương đối trong sáng, chuẩn mực. Nhà văn hầu như không phạm phải lỗi cú pháp. Văn của tác giả thường ngắn gọn, giản dị, có chủ ngữ, có mệnh

đề chính, phụ rõ rệt. Tuy vậy, văn của họ Hoàng vẫn chưa đoạn tuyệt hẳn với lối đăng

đối biền ngẫu, vẫn còn những điển tích, điển cố.

Phải đến thế hệ nhà văn 32 - 45, mà chủ yếu bắt đầu từ Tự lực văn đoàn, và bên cạnh đó là Nguyễn Công Hoan và trước nữa là Phạm Duy Tốn, ngôn ngữ văn học mới hoàn toàn đặc đổi mới. Trong đó, Khái Hưng là một trong số người mở đường và có

đóng góp lớn. Tự lực văn đoàn dã có chủ trương rất rõ ràng: “đem phương pháp khoa học thái Tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam”. "Dùng một cách An Nam" [139 - 437]. Lối văn này đã được Nhất Linh giải thích là: "Giản dị, rõ ràng, nói sao viết vậy, mà viết cho có đầu có đuôi, hay ở chỗ gọn gàng, lưu loát, nghĩa là lối văn An Nam"

[118. 51]. Đề ra chủ trương đó, những người Tự lực muốn chống lại các nhà Hán học và Tây học trên văn đàn lực đó. Theo Nhất Linh, các nhà Hán học thì "dùng thật nhiều chữ nho để tỏ rằng mình học rộng, các nhà Tây học thì "tìm những câu lạ, những tiếng nói thật ngộ nghĩnh để tỏ ra là mình khác đời." Đây là những người “rỗng tư tưởng”

nên "lấy những câu vănn rắc rối, những chữ nho, những tiếng lạ", cốt "để lòe những người dốt nát". Trên báo Phong hóa rồi Ngày nay, nhũng người Tự lực đã phê phán gay gắt các lối văn lệch lạc đăng trên các báo đương thời. Chính vị chủ tướng của Tự

lực văn đoàn, trên 1 hong hoa, số 42, ngày 14 tháng 3 năm 1933, đã chỉ ra và giễu cợt các "lối văn Tây" và lối văn Tầu. Về lối văn Tầu như

"Thì ta đi chơi, nào ai phòng ngự, nào ai cấm chỉ mà ty úy cụ, Ta chơi sơn lân chi nguyệt, thủy diện chi phong, hồ thượng chi thuyền, hoa trung chi tửu!'[118, 51].

Hay "văn lối Tây" như

“Cảm tình ta nôn nao như xoáy tận đáy lòng, trí tưởng ta nẩy phăng ra ngoài óc, quả tim ta như hồi hộp muốn phá tan lồng ngực mở nhảy ra ngoài như con cóc ở trong hang nhẩy ra..."[118, 53}.

Tự lực văn đoàn đã kiên quyết loại trừ những câu văn “hán hóa" khuôn sáo, dài lê thê, nặng nề, kiểu cách, chất đầy điển tích, điển cố, đồng thời cũng không tán thành lối văn "Tây hóa" gióng một, cộc lốc, thô kệch của Hoàng Tích Chu. Văn chương Tự lực

phỏng theo văn Pháp, nhưng vẫn giữ được lối diễn đạt mềm mại, duyên dáng, tinh tế

của người Việt Nam. Và nhũng nhà văn, nhà báo trong Tự lực văn đoàn đã có những

đóng góp không nhỏ trong tiến trình hiện đại hóa ngôn ngữ văn chương Việt Nam

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 94 - 96)