DỰ BÁO KhẢ NĂNG HUY ĐỘNG

Một phần của tài liệu Xu Hướng Phát Triển Của Giáo Dục (Trang 66 - 71)

NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2001-2010

Giáo dục và đào tạo ở nước ta đã và đang đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội là chìa khóa để Việt Nam có thể khẳng định vị trí của mình ở khu vực và thế giới. Bước vào thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vai trò của giáo dục và đào tạo ngày càng trở nên quan trọng hơn. Điều đó đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, giáo dục cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu và là vấn đề trọng tâm của toàn xã hội. Giáo dục nước ta một mặt phải vượt qua những yếu kém bất cập phát triển mạnh mẽ để thu hẹp khoảng cách với những nền giáo dục tiên tiến, mặt khác phải khắc phục bất cập giữa yêu cầu phát triển nhanh về quy mô với đòi hỏi nâng cao chất lượng. Đồng thời phát triển giáo dục phải nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thích nghi với thị trường lao động đang biến đổi mau lẹ và đảm bảo công bằng xã hội.

Những mục tiêu và định hướng phát triển giáo dục quốc gia trong 10 năm tới đã được thông qua tại Đại hội IX của Đảng và trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, Chiến lược tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo quốc gia đòi hỏi chúng ta phải tăng cường hơn nữa và có những giải pháp luật cụ thể để huy động tối đa mọi nguồn lực của toàn xã hội, đặc biệt là nguồn lực tài chính đầu từ cho giáo dục và đào tạo. Nguồn tài chính cho giáo dục và đào tạo ở nước ta về cơ bản bao gồm các nguồn sau đây:

1. Ngân sách nhà nước cấp

Đây là nguồn tài chính chi yếu để phát triển giáo dục ở nước ta. Thực hiện Chiến được phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 1991 - 2000, Nhà nước đã tăng đáng kể ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Tỷ trọng chi cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng từ 8-9% năm 1990 lên 15% vào năm 2000 (chiếm 3% trong GDP). Tuy nhiên ngân sách nhà nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục.

Dự báo trong giai đoạn 2001-2010, tỷ trọng ngân sách nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo sẽ tămg lên, đảm bảo tốc độ tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo cao hơn tốc độ tăng ngân sách nhà nước hàng năm. Phấn đấu đến năm 2005 sẽ không thấp hơn 18% và năm 2010 không dưới 20%.

Cùng với việc tăng ngân sách nhà nước, cần phải thực hiện mạnh mẽ phân cấp quản lý ngân sách giáo dục, cải tiến cơ chế phân bổ và điều hành ngân sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách giáo dục và đào tạo. Ngân sách nhà nước sẽ tập trung

học, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong toàn quốc vào năm 2010). Chủ yếu là đầu tư cải tạo, nâng cấp và mở rộng các cơ sở giáo dục và đào tạo. Thực hiện từng bước việc kiên cố hoá các trường học, quan tâm nhiều hơn cho các vùng khó khăn và thường xuyên xảy ra thiên tai, trong đó chú trọng đến đảm bảo đủ trường, lớp học từ nhà trẻ, mẫu giáo đến các trường phổ thông trung học cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hiện đại hoá một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội v.v.. Tập trung đầu tư cho 2 trường đại học quốc gia, các đại học vùng, các trường đại học trọng điểm và đại học sư phạm. Ưu tiên kinh phí cho việc đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật ở nước ngoài. Dành kinh phí để đào tạo cán bộ trình độ cao cho công nghệ thông tin; đào tạo nhân tài đào tạo cán bộ cho những ngành kinh tế mũi nhọn, cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục đầu tư đổi mới nội dung, chương trình giáo dục, chất lượng giáo dục, cung cấp đủđồ dùng học tập và giảng dạy cho các trường tiểu học và trung học cơ sở. Chú trọng phát triển và mở rộng các cơ sở đào tạo giáo viên, bảo đảm đủ giáo viên dạy học cho các trường phổ thông, v.v.

2. Nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước

Cùng với việc tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục hàng năm, cần phải tiếp tục huy động cao hơn nữa các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục, bao gồm: học phí, phí, đóng góp xây dựng trường và các đóng góp khác; các khoản thu từ nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, làm dịch vụ (chủ yếu trong giáo dục đại học và chuyên nghiệp); các khoản đóng góp tự nguyện từ các tổ chức kinh tế, xã hội và của các nhà hảo tâm; huy động nguồn đóng góp của các doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục và đào tạo.

Hiện nay chưa thể tính chính xác được tất cả các nguồn thu hay các khoản đóng góp của gia đình và học sinh cho việc học tập, song có thểước tính các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước chiếm khoảng 25-30% nguồn tài chính của giáo dục (trong đó học phí và đóng góp xây dựng trường khoảng 22-27%). Theo các kết quả nghiên cứu về chi phí của cha mẹ học sinh ở các cấp bậc học cho thấy phần đóng góp của dân tính trên đầu một học sinh so với tổng chi phí chiếm 44,5% ở bậc tiểu học; 48,7% ở cấp trung học cơ sở; 51,5% ở cấp trung học phổ thông; 62,1% ở dạy nghề; 32,2% ở trung học chuyên nghiệp và 30,7% ở bậc đại học và cao đẳng. Theo kết quả khảo sát về đào tạo và tài chính các trường đại học và cao đẳng Việt Nam năm 1999, thì tỷ lệ nguồn thu từ ngân sách nhà nước trong tổng nguồn thu của các trường đại học và cao đẳng trong cả nước dao động tăng từ 54,9% năm 1996 lên 56,7% năm 1998. Tỷ lệ số thu của các trường từ học phí và lệ phí so với tổng thu tăng từ 23,8% năm 1996 lên 36,5% năm 1998. Riêng năm 1998, tỷ trọng của các khoản trong tổng số thu của các trường đại học và cao đẳng như sau: ngân sách nhà nước chiến 56,7%; thu từ nguồn học phí, lệ phí: 36,5%; thu từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học và dịch vụ: 1,6%: thu từ quà biếu và viện trợ: 3,3% và từ các nguồn khác là 1,9%.

Việc đa dạng hoá các loại hình trường là một cách đa dạng hoá nguồn đầu tư cho giáo dục. Từ năm học 1999 - 2000, ngành Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp ngoài công lập ở tất cả các cấp bậc học. Một số trường công lập ở nơi có điều kiện được chuyển sang hình thức ngoài công lập. Ở nhiều địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có chính sách cụ thể hỗ trợ các trường ngoài công lập như cấp đất hoặc cho mượn đất lâu dài để phát triển các trường ngoài công lập; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho các trường bán công; cho vay vốn ưu dãi đối với trường dân lập, tư thua không thu thuế, lệ phí đối với trường ngoài công lập. Nhưng việc ban hành các cơ chế, chính sách và văn bàn pháp quy để thực hiện chủ trương này còn chậm trễ, dẫn đến xảy ra hiện tượng tiêu cực làm giảm lòng tin của nhân dân. Để phát triển các trường ngoài công lập còn tiếp tục đa dạng hóa các loại hình trường, kể cả bậc phổ cập và cho phép mở trường, lớp của nước ngoài tại Việt Nam, nhằm thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; phát triển cạnh các trường phổ thông ngoài công lập ở các thành phố và những nơi có điều kiện kinh tế phát triển; chuyển dần các trường công lập sang ngoài công lập; đa dạng hóa các loại hình trường, phù hợp với các đối tượng và các vùng kinh tế, v.v..

Đặc biệt là mở rộng việc học bán trú ở những nơi có điều kiện kinh tế thuận lợi; chuyển các trung tâm dạy nghề công lập sang dân lập, phát triển các trung tâm dạy nghề dân lập, tư thục; củng cố các đại học dân lập và phát triển phương thức giáo dục từ xa.

Dự báo khả năng huy động từ dân đóng góp chiếm 25% (năm 2005 ) và 35% (năm 2010), nguồn từ các doanh nghiệp đóng góp và các hoạt động dịch vụ của nhà trường chiếm khoảng 10% so với tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo.

3. Nguồn viện trợ, vay nợ (ODA)

Một nguồn lực khác cho giáo dục là nguồn vay và hợp tác quốc tế đã được nhà nước ưu tiên dành cho giáo dục thông qua các dự án của Ngân hàng Thế giới (WB), ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nước ngoài. Để mở rộng hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các cá nhân nước ngoài và Việt kiều nhằm khai thác mọi tiềm năng bên ngoài để phát triển giáo dục với quan điểm ưu tiên nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho những vùng khó khăn, ngành giáo dục đã đề nghị Chính phủ cho phép dành những khoản vay ưu đãi của các ngân hàng hoặc của các nước cho giáo dục. Dự báo nguồn viện trợ và vay nợ trong giai đoạn 2001-2010 chiếm khoảng 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh việc tăng cường huy động các nguồn tài chính cho giáo dục, cần tập trung đổi mới cơ chế chính sách. Bởi chính sách đúng không chỉ là tăng tỷ trọng đầu tư mà còn là sự thay đổi cơ cấu đầu tư và tăng hiệu quả đầu tư. Nghị định số 10 của

chế chính sách. Nghị ảnh này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị chủđộng về tài chính theo yêu cầu cụ thể của đơn vị, cho phép các đơn vị tính đúng, tính đủ thu để chi và tự chịu trách nhiệm với Nhà nước.

4. Tổng hợp dự báo nguồn tài chính cho giáo dục và đào tạo

4.1. D báo kh năng ngân sách nhà nước cho giáo dc và đào to

Chỉ tiêu 2000 2005 2010

GDP (tỷđồng) 450.157 619.628 900. 314

Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước trong GDP (%)

20,0 20,0 20,0

Tổng chi ngân sách nhà

nước (tỷđồng)

94.532 130.121 189.065 Tỷ lệ chi cho giáo dục và

đào tạo trong tổng chi ngân sách nhà nước (%)

15 18 20

Tổng chi ngân sách nhà

nước cho giáo dục và đào tạo (tỷđồng)

14.179 23.42l 37.813

Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo trong GDP (%)

3 3,6 4

Chú thích: * - Tốc độ tăng GDP bình quân 7,5% năm - GDP tính theo giá năm 2000.

4.2. D báo kh năng huy động ngoài ngân sách cho giáo dc và đào to

2000 2005 2010

Tổng nguồn ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo (tỷđồng, giá năm 2000)

5. 749 12.880 24.577

1. Huy động từ dân đóng góp (năm 2005 chiếm 25%, năm 2010 chiếm 35% so với tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo)

3.149 5.855 13.234

2. Viện trợ, vay nợ (ODA),

(khoảng 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo)

3. Từ các nguồn khác (các doanh nghiệp đóng góp, dịch vụ của nhà trường, v.v.)

(khoảng 10% so với tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo)

1.200 2.340 3.781

4.3. Tng hp kh năng các ngun tài chính đầu tư cho giáo dc và đào to

2000 2005 2010

Tổng nguồn tài chính cho giáo dục và đào tạo (tỷđồng) - So với GDP (%) 19.928 4,5 36.301 5,8 62.390 6,9 Trong đó: % nguồn ngân sách

nhà nước (%) 71,2 64,5 60,6

% nguồn ngoài ngân sách nhà

Một phần của tài liệu Xu Hướng Phát Triển Của Giáo Dục (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)