PHÂN LUỒNG HỌC SINH

Một phần của tài liệu Xu Hướng Phát Triển Của Giáo Dục (Trang 63 - 66)

TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC NƯỚC TA

Việc phân luồng trong giáo dục nước ta là một vấn đề được nhiều người nói đến trong thời gian gần đây. Gia đình họcấinh và bản thân người học muốn tự mình chọn lấy đường đi, những người quản lý xã hội thì muốn học sinh theo luồng mà họđã định. Vậy những người quản lý giáo dục cần đề xuất chính sách gì, xã hội cần thực thi chính sách gì trong tình hình ấy?

1. Phân luồng sau trung học cơ sở

Sau trung học cơ sở, học sinh có các luồng sau đây để theo: a) Vào trung học phổ thông

b) Vào trung học chuyên nghiệp c) Vào trường đào tạo nghề dài hạn

d) Vào các khoá đào tạo nghề ngắn hạn hoặc các lớp bổ túc tại các trung tâm giáo dục thường xuyên (hoặc cả hai)

Ba luồng a, b, c thuộc phương thức giáo dục chính quy, có thể thống kê và phân tích dược. Hiện nay có khoảng 80% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trường trung học phổ thông. Số học sinh vào học trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề ít hơn nhiều. Các trường này phần lớn tuyển những học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ít khả năng hoặc không có khả năng thi vào cao đẳng, đại học chứ không muốn tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Ngược lại, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và gia đình họ phần lớn cũng có nguyện vọng cho con em học hết trung học phổ thông để sau khi tốt nghiệp có cơ hội thi tuyển vào đại học, cao đẳng hoặc tìm những con đường học tiếp hoặc việc làm vừa ý hơn.

Về mặt tâm lý xã hội thì ngoài luồng học tiếp lên trung học phổ thông, những luồng khác không mấy hấp dẫn đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.

Về phía các cơ sở giáo dục thì trường trung học chuyên nghiệp đang dần dần được nâng cấp lên cao đẳng, tất nhiên các trường được nâng cấp chỉ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Các trường trung học chuyên nghiệp còn lại cũng như các trường đào tạo nghề đều muốn tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hơn là tốt nghiệp trung học cơ sở vì học sinh có tuổi đời lớn hơn, trưởng thành hơn về mặt xã hội, vốn học vấn phổ thông cao hơn, do đó thời gian đào tạo ngắn hơn mà hiệu quả lại cao hơn.

Như vậy, tổ chức hệ thống giáo dục hiện nay không thuận lợi cho phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.

2. Phân luồng sau trung học phổ thông

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông hầu hết học sinh và gia đình của họ đều mong muốn bọc sinh học tiếp lên đại học, cao đẳng. Chỉ khi không thành công trong kỳ thi tuyển vào các trường đó họ mới tìm cách học tiếp ở các bậc học khác. Tập trung lại có hai con đường để học tiếp:

- Đại bọc, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp. Về thực chất đây là con đường học tập để trở thành những người trước đây gọi là cán bộ chuyên môn kỹ thuật hay là lực lượng lao động gián tiếp.

- Học nghề để trở thành những người lao động trực tiếp trong dây chuyền sản xuất.

Với sự tiến bộ của quy trình công nghệ, những người có trình độ cao đẳng, đại học ngày càng tham gia nhiều vào dây chuyền sản xuất. Ngược lại những người trực tiếp sản xuất cũng cần có học vấn phổ thông ngày càng cao và được đào tạo về quy trình công nghệ ngày càng tiếp cận với trình độ cao đẳng, đại học hoặc một trình độ sau trung học khác.

Như vậy, ranh giới giữa lao động trí óc và lạo động chân tay ngày càng khó tách bạch. Trong đào tạo thì ranh giới giữa đào tạo công nhân với đào tạo kỹ thuật viên ngày càng bị xoá nhoà. Nghĩa là các luồng trong đào tạo ngày càng hoà vào nhau.

3. Một số xu thế trong phát triển giáo dục ảnh hưởng đến phân luồng

Ngày nay giáo dục có những thay đổi lớn cần được tính đến khi giải quyết nhiều vấn đề trong đó có vấn để phân luồng học sinh:

- Giáo dục cho mọi người thay vì giáo dục cho một số ít người. Giáo dục cho mọi người mà các nước cam kết thực hiện ở bậc giáo dục cơ sở tại Hội nghị Jomtien (Thái Lan - l990). Hội nghị Dacca (Senegal-2000) sẽ tiến tới thực hiện trong giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

- Trong thời đại phát triển kinh tế tri thức, lao động chân tay và lao động trí óc ngày càng xích lại gần lại. Người lao động hướng tới một học vấn phổ thông và một trình độ nghề nghiệp cao, giáo dục đại học ngày càng trở nên đại chúng.

4. Phương hướng giải quyết vấn về phân luồng

Tính đến tâm lý xã hội, thực tiễn nước ta và xu thế phát triển giáo dục của thời đại nhưđã nêu trên, chúng tôi đề nghị giải quyết vấn đề phân luồng như sau.

- Tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trung học phổ thông.

- Định hướng họ vào học nghề khi có nhu cầu tuyển dụng sau khi tốt nghiệp đã rõ ràng, tiến tới các doanh nghiệp lớn tự mình hoặc liên kết với nhau để đào tạo nghề và sử dụng người tốt nghiệp.

- Trong giáo dục phổ thông, phát triển loại hình trung học phổ thông kỹ thuật mà chúng tôi đề xuất trong một bài báo trước đây (xem tạp chí Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 6/1999) và đã được Nhà nước chấp nhận (Nghị quyết 40 của Quốc hội, 12/2000). Khác với trường trung học chuyên nghiệp, loại hình trường này gắn với địa phương và bám sát nhu cầu phát triển ngành nghề của địa phương. Học sinh tốt nghiệp loại hình trường này được đối xử như mọi học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông khác và được ưu tiên tuyển chọn để học theo đúng hướng kỹ thuật đã chọn.

- Tiếp tục phát triển giáo dục đại học để thu hút ngày càng nhiều học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đa dạng hoá phương thức đào tạo và loại hình trường; phát triển đào tạo từ xa đào tạo qua mạng (On line - learning, E-learning); phát triển các cao đẳng công nghệ (theo nhu cầu nhân lực các ngành) và cao đẳng cộng đồng (theo nhu cầu năng lực các địa phương).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2000), Kết luận Hội nghị Trung ương 6,khoá IX.

2. Chính phủ nước CHXHCH Việt Nam: Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010.

3. Đặng Bá Lãm-Lê Vân Anh: Tạp chí Đại học và Trung học chuyên nghiệp

6/1999.

4. Đặng Bá Lãm - Nguyễn Đức Trí Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 326 (Quý II/1999).

Một phần của tài liệu Xu Hướng Phát Triển Của Giáo Dục (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)