- Phòng Giao dịch
PHẦN 3:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận
3.1. Kết luận
Hòa nhịp cùng với sự phát triển kinh tế của nước nhà, của tỉnh, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Huế cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình trên thị trường ngân hàng nói chung và khối Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh nói riêng. Chi nhánh đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế tỉnh nhà thông qua đầu tư vốn tín dụng. Trong những năm qua, ngân hàng luôn hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình và luôn khẳng định được vị thế tiên phong, vững mạnh trên thị trường tỉnh nhà.
Với sản phẩm cho vay TTC của Ngân hàng, qua phân tích và đánh giá hoạt động cho vay này, cho thấy đây là một sản phẩm mới, tuy chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng doanh số cho vay, nhưng là một họat động đầy tiềm năng với mức lợi nhuận thu
về khá cao. Nó còn thể hiện tính đặc thù riêng, chỉ có ở Sacombank .Các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ…hằng năm đều tăng mạnh, diễn biến theo hướng khả quan, tỷ lệ NQH luôn ở mức dưới 1%. Đây là những kết quả đáng khích lệ và sẽ là động lực cho Sacombank phát triển sản phẩm hơn nữa trong thời gian tới.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có đến hơn 17 ngân hàng, và trong tương lai con số này sẽ nhiều hơn. Với thị trường tiểu thương đầy tiềm năng, còn ít cạnh tranh, chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều ngân hàng khai thác, nó sẽ kéo theo những thách thức không nhỏ đối với Chi nhánh. Đó sẽ là cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, và đặc biệt nguy cơ rủi ro có thể xảy ra khi các ngân hàng mở rộng mạng lưới, phát triển những dịch vụ hấp dẫn vào thị trương tiểu thương này. Điều đó thúc đẩy ngân hàng cần nổ lực hơn nữa để hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngân hàng phải tận dụng lợi thế tiên phong của mình để thâu tóm thị trường. Cần phân bổ thêm nhiều cán bộ tín dụng để thăm dò thị trường, mở rộng đầu tư , tích cực tìm kiếm khách hàng mới, không chỉ gói gọn ở 6 chợ. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ tín dụng, đồng thời cần tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của bà con tiểu thương; biết uốn nắn, sửa chữa kịp thời sai sót trong tác nghiệp; kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
Việc phát huy những điểm mạnh, hạn chế những sai sót, những mặt còn yếu kém chính là chìa khóa để sản phẩm ngày càng được khách hàng tin yêu, gắn bó, và sẽ là bệ phóng để đưa sản phẩm TTC nói riêng, Ngân hàng Sacombank nói chung ngày càng vững mạnh, phát triển hơn nữa.
3.2. Kiến nghị
3.2.1 Đới với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam biến động phứt tạp, chỉ số giá hàng tiêu dùng luôn tăng cao và lạm phát vẫn chưa được kiểm chế khiến lòng tin của người dân và đồng Việt Nam suy giảm, gây nhiều khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế cả nước và huy động vốn của Ngân hàng. Chính vì vậy, NHNN Việt Nam nên có những chính sách hợp lý để kiểm soát sự gia tăng của lạm phát, góp phần ổn định kinh tế.
- Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức cho CBTD về các nghiệp vụ có liên quan đến thị trường tiểu thương , về sản phẩm TTC, Marketing nhằm chủ động đáp ứng kịp thời, hiệu quả;
- Nhanh chóng gửi công văn về Chi nhánh khi thay đổi nội dung sản phẩm; -Tăng quyền tự quyết cho Chi nhánh để Chi nhánh có thể hoạt động một cách linh hoạt hơn.
3.2.3 Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Huế
-Cải tiến, đơn giản hoá các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng;
- Ngân hàng cung cấp đầy đủ tài liệu mới nhất, những quy định mới về sản phẩm tiểu thương cho CBTD, để không sai sót trong quá trình thực hiện;
-Mở rộng đối tượng liên kết và hình thức liên kết để qua đó có nhiều cách tiếp cận khách hàng hơn;
-Để tạo động lực cho cán bộ công nhân viên làm việc tốt, đồng thời rèn luyện tính tự giác trong công việc, Chi nhánh nên mở rộng hình thức khoán lương cho nhân viên tín dụng;
-Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng, tăng cường hơn nữa những đợt tập huấn nghiệp vụ, cần phải tổ chức buổi nói chuyện để giới thiệu những phương pháp, cách làm hay để có thể áp dụng trong thực tế;
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay này, phát hiện và nhanh chóng khắc phục những sai sót, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và có hình thức khen thưởng kịp thời đối với từng cán bộ công nhân viên.
- Cần nắm bắt nhu cầu, tâm tư nguyện vọng khách hàng để hoàn thiện sản phẩm hơn nữa.
3.2.4 Đối với Ban quản lý chợ
- Tạo điều kiện cho các tiểu thương buôn bán thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Giảm bớt các thủ tục rườm rà, xử lý nhanh chóng các thủ tục hành chính để đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng, thuận lợi cho hoạt động cho vay.