XII. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ
2. Khái quát về cơ sở vật chất trường học ởn ước ta hiện nay
2.1. Thiếu về số lượng
Theo số liệu thống kê giáo dục đầu năm học, riêng khối học mầm non và phổ thông cả nước có 34.530 trường, chia ra 638.106 lớp với 451.467 phòng học, trong đó còn 65.360 phòng học tạm thời tranh tre nứa lá (chiếm 14,47%, trong đó phổ thông chiếm tới 17%).
Tuy số phòng học xây dựng mới hàng năm đều tăng, riêng năm 2001 cả nước đã xây dựng được hơn 20.000 phòng học các loại cho các ngành học, cấp học, nhưng số phòng học tạm thời tranh tre nứa lá vẫn còn nhiều (chiếm tỷ lệ 15% tổng số phòng học hiện có), số phòng học mới xây dựng thêm hàng năm chỉ đáp ứng yêu cầu thay thế số phòng học tạm thời không còn sử dụng được và thanh toán dần số phòng học phải sử dụng học 3 ca/ngày. Mặt khác, hàng năm số phòng học bị phá hỏng do bão lụt cũng khá nhiều, nên số phòng học hiện có của các ngành học, bậc học vẫn còn thiếu so với yêu cầu phát triển giáo dục, thực hiện chủ trương phổ cập trung học cơ sở và triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đặc biệt đối với các bậc học cao đẳng và đại học, sự thiếu hụt chỗ học, phòng học, chỗ ở cho sinh viên so với sự gia tăng quy mô đã ở mức báo động (diện tích phòng học mới đạt bình quân dưới 3m2/sinh viên so với mục tiêu tối thiểu 6m2/sinh viên; chỗởđáp ứng dưới 30% nhu cầu).
2.2. Thiếu về chất lượng chỗ học
Số liệu thống kê cho thấy các trường học hiện nay phần lớn mới chỉ có những phòng học thông thường, các công trình kiến trúc khác như phòng học bộ môn, phòng thư viện, phòng thí nghiệm, nhà tập, sân chơi, văn phòng làm việc, công trình vệ sinh, nước sạch v.v. còn thiếu nhiều. Số trường xây dựng được đủ hoặc gần đủ những công trình kiến trúc theo quy định trong điều lệ trường phổ thông quy định về trường chuẩn quốc gia mới có khoảng 10% tổng số trường.
Chất lượng xây dựng các phòng học vũ trường của các địa phương không đồng đều, các thành phố lớn, các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có số trường xây dựng kiên cố nhiều hơn các tỉnh miền núi vùng Đông Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng, nếu gọi việc xoá tranh tre nứa lá, lớp học ca 3 như một mục tiêu cấp bách để đảm bảo nhu cầu tối hiểu thì việc đảm bảo chất lượng chỗ học mới thật sự đáp ứng mục tiêu "Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa" trong giáo dục. Bởi chính chất lượng chỗ học góp phần đảm bảo cho chất lượng dạy và học.
Trong xây dựng cơ bản hiện nay, tỷ trọng lớp học đơn thuần vẫn chiếm tuyệt đối. Ngay từ quan niệm của khá nhiều người có trách nhiệm, xây dựng trường học đồng nghĩa với xây dựng chỗ học. Khái niệm “trường ra trường,lớp ra lớp" hiểu theo nghĩa tích cực đã không được chú trọng cho một chất lượng toàn điện. Tình hình đầu tư thiết bị dạy học càng không được cải thiện bao nhiêu. Một mặt chưa có tỷ trọng đầu tư tương ứng (các dự án mới được duyệt ở mức trang bị đồ gỗ chiếm 50% vốn xây lắp trong khi trang bị thiết chủ yếu là 7,2% và thiết bị dạy học cơ bản phải chiếm tới 30% đối với các trường cao đẳng sư phạm). Mặt khác khi vỏ kiến trúc thích ứng còn chưa có thì việc đầu tư cho thiết bị nếu có cũng rất kém hiệu quả. Như vậy hậu quả là "học
đã chay” sẽ không tránh khỏi “dạy cũng chạy”.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà học sinh của chúng ta thường đạt những thành tích quốc tế trong lĩnh vực khoa học cơ bản, những lĩnh vực mang nhiều tính lý thuyết ít có thực nghiệm, không đòi hỏi có hệ thống trang thiết bị dạy học biện đại.
Một khía cạnh đáng chú ý khác là theo số liệu thống kê nhưđã nêu ở trên, trong vòng 5 năm quy mô tăng mạnh ở các cấp học cao (trung học cơ sở 45%, trung học phổ thông 128%, đại học và cao đẳng tăng tới 135%). Và cũng chính ở các cấp học cao này, tỷ trọng diện tích học tập ngoài lớp học lý thuyết thông thường lớp hơn rất nhiều trong cơ cấu diện tích tiêu chuẩn cần có đểđảm bảo chất lượng chỗ học.
2.3. Những tồn tại chính trong cơ sở vật chất của một số cấp học
Học sinh ởtiểu học: Với quy mô 9.337:000 học sinh hiện có 216.835 phòng học, trong đó có 35.517 phòng học tạm thời tranh tre nứa lá (16%) xà 897 phòng học còn phải học 3 ca.
Ngoài số lượng chỗ học phải đáp ứng trên, để phục vụ cho chương trình mới và chủ trương học hai buổi một ngày ở bậc tiểu học, chất lượng chỗ học đòi hỏi phải có những diện tích dành cho các môn ngoại khoá, thể dục, nhạc, hoạ và các diện tích phục vụ cho mục đích bán trú. Bên cạnh đó, các khái niệm “học mà chơi - chơi mà học” cần có trong cấp học này đòi hỏi những không gian ngoài lớp học rất lớn.
Ở trung học cơ sở: Với quy mô 6.254.000 học sinh, có 102.175 phòng học, trong đó phòng đọc tạm chiếm 14% (13.846 phòng) và 913 phòng phải học 3 ca.
Bên cạnh đó, các diện tích dành cho thực hành, thí nghiệm, phòng học bộ môn, thư viện v.v. vốn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu diện tích học tập (30÷40%) thì còn thiếu rất nhiều. Đồng thời các diện tích dành cho hướng nghiệp, giáo dục thể chất đạt một tỷ lệ rất thấp theo yêu cầu.
Ở bậc học trung học phổ thông: Với quy mô 2.334.000 học sinh và 33.657 phòng học, trong đó còn 1.995 phòng học tạm (6%) và 103 phòng học ca 3. Ở bậc học này, chỉ số báo động không phải là số lượng chỗ học mà là chất lượng chỗ học với các diện tích học tập khác trong cơ cấu. Ở đây, số phòng học theo bộ môn đã chiếm một tỷ trọng lớn, đáp ứng chocông nghệ dạy và học theo mô hình phân ban thông dụng ở cấp học này đòi hỏi phải có một tổ chức không gian với các cơ cấu chức năng tương ứng (trong thiết kế được gọi là dây chuyền "tĩnh” cho học và "động” cho dạy - dạng lớp học cốđịnh chuyển sang phòng học theo bộ môn, "độn” cho học và "tĩnh" cho "dạy").
Như vậy, những nhu cầu về diện tích cho một ngôi trường toàn diện sẽ rất lớn so với hiện tại.
Ở bậc học đại học và cao đẳng: Các chỉ số về cơ sở vật chất ở mức đáng báo động cả về số lượng lẫn chất lượng. Không tính đến khối trường dân lập nơi phần lớn không có những điều kiện học bình thường ở những diện tích không dành cho giảng dạy đại học, thì chỉ tiêu diện tích bình quân so với yêu cầu còn quá thấp. Đồng thời vấn đề chất lượng. Chỗ học thể hiện trên các danh mục diện tích ngoài lớp học lý thuyết còn thiếu vắng khá nhiều. Nếu biết rằng tỷ trọng trung bình các giảng đường lớp học lý thuyết chung trong trường đại học chiếm không quá 15% và ở các khoa không quá 30% đối chiếu với hiện trạng thì sẽ thấy sự thật về chất lượng chỗ học của ta ở mức nào
2.4. Một số tồn tại chung
Trước hết phải nói về đất dành cho trường học. Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2
khoá VIII đã xác định "Dành đủ đất cho xây dựng phát triển trường học, nhất là ở
nông thôn". Khi đề cập đến từng cấp học ở phần trên đều thấy một sự thiếu hụt đất để đáp ứng cho yêu cầu hoạt động tối thiểu trước mắt, lại càng khó khăn cho yêu cầu phát triển của bản thân trường và nhu cầu của xã hội.
Cũng cần nói rằng, về tiêu chuẩn diện tích, nếu chúng ta mong muốn có những cơ sở giáo dục và đào tạo với chất lượng ngang tầm thế giới và khu vực thì cũng cần phải thấy rằng về cơ sở vật chất kỹ thuật, tiêu chuẩn của ta còn thấp so với các nước. Ở các bậc học phổ thông là các chỉ số về lớp học, về diện tích phụ trợ, đặc biệt về diện tích đất. Ở bậc học đại học và cao đẳng, mức phấn đấu diện tích học của ta là 6m2/sinh viên trong khi bình quân tối thiểu ở các nước là 9-10m2/sinh viên. Ở bậc học này tỷ trọng diện tích dành cho nghiên cứu khoa học thư viện của các nước là rất lớn cùng với các dạng công trình khác là bắt buộc.
Suất đầu tưcủa một trường bình thường là 8.000 USD/sinh viên, còn ở ta những dự án đề xuất được duyệt trong giai đoạn đến năm 2005 mới đạt ở mức khiêm tốn - khoảng 4.000 ÷ 5.000 USD/sinh viên.
3. Một số kết luận và kiến nghị
Trên đây là một số ý kiến xung quanh vấn đề cơ sở vật chất trường học liên quan tới nhóm giải pháp thứ 5 "Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục"
thuộc các giải pháp phát triển giáo dục trong Chiến lược.
Qua phân tích thực trạng và đối chiếu với mục tiêu xin rút ra một số kết luận mang tính kiến nghị:
1. Để thực hiện được các mục tiêu về cơ sở vật chất trong Chiến lược, để giải pháp có tính khả thi cần có hệ thống chương trình mục tiêu cụ thể với kinh phí tương ứng.
2. Học tập về rút kinh nghiệm các chương trình mục tiêu về giáo dục trước đây, đặc biệt đối với 2 chương trình có tỷ trọng xây dựng cơ sở vật chất cao như chương trình 4 và 7 trước đây.
3. Cần có một chương trình nghiên cứu mang tính đồng bộ từ khảo sát trên thực nghiệm, từ hệ thống tiêu chuẩn đến quy hoạch mạng lưới trường trên từng địa hình, địa bàn, vùng lãnh thổ.
4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học cần chú trọng tới tính đồng bộ, nhất là trong điều kiện còn khó khăn về kinh tế.
5. Trong các yêu cầu về trường chuẩn quốc gia, các cấp học cũng như tiêu chí thành lập trường - tiêu chí về cơ sở vật chất phải được coi như một trong những yêu cầu bắt buộc và quan trọng nhất.
6. Các cải cách về nội dung, phương pháp và đổi mới công nghệ trường học đều phải được xem xét toàn diện, trong đó khả năng đáp ứng bằng cơ sở vật chất vỏ kiến
trúc và thiết bị dạy học phải ffược coi như yếu tốđảm bảo cho tính khả thi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu (ngành Giáo dục và đào tạothực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứIX) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đề án "Kiên cố hoá trường học phục vụ triển khai chương trình giáo dục phổ
thông mới”.
3. Tư liệu khảo sát nghiên cứu, tiêu chuẩn thiết kế Viện Nghiên cứu Thiết kế