Những vận động, biến đổi trong miêu tả tảm lý nhân vật

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 85 - 88)

II NHỮNG CÁCH TÂN TRONG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾTCỦA KHÁI HƯNG

2. NHỮNG CÁCH TÂN TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT.

2.3. Những vận động, biến đổi trong miêu tả tảm lý nhân vật

Thành công nổi bật của Khái Hưng trong nghệ thuật tiểu thuyết, trong xây dựng nhân vật là miêu tả tâm lý. Độc giả, các nhà nghiên cứu, phê bình, nhiều thế hệđã mến mộ và khen ngợi ông. Đương thời, từ rất sớm, Trần Thanh Mại đã đánh giá cao Hồn bướm mơ tiênở một số phương diện, nhất là "cách phô diễn tâm lý của những vai chủ động" [120, 701]. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, trong Nhà văn hiện đại cũng đề cao không tiếc lời:

Hiện nay, nhà văn mà được nam nữ thanh niên yêu chuộng, được họ coi là người hiểu biết tâm hồn họ hơn cả, có lẽ chỉ có Khái Hưng". "Khái Hưng là nhà văn rất hiểu tâm lý phụ nữ. [36, 29]

Các nhà nghiên cứu, phê bình: Nguyễn Văn Xung, Thanh Lãng, Phạm Thế

Ngũ...và Trường Chính, Bạch Năng Thi, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Hoành Khung... cũng đều chú ý đến nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Khái Hưng.

Đúng là, miêu tả thế giới nội tâm là thành công lớn, là bước tiến vượt bậc của thi pháp tiểu thuyết Khái Hưng. Tuy chưa đạt tới tầm cao của văn học hiện đại như một số

nhà văn hiện thực tiêu biểu những năm sau đó (nội tâm nhân vật chưa thật có góc cạnh, có cá tính rõ nét, đôi khi theo tưởng tượng hơn là quan sát), song đây cũng góp

Qua từng thời điểm khác nhau, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Khái Hưng cũng có những vận động, những biến đổi khá rõ. Nói chung, trong các cuốn tiểu thuyết

ở thời kỳ đầu: TừHồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Tiêu sơn tráng sĩ, Trống mái, Số đào hoa, Những ngày vui cho đến Gia đình, Thừa tự, Thoát ly, tâm lý nhân vật

được miêu tả chủ yếu vẫn hướng theo quan niệm cổđiển, truyền thống (chữ dùng của Giáo sư Thanh Lãng trong bảng lược đồ văn học). Tính cách, tâm lý nhân vật như là những gì đã được định hình sẵn, đang tồn tại. Đời sống nội tâm là thế giới bên trong thầm kín, nhưng có thể hiểu được. Nó là cái rõ ràng, hợp lý, có đầu, có đuôi... Khái Hưng tin tưởng, tâm lý con người là hoàn toàn có thể hiểu được hiểu tường tận, rõ ràng. Chẳng hạn ông viết trong Nửa chừng xuân: "Người đàn bà, nhất là người yêu bao giờ cũng là một nhà tâm lý học trông rõ lòng người, như là trông vào trang giấy có chữ" [185, 201]. Khái Hưng quan niệm: nhân vật sống, hoạt động là nhân vật được xây dựng từ những chuyện giản dị, "những sự xảy ra hàng ngày, từ nhận xét sự thực mà tả ra, không cần những tình tiết ngoắt ngoéo, tối tăm, nhiều khi rất trẻ con"[75, 5]. Theo tác giả, muốn tả một cơn giận thì không những phải tả "hiện trạng của sự giận dữ", mà "muốn nó đầy đủ, ta phải hỏi lòng ta, ta phải hỏi ký ức ta xem khi ta tức giận thì ý nghĩ và tính tình ta ra sao, thì cảm giác ta ra sao, hơn thế, ta phải sống lại một cơn giận" [75, 6]. Chính vì quan niệm như vậy, mà Khái Hưng đã coi trọng việc quan sát, tìm hiểu, trải nghiệm. Ông miêu tả tâm lý nhân vật qua sự thấu hiểu những việc xảy ra, những suy nghĩ, cử chỉ, động tác, những lời đối thoại ở những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau. Từ năm 1933, khi viết lời Tựa cho quyển Hồn bướm mơ tiên, Nhất Linh đã khen ngợi: "Tác giả không bàn luận lôi thôi: “ông khéo đem một vài nhận xét tinh vi, một vài việc xảy ra thích đáng để phô diễn tâm lý những nhân vật trong truyện

[128, 10]. Trong Dưới mắt tôi nhà nghiên cứu Trương Chính cũng viết:

Ông chú ý đến những ý nghĩ, cử chỉ, và sự biến đổi bên trong của nhân vật hơn là kình thức bề ngoài. Ông phân biệt rõ được các động cơ khác nhau, có khi mâu thuẫn nhau của một hành động, và làm cho ta thấy rõ được sự mâu thuẫn đó. Ông là một nhà văn quan sát kỹ và có một hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người [136, 43].

Đúng vậy, trong Nửa chừng xuân, người đọc rất dễ nhận ra một nhân vật Mai trẻ

trung, hồn nhiên, thơ ngây, trong sáng, nhân hậu ởđầu tác phẩm: "Mai ngước mắt nhìn lên, búp xuân non mơn man đầu cành. Cái cảm tưởng về xuân dịu dàng êm ái, khiến Mai họ cặp môi tươi thắm, mỉm cười với xuân, trong lòng chứa chan hy vọng [185, 84]. Nhưng khi nhìn con thuyền trôi mà "Mai thở dài lo sợ, vẩn vơ cho số phận chiếc thuyền con lại chạnh nghĩ vớ vẩn đến thân phận mình" [185, 91]. Rồi diễn biến tâm lý phúc tạp, tinh tế trong lòng người phụ nữ trẻ, lỡ dở tình duyên ở độ tuổi Nửa chừng xuân qua những cử chỉ, giọng nói, nụ cười thật rõ:

Tay Mai cầm bức thư run lấy bẩy. Mặt Mai dần đỏ, rồi tái đi. Rồi cái giọng khàn khàn, ướt những nước mắt (...) Mai gượng cười cúi xuống bế con lên hôn rất nồng nàn. Nàng có ngờ đâu rằng tình xưa còn ấm trong tình mẫu tử và cái hôn kia chi là

hôn tiếc rẻ một quãng đời đã mất [185, 188 + 189].

Nhưng ở cuối chặng đường sáng tác, mà rõ nét nhất là ở các cuốn tiểu thuyết:

Hạnh, Đẹp,Băn khoăn, tâm lý nhân vật lại được miêu tả như một quá trình, một diễn tiến đang hình thành, không ổn định. Nó không những là ý thức mà còn là tiềm thức, vô thức. Tâm lý nhân vật không những là cái có thể hiểu được, là cái có lý, hợp lẽ mà còn là những trạng thái mơ hồ, ngẫu nhiên, suy tư, ấn tượng, những giấc mơ, tưởng tượng, liên tưởng, ký ức chập chờn, khó hiểu, khó nắm bắt. Thực ra, ngay từ tiểu thuyết Tiêu sơn tráng sĩ, Trống mái, tính cách, tâm lý nhân vật đã được Khái Hưng miêu tả phần nào như một quá trình diễn tiến, biến đổi, khó lường trước. Trong tiểu thuyết Tiêu sơn tráng sĩ, các đảng viên chiến sĩ Tiêu sơn, vốn là con các cựu thần nhà Lê, họ tụ tập theo đuổi lý tưởng phò Lê, diệt Tây sơn, trả thù nhà. Ởđầu tác phẩm, họ

là những tráng sĩ có chí khí, có khí phách, oanh liệt, tảo bạo... Họ mang "tài lực của đảng anh hùng cố đoạt số mệnh bằng không thì chết [185, 354]. Nhưng ông vua bán nước lưu vong Lê Chiêu Thống cùng bọn tùy tùng đã chết thảm hại ở bên Tầu từ lâu. Bà hoàng phi họ Nguyễn buồn rầu, tuyệt vọng. Các cựu thần nhà Lê chỉ còn là một lũ

mê tín, dị đoan, chán đời. Đảng Tiêu sơn bị đàn áp, tan rã, thất bại. Tửu lâu Bạch Phượng đã đóng cửa, các bạn đồng chí tan tác cả Trịnh Trực bị hành hình ở Kinh Bắc,

Đào Phùng bị bắt giải về Phú Xuân, Lê Báo thành thật mộđạo Phật như một nhà chân tu ở chùa Yên Tử, trấn Hải Dương... Rất cuộc đảng trưởng Quang Ngọc cùng Nhị

Nương, chán nản, kẻ xuôi, người ngược chờ thời. Còn Phạm Thái thì thành người bất

đắc chí. Nhị Nương gặp lại người đồng chí của mình trên bờ sông Đáy chỉ thấy ông lớn tiếng: Ha ha! Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượu (...).Ha ha hai chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy hai con mắt mỹ nhân [185, 493]. Tâm lý, tính cách nhấn vật Vọi trong tiểu thuyết Trống mái cũng là một diễn tiến đột ngột, bất thường. Giáo sư Thanh Lãng nhận xét: "Vọi cái thời chưa gặp Hiền chỉ là một Vọi giả, che đậy, dồn ép, đang ngủ, giấu kín; Hiền đã đánh thức dậy cái Vọi đang ngủ và ghi nhận, qua cái mộc mạc, khô khan ấy, một cuộc bão tố đang nổi dậy"[III, 740].

Tâm trạng tương tư, ghen tuông của anh chàng đánh cá Vọi đã được nhà tiểu thuyết hiện đại Khái Hưng miêu tả khác rất xa anh chài Trương Chi trong truyện cổ. Tâm lý nhân vật chẳng những được miêu tả trên mặt phẳng, trên phương diện của ý thế mà với một sức tưởng tượng dồi dào, ngòi bút của nhà văn đã len lách vào tầng sâu của nội tâm con người. Ông miêu tả thật là cụ thể, sinh động những trạng thái ghen tuông, hụt hẫng, bâng khuâng, những ám ảnh, những liên tưởng...

Đến các cuốn: Hạnh, Đẹp, Bàn khoăn thì nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Khái Hưng dã chịu ảnh hưởng rõ nét của tiểu thuyết phương Tây hiện đại. Nó phong phú hơn, nhưng cũng phức tạp hơn. Tâm lý nhân vật đã trở thành đối tượng miêu tả

trực tiếp của nhà văn. Ngòi bút của tác giả tập trung khám phá, mô tả, giải phẫu hành trình bên trong của cái tôi cá nhân chẳng những ở tầng ý thức mà còn len lách xuống tầng sâu của tiềm thức, vô thức, với rất nhiều biến thái tinh vi. Nhãn vật được miêu tả

như một khơi gợi của giống ý thức, của thắc mắc, băn khoăn (như giống tâm tư của nhân vật Oanh trong Băn khoăn). Khi biến cố xảy ra trong gia đình (cả cha và anh đều yêu Hảo) thì Oanh cho rằng: "việc xảy ra ấy quá sức tưởng tượng của loài người. Oanh đã coi "Hảo như con yêu tinh hiện lên dương gian để phá hoại hạnh phúc của các gia đình đương sống bình tĩnh, đương sống yên vui ) [185, 1194]. Nhưng khi nghe tin Hảo vội vã lấy chồng thì nàng lại nghĩ : "Biết đâu rằng Hảo tốt", "em cư xử với chị Hảo thật khiếm lễ (...), em phải xin lỗi mới được... " [185, 1197]. Khái Hưng đã quan niệm:

Sự thực thì lòng người ta không bao giờ giản dị, bằng phẳng được: nó lên xuống ngoắt ngoéo, quanh co đến nỗi chính mình cũng không theo nổi, không hiểu nổi (...). Người đời toàn là nhân vật của Dostoievski cả. Có lúc người ta tốt, có lúc người ta xấu đã đành. Nhưng người ta khéo dàn xếp bề ngoài để trở nên một người nếu không tốt cũng bình thường sống trong khuôn khổ bình thường. Người ta sợ người đời chê cười và người ta sợ cả chính người ta, sợ lương tâm của chính mình, vì thế người ta không tự thú những tính tình quá táo bạo mà những người khác không dám có, không thổ lộ dù chỉ thầm kín với mình, những tư tưởng mà người đời cho là trái luân thường

[185, 906].

Trong tiểu thuyết Hạnh, cái tính tình nhút nhát và mặc cảm bị bỏ rơi của nhân vật Hạnh được Khái Hưng miêu tả rất đúng và tuyệt hay. Hạnh là một người nhút nhát do hoàn cảnh gia đình và giáo dục tạo nên. Nhưng một biến cố đã làm xáo trộn tâm hồn chàng. Chàng ngã xe đạp và được ông bà chủ đồn điền Lâm hảo tâm đem về nhà cứu chữa. Được sống một buổi lạc vào cái sinh hoạt đầy đủ lịch sự, ấm cúng, trường giả

của chủấp, sự chăm sóc của bà chủ và cô em đã khiến Hạnh xiết bao cảm động, sung sướng. Tâm chí chàng mê man bao nhiêu cảm giác, ám ảnh, bâng khuâng trước những lời nói, cử chỉ... của họ.

Từ biệt cái đồn điền và bà chủ đẹp, Hạnh vương vấn, tương tư, về cảnh và người thơ mộng đó. Chàng suy nghĩ vẩn vơ liệu những cử chỉ và ngôn ngữ của hai người ấy có ẩn giấu một tình cảm thầm kín với chàng chăng, và chàng đinh ninh có "nhiều cảm tình" lắm. Chàng mơ màng tưởng nhớ và đêm đêm, mỗi lần kẻo chăn lên cầm "Hạnh không sao không nhớ cái phòng ấm áp và hai người đàn bà xinh tươi ở nơi đồn điền. Rồi chàng nằm mơ mộng liên miên cho tới khuya mới ngủ được. Có khi trong giác chiêm bao, hai người đàn bà vẫn không rời chàng ra, đến tha thướt quanh quẩn bên chàng" [90, 711]. Một hôm, Hạnh trở lại đồn điền để tạ ơn. Nhưng qua cổng ấp, bà chủ không nhận ra chàng để mời vào. Bà ta đã quên rồi. Hạnh buồn rầu, chán nản, rồi

“lại đi dạy học như thường" [90, 98].

Một phần của tài liệu bàn về tiểu thuyết của khái hưng (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)