Quan niệm mới về giáo dục đại học: giáo dục sau trung họ c

Một phần của tài liệu Xu Hướng Phát Triển Của Giáo Dục (Trang 79 - 80)

XIII. ĐỔI MỚI TƯ DUY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2.2.Quan niệm mới về giáo dục đại học: giáo dục sau trung họ c

2. Một số vấn đề quan trọng về quản lý nhà nước về giáo dục cần đổi mới tư duy

2.2.Quan niệm mới về giáo dục đại học: giáo dục sau trung họ c

Thếgiới đã khẳng định trong điều kiện mới ("4T") bậc học đại học cần sớm được đại chúng hoá một cách rất đa dạng. Mc tiêu phát trin giáo dc đại hc ở nước ta giai đoạn 2001 - 2010 (ghi trong chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010) là: “Đáp ứng nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giáo dục sau trung học

thông qua việc đa dạng hệchương trình đào tạo trên cơ sở xây dựng một hệ thống liên thông phù hợp với cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực và năng lực của các cớ sở đào tạo. Tăng cường năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác". Như vậy, về cơ cấu trình độ của giáo dục đại học, xuất hiện một khái niệm mới là “giáo dc sau trung hc". (Hội nghị quốc tế về giáo dục đại học thế kỷ XXI, tháng l0-1998 từ Paris đã nêu rõ: giáo dục đại học bao gồm “tất cả các loại hình học tập, đào tạo hoặc đào tạo cho nghiên cứu, được bảo đảm ở trình độ sau trung học (post - secondary education), bởi một cơ sởđại học được những nhà chức trách có thẩm quyền công nhận như một cơ sở đại học". Khái niệm giáo dục sau trung học làm không gian của giáo dục đại học được mở rộng, kể từ mọi chương trình có trình độ sau trung học phổ thông trở lên (cho đến nay trình độ thấp nhất được coi thuộc phạm vi giáo dục đại học là những chương trình đào tạo 3 năm, cấp bằng cao đẳng). Sự mở rộng ấy từđiều kiện thiết lập nhiệt phương trình học tập ngắn hạn, liên thông với những chương trình học tập dài hạn, phù hợp với những nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những hoạt động chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, cơ cấu nhân lực về các mặt: trình độ ngành nghề, vùng miền. Trình độ trung học không đủđểđáp ứng những nhu cầu này, kể cả trước mắt, chứ chưa nói đến lâu dài. Điều này nói lên chất lượng của giáo dục đại học là một phổ nhiều trình độ, tuỳ theo những mục tiêu đào tạo khác nhau. Giáo dục sau trung học tạo điều kiện để phát triển nhân lực và dân trí ở các vùng, các địa phương trong cả nước, đáp ứng những nguyện vọng tha thiết được vào học bậc đại học của đông đảo học sinh, thanh niên và sự mong muốn của các gia đình. Việc phát triển giáo dục sau trung học có thể kết hợp với các cơ sở đào tạo nghề, cơ sở đại học - cao đẳng ở cộng đồng và địa phương, kể cả kết hợp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp v.v..

Một phần của tài liệu Xu Hướng Phát Triển Của Giáo Dục (Trang 79 - 80)