VIII. VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH
3. Đổi mới nội dung giáo dục trong giai đoạn phát triển mới
Trong vài chục năm gần đây, trên quá trình cải cách và đổi mới giáo dục, ta cũng đã nhiều lần rà xét lại chương trình, nội dung giáo dục cũ, và cũng đã phát hiện không ít những điều bất cập. Thực ra, đó cũng là tình hình chung của nhiều nền giáo dục trên thế giới. Vấn đề là làm sao khắc phục được các nhược điểm và đưa vào được các yếu tốđổi mới, bổ sung, hiện đại hoá thích hợp và cần thiết ? Không thể thực hiện điều đó bằng những thay đối manh mún, cục bộ, kiểu “thấy sai đâu sửa đấy” một cách tuỳ tiện và phiến diện, mà cần hoạch định những nội dung cho cải cách trên cơ sở một cách nhìn toàn thể với một tư duy đổi mới về nhận thức khoa học và yêu cầu giáo dục.
Nội dung dạy học trong chương trình cũở nhà trường (trung học) của chúng ta về cơ bản bao gồm các kiến thức khoa học của thế kỷ XIX trở về trước, có được bổ sung một ít kiến thức của thế kỷ XX, so với yêu cầu hiện nay thì đã bộc lộ những nhược điểm sau đây: vốn kiến thức trong chương trình cũđã lạc hậu, nhiều kiến thức mới của thế kỷ XX đã cung cấp những cách hiểu mới về vật chất, vũ trụ tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhiều hiểu biết mới đó đã là cơ sở cho những công nghệ mới làm nên những sản phẩm mà con người sử dụng hàng ngày, nhưng lại chưa được giảng dạy ở nhà trường, nếu xem con người thời đại phải được cung cấp những hiểu biết của thời đại thì chương trình cũ là không còn thích hợp; trong chương trình cũ, kiến thức của từng nùanh thường được dạy riêng rẽ, ít được liên hệ kết hợp với nhau, trong khi về bản chất mỗi ngành khoa học được phát triển không phải cho bản thân mình, mà cùng hợp lại với nhau để giúp con người hiểu biết về thế giới, về xã hội, mà thế giới tự nhiên cũng như xã hội là những toàn thể thống nhất, do đó đòi hỏi liên kết các ngành tri thức với nhau là hết sức tự nhiên và cần thiết; hệ thống tri thức trong chương trình cũđược trình bày trong tinh thần của tư duy cơ giới của phương pháp phân tích, thường được diễn giải theo trật tự của suy diễn lôgích, có thể thuyết phục người học về tính “đúng đắn” của các tri thức, nhưng không giúp người học hiểu được cách phát hiện các tri thức đó, tức là không giúp gì nhiều cho việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo; cách dạy và học cũ thường tách chủ thể nhận thức là người học đối diện với thế giới là đối tượng “khách quan” của nhận thức, dễ dẫn người học đến thái độ bàng quan, đối lập với môi trường, do đó thiếu sự cởi mở, hoà hợp và khoan dung với thiên nhiên và xã hội, v.v..
Như trên đã nói, chương trình cũđã được xây dựng chủ yếu trên tinh thần của tư duy cơ giới và phương pháp phân tích, nên có một số nhược điểm như kể trên cũng là điều dễ hiểu. Cách tiếp cận phân tích vẫn có những tác dụng tích cực trong giáo dục (và trong nghiên cứu khoa học nói chung), nhưng ngày nay, trong cải cách giáo dục, chúng ta rất cần vận dụng tư duy hệ thống và phương pháp tổng hợp, kết hợp một cách hài hoà cả hai cách tiếp cận phân tích và tổng hợp. Tư duy hệ thống đặc biệt thích hợp với việc liên kết các lĩnh vực tri thức với nhau vì về bản chất, tri thức là một hệ thống
phức tạp, một hệ mở đối với môi trường tương tác với môi trường và tương tác giữa các phần tử với nhau trong một mạng lưới chằng chịt các mối liên hệ về trao đổi thông tin, giữa các thành phần có các mối liên thuộc tạo nên những thuộc tính hợp trội (emergent) của bệ thống, làm cho hệ thống có tính tổ chức cao, những thuộc tính hợp trội này hoặc bền vững và ổn định, hoặc được tăng cường qua hoạt động của các vòng phản hồi âm hoặc dương,... Để dạy và học theo tinh thần của tư duy hệ thống chắc chắn trước hết sẽđòi hỏi phải nghiên cứu tính hệ thống của bản thân hệ thống tri thức, và đặc biệt, của các nội dung tri thức mà ta định đưa vào trong chương trình giáo dục. Điều này không dễ dàng, nhưng tôi nghĩ cũng hứa hẹn nhiều hứng thúvà bổ ích, đáng được quan tâm. Nói như Loel de Roshay, một nhà khoa học Pháp: "Học để học là một chuyện, học để hành là một chuyện khác, còn học để hiểu các kết quả và mục đích của hành động lại còn là một chuyện khác nữa". Học để hiểu mục đích của việc làm, và để làm đạt mục đích là cách học theo tinh thần hệ thống, bởi vì chỉ có thể hiểu được mục đích và đánh giá được kết quả khi nhìn hệ thống như một toàn thể, một toàn thể phức tạp và hữu cơ.
Nếu ta không câu nệ coi khoa học là một tập hợp các "chân lý khách quan “, là việc dạy học là truyền đạt các chân lý, mà coi việc học (cũng như việc nghiên cứu) khoa học là việc đi tìm những cách "giải quyết vấn đề” bằng những hiểu biết tiệm cận, gần đúng, tương đối, thì ta cũng không nhất thiết bó mình vào những ràng buộc cứng nhắc của suy luận theo lôgích cổ điển, mà có thể cho suy nghĩ của mình được bay bổng phóng khoáng với nhũng phỏng đoán, quy nạp, so sánh, tương tự, những ẩn dụ và liên tưởng. Ta không nhất thiết củi được sử dụng các mô hình toán học với những quan hệđịnh lượng, mà có thể dùng rộng rãi các loại mô hình mô tả các quan hệ thuộc nhiều loại khác nhau, như mô hình lôgich, mô hình thông tin, mô hình cybernetic, các mô hình định tính,... miễn là chúng có thể gợi cho ta những liên tưởng đi đến phát hiện và sáng tạo. Con người từ thuở sơ khai chẳng phải đã bắt đầu với các kiểu tư duy bằng hình ảnh, màu sắc, âm thanh,... chứđâu phải đã tư duy bằng các con số và các phương trình? Ngày nay, chúng ta không quay trở về với thuở hồng hoang, nhưng cũng không nên phung phí những năng lực thiên phú, cần cố gắng khai thác những năng lực vốn có đó đặc biệt hiện nay có cả sự hỗ trợ của những công cụ mà chính con người đã tạo ra như máy tính điện tử. Ta biết rằng sáng tạo không phải là suy luận, và cũng không bắt nguồn từ suy luận. Sáng tạo, kể cả sáng tạo khoa học ở những ngành duy lý nhất, thường vẫn nảy sinh từ những ý tưởng xuất hiện như những ánh chớp của trực cảm trí tuệ do những tích tụ đến tột cùng (ý của Poincaré). Và chính ở dây, ta chứng kiến sự gặp nhau của khoa học và văn học, nghệ thuật. Phải chăng để bồi dưỡng và nâng cao năng lực sáng tạo khoa học cho thế hệ trẻ thì một nội dung giáo dục cần được chú ý chính là bồi dưỡng khả năng cảm thụ và sáng tạo ngay trong việc học lịch sử, văn chương, thơ ca, nghệ thuật?
hợp với mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ nước ta trở thành những con người có tri thức hiện đại, có năng lực sáng tạo, để xây dựng nước ta thành một nước "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" trong xu thế hội nhập với thế giới văn minh, thì phải xác đinh các chương trình và nội dung dạy học cho các cấp học như thế nào?
Ta đã điểm qua một vài đặc điểm của sự phát triển tư tưởng khoa học hiện đại và cũng đã phân tích sơ lược yêu cầu giáo dục trong việc bồi dưỡng tri thức và năng lực sáng tạo trong điều kiện hiện nay. Tất nhiên, mọi đề xuất thay đổi chương trình và nội dung dạy học không thể và cũng không nên thoát ly khỏi hiện trạng, tức là chương trình đang được dạy và học hiện nay. Với một cách nhìn hệ thống, ta cần nghiên cứu lại toàn bộ hệ thống kiến thức được giảng dạy để phát hiện các nhược điểm cũng như các điều cần thay đổi, bổ sung và đặc biệtcần nghiên cứu cách thay đổi, thêm bớt nội dung trên cơ sở khoa học hiện đại về nhận thức, để làm sao cho hệ kiến thức mới có được tính liên kết hệ thống, hỗ trợ lẫn nhau và cùng nhằm một định hướng mục tiêu chung về nhận thức và áng dụng thực tiễn. Tôi chưa có thời gan và khả năng để làm được việc nghiên cứu đó chỉ xin nêu một vài suy nghĩ bước đầu:
Người ta thường nói trong thế kỷ XX đã phát thinh nhiều lý thuyết khoa học có ý nghĩa cách mạng đối với nhận thức của con người về thiên nhiên và cuộc sống như thuyết tương đối, vật lý lượng tử, gien di truyền,... Những thành tựu vĩ đại đó đã là cơ sở cho nhiều phát thinh công nghệ làm thay đổi cuộc sống hàng ngày trên hành tinh chúng ta, vậy mà đến nay vẫn chưa được giảng dạy trong nhà trường. Ta biết rằng để giảng dạy được những lý thuyết đó theo trật tự lôgích truyền thống thì đòi hỏi không ít các kiến thức chuẩn bị, điều không thể làm được trong phạm vi chương trình hiện nay. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đã đề nghị một cách làm như sau: mọi phát minh khoa học đều khởi đầu bằng một số ý tưởng nào đó, những ý tưởng ấy thường không hình thức mà lại ẩn chứa sâu sắc nhiều điều cốt lõi bản chất của phát minh, vì vậy, thay cho việc trình bày hình thức và theo trật tự lôgích các tri thức hiện đại, ta có thể trình bày các ý tưởng một cách định tính và phi hình thức, như vậy học sinh vẫn có thể tiếp thu được một sốđiều bản chất, về sau khi học lên hoặc có điều kiện người học sẽ học đầy đủ và chi tiết thêm. Tôi cảm thấy ý kiến này có thể áp dụng cho khá nhiều trường hợp, cả những trường hợp ứng dụng khoa học vào các phát minh công nghệ, nếu thực hiện được thì việc "hiện đại hoá" nội dung dạy học có khả năng thực hiện rộng rãi.
Nhân đây tôi cũng muốn ầê cập đến vai trò của lập luận lôgich trong việc diễn giải và trình bày các kiến thức nói chung. Có những kiến thức cần được chứng minh bằng suy diễn lôgích chặt chẽ, nhưng không thể vì thế mà coi thường những kiến thức thu được bằng quy nạp, phỏng đoán,... trên cơ sở trực cảm, thực nghiệm. Theo chương trình hiện hành, học sinh của chúng ta không được học môn lôgích hình thức, do đó tuy có một mớ kiến thức nhưng rất kém khi đòi hỏi suy luận hoặc phản bác một vấn để một cách chặt chẽ, đó cũng là một điểm yếu. Không tuyệt đối hoá các đòi hỏi chứng minh bằng suy luận lôgích không có nghĩa là chấp nhận những tranh luận phi lôgích
một cách tuỳ tiện. Có lẽ cũng cần cho học sinh học lôgích hình thức, để biết sử dụng nó khi cần thiết và cũng để biết những hạn chế của nó.
Kiến thức khoa học ngày nay đã hết sức phong phú, nhưng cũng chưa đủđể giải đáp mọi câu hỏi về thế giới, về con người, về cuộc sống nhân sinh. Nhớ xưa kia, ông cha chúng ta đã dạy học dựa vào những tri thức trong các học thuyết triết học cổ đại như Khổng học, Đạo học, Phật học..., và những ảnh hưởng tích cực của nền học đó đối với việc hình thành nhân cách là trí tuệ của chúng ta là không thể phủđịnh hoàn toàn. Vào cuối thế kỷ XX, khi khoa học hiện đại phát triển bùng nổ vượt ra ngoài khuôn khổ của tư duy cơ giới, nhiều nhà khoa học trên thế giới dã phát hiện ra rằng nhiều quan điểm của khoa học hiện đại trùng hợp với những tư tưởng của các học thuyết triết học cổ đại phương Đông, và nhìn thấy ở đó một sự bổ sung lẫn nhau cho nhận thức của con người về thiên thiên và cuộc sống. Nếu ta xem các ảnh hưởng tích cực của các học thuyết triết học cổđại phương Đông cũng là một phần trong di sản văn hoá của dân tộc ta, thì phải chăng cũng là hợp lẽ nếu ngày nay ta chắt lọc từđó những điều hay lẽ phải để đưa vào chương trình đại học hiện đại của chúng ta? Làm như vậy (còn làm thế nào thì cần được nghiên cứu) là thực hiện một kết hợp hữu cơ giữa khoa học hiện đại và văn hoá truyền thống, một sự kết hợp làm phong phú thêm nhận thức và cũng thêm một nguồn cảm hừng cho sáng tạo. Một số kiến thức cơ bản về triết học đặc biệt về lý luận nhận thức, có lẽ cũng cần được bổ sung vào nội dung giáo dục cho thế hệ trẻ của chúng ta.
Con người thoạt đầu vốn tư duy bằng các hình ảnh trực quan, rồi sau đó bằng các mô hình, bằng các liên tưởng qua những ẩn dụ (metaphor). Nói chung, mô hình là phương pháp quan trọng của nhận thức và của việc tìm kiếm, phát hiện tri thức. Trong khoa học, từ lâu ta đã quen với các mô hình toán học định lượng. Ngày nay, ta có thể phát triển nhiều kiểu mô hình khác nhau không nhất thiết đòi hỏi sự chính xác định lượng, và những tri thức rút ra bằng tư duy trên mô hình không nhất thiết là chắc chắn đúng, có thể chỉ là gần đúng, xấp xỉ mà thôi. Dạy cho học sinh cách tạo lập và vận dụng các mô hình thuộc nhiều kiểu khác nhau, cả định lượng và định tính, các thói quen tư duy bằng thị giác qua hình ảnh và các giác quan khác có thể là một biện pháp hữu hiệu làm phong phú thêm năng lực cảm thụ, khơi nguồn cho những cảm hứng phát hiện và sáng tạo của người học.
Trên đây chi mới là một số ý kiến sơ bộ nhằm đóng góp vào việc nghiên cứu đổi mới nội dung và chương trình dạy học, nếu việc nghiên cứu đó được thực hiện. Những ý kiến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2002.
1999.
3. Dee Dickinson: Positive trends in 1earning: Meeting the needs of a rapidly changing wortd. http.org/positivetrends.html.
4. J.W.Forester: Designing the Future. Univ. de Sevilla, Spain, Dec. 1998.
5. A.Hartwell: Scientific ideas and education in the 21st Century. Inst. for International Research, Oct.1995.
6. Frinof Capra: The Tao of physics (bản dịch tiếng Việt: Đạo của Vật lý, Nhà xuất bản Trẻ, 2001).
7, Phan Dinh Dieu: Invovating education towards a knowledge society in the 21st century, 19th Convention of the ASEAN Council of Teachers, Hanoi, Dec 2000.