II. QUAN NIỆM VÀ XÃ HỘI, NHÂN SINH VÀ VĂN CHƯƠNG CỦA KHÁI HƯNG
3. KHÁI HƯNG VỚI SUY NGHĨ VỀ TIỂU THUYẾT
Khái Hưng luôn muốn nói rõ quan niệm của mình về tiểu thuyết. Nhà văn phân biệt: "Bàn về cái hay, các dở của nền giáo dục ấy là công việc của các nhà xa hội học, luân lý học”. Còn: "Tác giả chỉ là một nhà soạn tiểu thuyết, nghĩa là chỉ tả ra những Cảnh ngộ, những hình trạng, những tính tình của một xã hội, của một thời đại mà thôi" [185, 86]. Như vậy, tiểu thuyết với Khái Hưng không phải là trình bày các nhận
định, các đánh giá, các ý kiến mà là mô tả, là làm sống lại những cảnh ngộ, những hình trạng, những tính tình của một xã hội và của một thời đại.
Mặt khác, Khái Hưng còn coi trọng tư tưởng, nghệ thuật, cách viết hơn là cốt truyện. Ông nói rất đúng là trong tiểu thuyết: “Những cái tầm thường khó chịu không bao giờ ở cốt truyện. Nó chỉ ở tư tưởng, ở cách viết, ở nghệ thuật" [74]. Với Khái Hưng, viết văn là phải tìm lời "ca tụng cái đẹp cái tươi của vạn vật muôn năm không già...". Ông cho là cái “thích nhất" của nhà văn "là cả ngày ngồi(...) mà nghĩ, mà sửa soạn, gọt giũa cho những câu văn lạt lẽo trở nên đậm đà, những câu giả dối trở nên thành thực” [185, 899]. Ông vẫn hằng tự nhủ: "Tôi sung sướng mỗi khi được đọc một tác phẩm lọt ra ngoài vòng khuôn sáo. Cố nhiên tôi nói văn chương An Nam hiện thời. Thà dở, nhưng đừng tầm thường, đừng sáo” [74]. Chính vì khổ công lao động nghệ
thuật, chăm sóc đến lời văn, ngôn nếu như vậy mà văn chương của Khái Hưng so với
đương thời có thể nói là đạt đến cụ phong phú, hiện đại, hấp dẫn.
Viết truyện, Khái Hưng nhấn mạnh phải lấy đề tài từ cuộc sống, phải biết chờ lấy thời cơ từ hiện thực khách quan. Ông đã phát biểu trong lời Tựa Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam:
Viết truyện ngắn nào có khó gì đâu! Một sự xảy ra ngoài phố làm rung động trái tim ta, một câu truyện thuật trong phòng khách làm nở một nụ cười khoái trá trên môi ta, một khu rừng âm u lạnh lẽo, một xóm nhà tranh rải rác dưới ven đồi, một cái quán bán nước, một cái xe với anh phu kéo... hay không cái gì cả, sự trống rỗng một phút, một giây của tâm hồn, những cảnh tượng ấy dù trọng dù khinh đều là đầu đề câu chuyện, đều kích thích trí nghĩ ta mà ngấm ngầm tự cấu tạo nên một truyện ngắn. Ta chỉ việc viết lên giấy những điều trông thấy, nghe thấy, những ý tưởng nảy ra trong thâm tâm ta. Có thể thôi. Cái khó - nếu quả có cái khó - chi ở chỗ phải biết có thể thôi
[75, 5].
Đề tài, chủđề của truyện lấy từ thực tế, nhưng không phải là bê nguyên si vào tác phẩm mà phải có sự tưởng tượng từ những gì đã mục kích, ghi chép. Trong tiểu thuyết
Đẹp, Khái Hưng đã miêu tả phút giây sáng tạo của nhà văn Nguyên :
Nguyên ngây người nhìn ra phía cửa sổ. Chàng đương lắng hét tinh thần ngắm nhưng Cảnh linh động trong tưởng tượng. Chàng thấy nổi bật lên trong ánh đèn điện hàng cây im tắp và như chạm trổ bằng ngọc xanh trong. Lướt qua cái nền hào quang, bỏng mấy con ngựa thi. Đối diện với cái cảnh thần tiên ấy à một cảnh tấp nập, huyên náo: những con bạc hồi hộp chỉ trỏ, bàn tính, tính toán, lo sợ phàn nàn khổ sở.
Rời vòng đua ngựa, trí nghĩ Nguyên sấn vào một nơi cờ bạc, chàng thấy hiện ra những thiếu phụ xinh đẹp ngồi ủ rũ bên những chàng trai lịch thiệp, vất từng tập giấy bạc ra đánh một tiếng đề khoe giầu.
Những cảnh ấy Nguyên đã mục kích, đã ghi chép vào sổ tay để chờ ngày cho lên tiểu thuyết [185, 879].
Trong tiểu thuyết Trống mái, Khái Hưng để cho nhân vật Lưu nghĩ về vấn đề phụ
chàng mới đọc những lời bàn tán khô khan, lờ mờ, kiểu cách đăng báo, về sau mới "nghĩ đến một cách thiết thực, "hiện ra trước mắt chàng, hiện ra thành thịt, thành xương, và tưởng tượng "ngắm họ, chàng nhận thấy sự liên lạc nhịp nhàng của tấm thân dịu dàng uyển chuyển với cái sức mạnh của gân cốt luyện tập công phu. Và chàng hiểu rằng thời nay không còn là thời chia hẳn ra bên đàn ông mạnh mẽ và bên đàn bà yếu đuối nữa. Chàng nghĩ thầm: "Ta sống ở thế kỷ trong chủ nghĩa cá nhân, nhưng muốn chủ nghĩa cá nhân hoàn toàn đắc thắng thì không gì bằng làm cho nam, nữ bình đẳng về các phương diện" [113, 142].
Hoặc trong tác phẩm Hạnh, nhà văn đã trình bày khá rõ và đúng về quá trình tư duy sáng tạo tiểu thuyết, từ xây dựng cốt truyện, bối cảnh đến xây dựng nhân vật, chủđề... Ông viết:
Chàng tưởng ngay đến chép đời mình thành truyện như Dichens trong truyện David Copperjield.
Cái mộng đẹp ấy đưa tâm trí Hạnh ôn lại đời mình từ thời bốn, năm tuổi cho tới ngày nay, lãnh đạm ôn lại bằng óc nhà nghệ thuật tìm tòi để viết, chứ không phải bằng cảm giác một người đã sống. Hạnh thấy lộn xộn quãng đời nọ với quãng đời kia, bề bộn các cảnh dùng làm khung cho tập truyện. Một điều lạ cho Hạnh nhất, là cảnh nào trí Hạnh cố gợi ra cũng thuộc về mùa rét: trời mưa phùn, u ám, gió bấc lạnh hiu hiu. " Có lẽ tại bây giờ đương mùa đông, nên mình xây dựng dĩ vãng bằng hiện tại (...). Hạnh phác qua trong trí hình ảnh các nhân vật chính: cha chàng, mẹ chàng, các anh em chàng, những thầy giáo, những bạn hữu của chàng. Hạnh chỉ thấy phía buồn cười của các nhân vậtt mà chàng tự hứa sẽ làm cho thực hoạt động (...) Chợt một ý tưởng êm đềm làm má Hạnh ửng đỏ: chàng vừa có tà tâm tô điểm cho ái tình ngắn ngủi của chàng thêm đẹp, thêm tươi [185, 97 - 98].
Qua đây có thể thấy, Khái Hưng đã tỏ ra khá am hiểu nghề nghiệp của mình. Ông chú ý đến hiện thực khách quan, đến vai trò của chủ thể sáng tạo, đến tư duy nghệ
thuật, đến các biện pháp xây dựng truyện... của nhà tiểu thuyết.
Những quan niệm về xã hội, nhân sinh và văn học nghệ thuật của Khái Hưng khá tiêu biểu, điển hình cho các nhà văn Tự lực. Cái tư tưởng: “Hăng hái đem văn chương phụng sự lý tưởng cải cách: phá huỷ những hủ tục đồi phong, xây đắp một cuộc đời hợp với lẽ phải, bỏ thành kiến trí phục tùng, lấy lương tri mà xét đoán mọi sự... [118, 8] của những người Tự lực cũng chính là tư tưởng nghệ thuật chi phối sâu sắc tư duy nghệ thuật của nhà văn này, và nó làm nên nét chung giữa tiểu thuyết của Khái Hưng với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Nhưng mặt khác, với những trải nghiệm cuộc sống, với cá tính, với những suy tư về nghệ thuật của nhà văn, tất cảđã tạo nên quan niệm về
văn chương, về tiểu thuyết của Khái Hưng vừa có những nét chung của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, vừa có những mảng màu riêng (chúng tôi sẽ phân tích sau).