MỐI QUAN HỆ

Một phần của tài liệu Xu Hướng Phát Triển Của Giáo Dục (Trang 42 - 49)

KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010 được Đại hội lẩn thứ I của Đảng thông qua tháng 4 - 2001 và Chiến lược phát triển giáo dục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 12 - 2001 là những văn bản có căn cứ pháp lý cao nhất về mục tiêu, quan điểm, định hướng phát triển và giải pháp thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-

xã hội nói chung và giáo dục nói riêng thời kỳ 2001 - 2010. Mặc dù thời gian được phê duyệt cách nhau gần 1 năm, song quá trình xây dựng những văn bản Chiến lược trên

được thực hiện song song. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu soạn thảo chiến lược, thường xuyên có những trao đổi, phối hợp, v.v.. nhằm đảm bảo sự thống nhất, nhất quán và liên kết nội dung của các chiến lược. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, ngoài mục tiêu, quan điểm, định hướng phát triển chung còn nhấn mạnh nhiều về phát triển nguồn nhân lực, trong đó giáo dục - đào tạo là yếu tố quyết định Chiến lược khẳng định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010 là phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực (trong đó giáo dục - đào tạo là yếu tố then chốt quyết định), đưa ra những dinh hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực, song cũng chỉ rõ phát triển nguồn nhân lực là một trong bốn khâu đột phá để thực hiện thành công Chiến lược. Đó là những căn cứ pháp lý quan trọng nhất phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, lồng ghép và cụ thể hoá những mục tiêu, quan điểm và giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vào chiến lược giáo dục. Xuất phát từ những căn cứ đó Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 với những mục tiêu và giải pháp cụ thể đã tự xác định là giải pháp “góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010”. Do giáo dục là một trong những công cụđể trang bị truyền bá và phổ biến tri thức, qua đó hình thành nên những tư tưởng tiến bộ, có thể vượt trước thực trạng kinh tế- xã hội và nhằm thực hiện mục tiêu phát triển con người, nên giáo dục có tính độc lập tương đại nhất định trong quá trình phát triển và phải được ưu tiên phát triển trước, "giáo dục phải đi trước một bước, v.v., để thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội". Đồng thời, giáo dục không được thoát ly thực tại mà phải gắn với phát triển kinh tế- xã hội, "giáo dục phải phục vụđắc lực cho xã hội; kịp thời điều cairnh cơ cấu và quy mô, nâng cao trình độ đào tạo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thực tiễn, tăng hiệu quả giáo dục, nhạy bén và thích ứng nhanh với những biến động của nhu cầu nhân lực.

Đạt được sự thống nhất và mối liên kết trong nội dung hai chiến lược trong quá trình soạn thảo là thành công lớn và là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức, phối hợp các hoạt động trong quá trình thực hiện các chiến lược Tuy nhiên, việc đảm bảo tính nhất quán, liên tục, kế thừa và duy trì những mối liên hệ qua lại giữa các nội dung của hai bản chiến lược trong quá trình thực hiện chiến lược còn khó khăn, phức tạp hơn, bởi vì liên quan đến sự tham gia và lợi ích của nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều đối tượng rất đa dạng trong xã hội cũng như sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Chính vì vậy, một lần nữa rà soát so sánh và quán triệt tính thống nhất, sự nhất quán và mối quan hệ về tinh thần và lời văn của hai văn bản chiến lược là việc rất cần thiết, có tác dụng quan trọng trong việc tạo ra những cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện có hiệu quả và thành công các chiến lược.

Sự thống nhất và tính nhất quán về nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010

Chiến lược lược phát triển kinh tế - xã hội.

Chiến lược phát triển giáo dục

Mục tiêu - Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người

- Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 40%

- Ngoài mục tiêu chung, có những mục tiêu cụ thể sau:

- Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 40%.

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

- Tất cả trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường.

- Giáo dục mầm non: Nâng cao chất lượng giáo dục và mở rộng hệ thống nhà trẻ mẩu giáo. - Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước. - Hầu hết các xã có trường học kiên cố. Bảo đảm về cơ bản học sinh phổ thông được học cả ngày tại trường.

- Phát triển giáo dục thường xuyên và đào tạo từ xa

- Giáo dục phổ thông: Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong tuổi đến trường đạt 99% ở cấp tiểu học; 90% ở cấp trung học cơ sở và 50% ở cấp trung học phổ thông vào năm 2010.

- Giáo dục nghề nghiệp: Thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trưởng trung học chuyên nghiệp đạt 15% năm 2010; thu hút học sinh sau trung học cơ sở vào các trường dạy nghề lên 15% năm 2010 và thu hút học sinh sau trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp vào các trường dạy nghề bậc cao lên 10% năm 2010.

- Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học: Năm 2010, tỷ lệ sinh viên/1 vạn dân là 200, quy mô đào tạo thạc sĩ lên 38.000 học viên và nghiên cứu sinh lên 15.000.

dạng hoá hình thức, tạo nên xã hội học tập. - Giáo dục trẻ khuyết tật: Đến năm 2010 có 75% trẻ khuyết tật được học tập trong các lớp học hoà nhập hoặc bán hoà nhập.

Quan điểm - Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta.

- Phát triển mạnh nguồn lực con người Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao.

- Tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục - đào tạo

- Đào tạo lớp ngươi lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp.

- Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý.

- Giáo dục là quốc sách hàng đầu. là động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vừng.

- Xây dựng nền giáo giục có tính nhân dân, dân tộcm khoa học, hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ, củng cố quốc phòng.

- Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.

Định hướng phát triển

- Phát triển giáo dục mầm non; củng cố kết quả xoá mù chữ và phổ cập tiểu học; tiến hành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước; phần lớn thanh niên, thiếu niên ở thành thị và hông thôn đồng bằng được học hệ trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp hoặc đào tạo nghề.

- Tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lừa tuổi được học tập thường xuyên, suốt đời.

- Chú trọng hướng nghiệp thiết thực trong trưởng phổ thông. - Mở rộng và coi trọng đào tạo

- Những định hướng phát triển giáo dục được khái quát thể hiện trước hoặc xen kẽ trong nội dung các giải pháp phát triển.

công nhân kỹ thuật tay nghề cao, kỹ sư thực hành và nhà kinh doanh giỏi.

- Ưu tiên đào tạo nhân lực nông nghiệp, nông thôn, miền núi và xuất khẩu lao động.

- Phát triển và nâng cao giáo dục ở các trường dân tộc nội trú, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số.

- Phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học. Giải pháp - Điều chỉnh cơ cấu các cấp học, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu vùng. - Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá. - Đổi mới chương trình và sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy và học.

- Phát triển đội nó giáo viên. - Tăng đầu tư cho giáo dạo từ ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hơn. Cải tiến phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục.

- Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo - Nhà nước dành ngân sách gửi người giỏi đào tạo ở nước ngoài và khuyến khích đi học ở nước ngoài

- Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục - Đổi mới mục tiêu, nội dung và chương trình giáo dục

- Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục.

- Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục. - Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục - Đối mới quản lý giáo dục - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục. Từ sự so sánh trên cho thấy:

1. Tính 1ôgic, kế thừa và liên kết chặt chẽ giữa hai chiến lược. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dành nhiều nội dung cho phát triển giáo dục, trong đó coi phát triển nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là giáo dục là một trong bốn khâu đột phá để

thực hiện Chiến lược, có nghĩa là giáo dục phải đi trước và được ưu tiên đầu tư các nguồn lực để phát triển. Đồng thời, Chiến lược phát triển giáo dục xuất phát từ những căn cứ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bám sát với những nhu cầu và khả năng của nền kinh tế. Như vậy, đã có sự lồng ghép đan xen và kế thừa lẫn nhau về mục tiêu và giải pháp của hai chiến lược.

2. Chiến lược phát triển giáo dục khẳng định tính độc lập tương đối và sự cần thiết tiến bộ vượt trước của giáo dục so với kinh tế, xã hội (nhiều mục tiêu cơ bản về phát triển con người được đề xuất thể hiện sự vượt trước của giáo dục so với kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo chỉ số phát triển con người phải được nâng lên đảng kể). Đồng thời, Chiến lược phát triển giáo dục cũng coi giáo dục là phương tiện (giải pháp) thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

3. Sự thống nhất và mối liên kết giữa hai chiến lược chủ yếu là ở cấp vĩ mô, cấp toàn quốc và ở mức độ định tính. Vì vậy, trong quá trình thực hiện chiến lược, những mục tiêu và giải pháp và giáo dục - đào tạo cần được cụ thể hoá và định tính theo cấp, loại hình, ngành nghề/thời gian đào tạo v.v., theo lãnh thổ và theo thời gian (5 năm và hàng năm).

4. Cấp có sự phối hợp, thống nhất trong việc hoạch định các chương trình/kế hoạch/dự án và chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo. Việc cập nhật thông tin, đánh giá và điều chỉnh các mục tiêu và giải pháp trong quá trình thực hiện Chiến lược cho phù hợp với tình hình mới là rất cần thiết và phải làm thường xuyên.

5. Trong bối cảnh tiến bộ khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế diễn ra với quy mô rộng và cường độ ngày càng cần sự liên kết, phối hợp trong quá trình thực hiện hai chiến lược trong lĩnh vực hợp tác quốc tế phải được gắn kết một cách chặt chẽ và thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả của sự hợp tác quốc tế, cũng như tạo ra được sự khớp nối và hài hoà của quá trình hội nhập trong kinh tế và trong giáo dục và đào tạo.

Một trong những công cụđể thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Chiến lược phát triển giáo dục là cụ thể hoá chúng trong các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm. Trong việc xảy dựng quy hoạch và kế hoạch, vấn đề quan trọng và cấp bách là trên cơ sở những mối quan hệ có tính chất định tính này, cần phải tiếp tục lượng hoá mối quan hệ giữa hai chiến lược. Sơ bộ nghiên cứu cho thấy, những mối quan hệ sau đây cần được lượng hoá (với mục đích cân đối những nguồn lực và hoạch định chính sách):

Để đạt được mục tiêu nâng cao chỉ số phát triển con người, một số chỉ báo mục tiêu và phát triển giáo dục cần phải đi trước (tiến bộ hơn so với trình độ phát triển kinh tế - xã hội) nên cần tính toán và lượng hoá được nhu cầu về các nguồn lực đi kèm. Một đặc điểm cần lưu ý là trên thực tế chúng ta đã đạt dược một số chỉ tiêu về số lượng ở mức khá cao, nên việc tiếp tục nâng cao hơn nữa và nhanh hơn nữa là khó khăn và đòi

hỏi chi phí lớn hơn. Đồng thời, yêu cầu nâng cao chất lượng của những chỉ tiêu này trở nên quan trọng và cấp bách hơn. Do đó, cần lượng hoá các nguồn lực đảm bảo thực hiện mục tiêu này.

- Một số chỉ báo về mục tiêu phát triển giáo dục cần lượng hoá cụ thể và chi tiết hơn trên cơ sở có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại giữa giáo dục và đào tạo và kinh tế xã hội trên phạm vi cả nước và cho các vùng/tỉnh. Trước hết, đó là những mục tiêu về bảo đảm công bằng xã hội, nâng cao điều kiện vật chất - kỹ thuật các cơ sở giáo dục và đào tạo đảm bảo cho học sinh được học cả ngày ở trường, về quy mô và cơ cấu ngành nghềđào tạo, về giáo dục đối với người khuyết tật, v.v..

- Cần tính toán và lượng hoá các giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục, chủ yếu là cân đối các nguồn lực (nguồn lực tài chính và tác dựng của cơ chế, chính sách). Từ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có thể dự báo được khả năng cung ứng về nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước. Dù cho tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo như yêu cầu của chiến lược thì chắc chắn không đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, việc huy động những nguồn lực khác ở trong nước bằng các hình thức xã hội hoá phù hợp (khu vực doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, trong dân cư, v.v.) và thông qua con đường hợp tác quốc tế cần được lượng hoá cụ thế hơn để có những giải pháp, chính sách huy động chúng.

Đồng thời với việc lượng hoá những mục tiêu và giải pháp, việc phối hợp giữa đổi mới quản lý giáo dục với những giải pháp đổi mới quản lý kinh tế, xã hội và cải cách quản lý hành chính phải được coi là một trong những giải pháp ưu tiên quan trọng nhất để thực hiện chiến lược và phải được tiến hành với quyết tâm cao, triệt để và liên tục.

Một phần của tài liệu Xu Hướng Phát Triển Của Giáo Dục (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)