VIII. VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH
1. Về mục tiêu của giáo dục
Một chiến lược giáo dục cho thế kỷ mới phải nhằm đào tạo những con người sống, hoạt động và đóng góp vào sự phát triển xà hội, đất nước trong thế kỷ mới. Vậy thế kỷ mới sẽ là thế kỷ như thế nào đây? Thế kỷ XX vừa qua đi với biết bao những biến đổi cách mạng trong mọi lĩnh vực nhận thức, khởi nguồn cho những tiến bộ và đổi thay rung trời chuyển đất trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội trên hành tinh chúng ta. Và trong thế kỷ mới, tiếp nối những thành tựu to lớn đã đạt được, nhiều thành tựu mới trong mọi lĩnh vực khoa học và công nghệ chắc chắn sẽ xuất hiện để giúp con người tiếp tục củng cố và hoàn thiện những cách nhìn mới, những cách nghĩ mới, những cách xử sự mới nước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Hiện đại hoá nội dung giáo dục phải nhằm giúp cho những con người của thế kỷ mới- đối tượng của mọi chiến lược giáo dục trong thế kỷ XXI - tiếp thụ và làm chủđược những thành tựu trí tuệđó, trên cơ sở đó tiếp tục đổi mới cách nghĩ, cách nhìn và có thêm năng lực sáng tạo để chủđộng thích nghi với mọi yêu cầu phát triển thời đại.
Thời đại chúng ta là một thời đại mà thế giới nói chung và đất nước chúng ta nói riêng, đã và đang trải qua nhiều biến chuyển cực kỳ to lớn với nhiều biến cố và viễn cảnh bất định, khó tiên đoán hết được. Ta có thể có những phác hoạ có tính chất dự phỏng về tương lai, nhưng tương lai cụ thể ra sao phần lớn sẽ do những con người của thế hệ trẻ hôm nay quyết định. Mà yếu tố có ýnghĩa quyết định nhất lại chính là ở vốn tri thức và năng lực sáng tạo tri thức của hế hệ trẻ đó. Một vốn tri thức, dẫu là công việc đòi hỏi nhiều công sức nhưng dù sao công là việc làm với những gì mà loài người đã đạt được trong quá khứ. Còn bồi dưỡng, xây dựng cho được một năng lực sáng tạo trí thức là việc với tương lai, cho tương lai, với những điều chưa biết, với những vùng đất chưa được khai phá. Ngày nay, nếu khoảng cách về vốn tri thức giữa các nước giàu và các nước chậm phát triển đã là rất lớn, thì khoảng cách về năng lực sáng tạo tri thức lại còn lớn hơn nhiều và càng ngày càng doãng thêm ra. Khắc phục cho được tình trạng lạc hậu và yếu kém về năng lực sáng tạo tri thức là một nhiệm vụ rất cơ bản và không dễ dàng của nền giáo dục nước ta.
Ta thường được học "... bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” ngày nay, khoa học hiện đại -bao gồm mọi ngành tự nhiên và xã hội - càng ngày càng cho ta biết rõ hơn những mối quan hệ vô cùng phong phú và phức tạp trong sự hình thành, tồn tại và phát triển của một con người, cho ta một nhận thức gắn kết hơn bản thân con người với môi trường thiên nhiên, vũ trụ, thế giới, đất nước, xã hội, lịch sử, văn hoá tâm linh đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, được hưởng thụ mọi sức sống từ các môi trường đó và cũng có trách nhiệm góp phần vào sự phát triển phong phú và hài hoà của chúng. Đã qua rồi cái thời con người được giáo dục một ý thức "ích kỷ" tận dụng và khai thác mọi điều kiện thiên nhiệt và xã bội cho lợi ích của mình, ngày nay ta cần giáo dục cho thế hệ trẻ nhận thức đầy đủ hơn các điều kiện tạo nên cuộc sống của mình, từ đó hình thành một cách sống thế nào cho xứng đảng, và một “ý thức công dân” không chỉ đối với đất nước mình, mở rộng hơn, đối với thiên nhiên và thế giới rộng lớn trong đó mình tồn tại và phát triển.
Nói tóm lại, nếu mục đích chung của giáo dục là đào tạo nên những con người “có kiến thức” và "có ý thức trách nhiệm", thì trong điều kiện hiện nay, có thể nói cụ thể hơn yêu cầu về kiến thức và ý thức trách nhiệm đó phải là.
- Con người mới là những con người có trí óc minh mẫn hơn là có một trí óc đầy đặn (có năng lực sáng tạo hơn là được nhồi nhét nhiều kiến thức).
Con người mới cần có nhận thức mới về "sứ mệnh" làm người, biết sống với một “ý thức công dân" đối với dân tộc và đất nước, đối với thiên nhiên và thế giới.