- Phòng Giao dịch
13 Trích: Báo cáo thường niên Sacombank
3.2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên
Căn cứ đưa ra giải pháp
Toàn bộ những quyết định cho vay, tiến trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ của sản phẩm TTC đều do CBTD đảm nhiệm. Vì vậy, kết quả cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín là Ngân hàng có đại đa số đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, tại chức và trên đại học đã được đào tạo về chuyên môn Ngân hàng. CBTD được đa số khách hàng đánh giá cao về tính chuyên nghiệp, hiểu biết rõ về sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế đòi hỏi cán bộ tín dụng luôn phải học hỏi, trau dồi kiến thức nghiệp vụ và cả những kiến thức tổng hợp khác một cách thường xuyên. Do đó để nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng cũng nên đề ra chính sách phát triển nguồn nhân lực và chăm lo việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ.
Nội dung thực hiện:
Ngân hàng cung cấp đầy đủ tài liệu mới nhất, những quy định mới về sản phẩm tiểu thương cho CBTD, để không sai sót trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, tổ chức các đợt đào tạo nghiệp vụ, thi khảo sát, để CBTD nắm chắc về sản phẩm của mình. Thêm vào đó, Chi nhánh cũng cần tập trung đào tạo thêm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tiếp thị và chăm sóc khách hàng cho nhân viên. Như vậy, CBTD sẽ dễ dàng nắm bắt tâm lý khách hàng khi tiếp thị cũng như giao dịch. Một số kỹ năng, chuyên môn cần huấn luyện như:
+ Kỹ năng thẩm định : CBTD chính là người trực tiếp thẩm định lô sạp, thẩm định tư
cách khách hàng.Việc trang bị kiến thức này tốt cho CBTD sẽ tránh rủi ro cho Ngân hàng. Cần trang bị cho CBTD những kiến thức như: Cách thẩm định lô sạp, cách thẩm định tư cách, tính trung thực của khách hàng v.v...
+ Kỹ năng giao tiếp với khách hàng: CBTD là người trực tiếp tiếp thị, giới thiệu sản
phẩm đến khách hàng. Vì vậy, việc khách khách có quyết định vay hay không phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng này. CBTD phải biết cách trình bày, cách thuyết phục khách hàng. Ngoài ra, trong giao tiếp sự trung thực, tính hài hước cũng là những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của CBTD.
+Kỹ năng viết: Toàn bộ hồ sơ, hợp đồng vay vốn của khách hàng đều do CBTD thực
hiện. Việc trang bị một kỹ năng viết khoa học, nhanh nhẹn, chính xác là điều cần thiết cho CBTD.
- Cần có chế độ lương thưởng hợp lý. Cần có những khoản phụ cấp cũng như các khoản thưởng thêm cho những CBTD mang về mức thu nhập cho vay TTC vượt kế hoạch. Đây là đòn bẩy quan trọng để Chi nhánh chiêu dụ người tài, giữ người giỏi và khuyến khích nhân viên cống hiến hết sức mình cho hoạt động của Chi nhánh.
Ý nghĩa của giải pháp:
Việc trang bị những kiến thức trên sẽ giúp cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào một công việc của mình và giảm chi phí trong điều tra, tìm hiểu khách hàng, giảm sai sót trong quá trình thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
3.2.4. Quán triệt đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như thái độ phục vụ của CBTD đối với khách hàng