Quan niệm mới về giáo dụ c

Một phần của tài liệu Xu Hướng Phát Triển Của Giáo Dục (Trang 78 - 79)

XIII. ĐỔI MỚI TƯ DUY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2. Một số vấn đề quan trọng về quản lý nhà nước về giáo dục cần đổi mới tư duy

2.1. Quan niệm mới về giáo dụ c

Quản lý nhà nước về giáo dục ở nước ta trên thực ơês thường tập trung vào giáo dục nhà trường; nay cần phải đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục theo quan điểm của Đại hội IX: mọi người được học, học thường xuyên, học suốt đời; cả nước trở

thành một xã hội học tập. Giáo dục ngày nay không chỉ gồm giáo dục nhà trường mà cả giáo dục ngoài nhà trường, liên thông, liên kết với nhau trên nguyên tắc học thường xuyên, suốt đời, coi giáo dục nhà trường giữ vai trò nòng cốt trong quá trình phát triển giáo dục, và chỉ có thế, mới phát huy được sức mạnh trí tuệ và tinh thần của con người, của toàn dân tộc Việt Nam nhằm: thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức; đến 2010, “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Quan niệm giáo dục mở rộng như vậy là phù hợp với xu thế toàn cầu vềgiáo dục đại chúng, kể cả giáo dục đại học, của thời đại mới (đặc trưng bằng "4T” toàn cầu hoá, công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, văn minh trí tuệ, mà nét chung là: cùng với thái độ nhân văn, trí tuệ sáng tạo của con người là nhân tố trực tiếp thúc đẩy sự phát triển). Có thể khái quát: quan niệm mới vềgiáo dụcở nước ta là giáo dục của một xã hội học tập. Hướng xây dựng “xã hội học tập” là mới mẻ nhưng là xu thế tất yếu có các nền giáo dục trên thế giới, ở những nước phát triển và ở cả nhiều nước đang phát triển. Năm 2000, đã có lời kêu gọi xây dựng xã hội học tập của cá nước G8, của các nước tham gia APEC (châu Á - Thái Bình Dương). Quản lý nhà nước về giáo dục ở nước ta cần có một sự đổi mới quan trọng, là đi đôi với việc tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục nhà trường phi chú trngđến qun lý nhà nước v giáo dc ngoài nhà trường, tạo điều kiện cho bộ phận này phát triển đa dạng hơn, mạnh hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn, liên kết, liên thông với giáo dục nhà trường. Giáo dục ngoài nhà trường cũng thường được gọi dưới nhiều tên, như: giáo dục không chính quy, giáo dục thường xuyên, giáo

dục người lớn... mỗi thuật ngữđều có một số nét riêng, đều có thể sử dụng, làm phong phú khái niệm giáo dục ngoài nhà trường (tiếng Anh: "beyond schooling education" hoặc "learning beyond schooling”) đang được sử dụng ngày một phổ biến, phù hợp với ý tưởng là một thành phần của xã hội học tập (learning society), đi đôi và liên thông với thành phần giáo dục nhà trường. Những trung tâm học tập cộng đồng xã phường (hiện đã có 550 trung tâm được lập ra trong vòng 2 năm), nhiều trung tâm dạy nghề, ngoại ngữ, tin học, quản trị kinh doanh được mở ra ở mọi nơi, v.v., đang phát triển. Đó là giáo dục nhà trường. Xây dựng xã hội học tập ở nước ta ngay từ bây giờtừ cơ sở là hiện thực. Hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam lấy “cả nước trở thành một xã hội học tập" làm mục tiêu đã đạt nhiều thành tích.

Một phần của tài liệu Xu Hướng Phát Triển Của Giáo Dục (Trang 78 - 79)