XIII. ĐỔI MỚI TƯ DUY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
2. Một số vấn đề quan trọng về quản lý nhà nước về giáo dục cần đổi mới tư duy
2.4. Quan niệm mới về chất lượng thực sự của con người được giáo dục, đàotạo
tạo
Bất kỳ con người nào cũng phải thực hiện 3 hoạt động cơ bản và gắn bó mật thiết với nhau của cuộc đời mình là học - làm - sống, đó là một chuỗi hoạt động quyện với nhau một cách liên tục trong cả cuộc đời. Xã hội định hướng và tạo điều kiện, tạo môi trường thực hiện những hoạt động đó cho mỗi người. Xã hội thay đổi rất nhanh nên cần phải định hướng cho các thành viên, thể hiện vào hướng giáo dục con người và sử dụng, phát huy con người. Con người được tiếp thu giáo dục, phải biết phát huy nội lưc biết tự học tích cực, sáng tạo, biến những điều học được thành những năng lực mới của bản thân để có thể tự mình thích ứng và pháttriển trong thực tiễn công việc và từ đó cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của con người. Thực chất của chất lượng học tập là khả năng phát huy nội lực tiềm ẩn trong mỗi con người, trên tinh thần biết chủ động tiếp thu và phát huy ngoại lực do xã hội và môi trường xung quanh cung cấp, hình thành được những năng lực chủ động thích ứng được với thay đổi, giải quyết thành công những vấn đề đặt ra. Ý tưởng này phải chỉ đạo việc “học” ở trong hoặc ở ngoài nhà trường, chỉđạo việc "học suốt đời", chỉđạo việc "làm" trong xã hội và việc tổ chức “cuộc sống tốt đẹp”. Chất lượng cá thể này phải có khả năng tạo nên chất lượng nhóm, chất lượng đồng đội, chất lượng tập thể, hướng vào mục tiêu phát triển của cộng đồng, xã hội… thì mới thực sự có cống hiến cho đất nước. Đó là phương hướng cơ bản về chất lượng giáo dục, dựa trên năng lực tự học, tự phát triển của cá nhân, của nhóm người học.
Một quan điểm mới về chất lượng của người học ngày nay, là phải có năng lực
“tạo nghiệp” (entrepreneurship) tức là biết tạo ra việc làm, tạo nên doanh nghiệp, tạo ra sự nghiệp cho mình, cho người khác, chứ không chỉ biết tìm việc làm, tìm người sử dụng mình. Chấp nhận quan điểm này, nhà trường kể cả trường đại học, chú trọng dạy cho người học khả năng "tự tạo việc làm"; chính điều này góp phần quan trọng giải quyết vấn đề thất nghiệp của người tốt nghiệp - một hiện tượng đã trở thành thường xuyên và phổ biến toàn cầu đồng thời cũng góp phần phát huy năng lực của người được đào tạo để phát triển đất nước. Năng lực tạo nghiệp, đặc biệt tạo doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là để phục vụ chuyển dịch cơ cấu nhân lực nông thôn, nếu được nhà trường đào tạo, thì tình hình kinh tế - xã hội nông thôn sẽ thay đổi lớn theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chính sách của Nhà nước cần tập trung vào chính sách sử dụng nhân lực, nhân tài, góp phần tích cực nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Cho đến nay, những chính sách này nói chung còn ít đổi mới, ảnh hưởng lớn đến động lực của người học, người dạy, người quản lý giáo dục.