VIII. VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH
2. Khoa học hiện đại với việc đổi mới nội dung giáo dụ c
Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là truyền thụ những tri thức và những kinh nghiệm tìm kiếm hay sáng tạo tri thức mà loài người (là tích luỹđược để những thế hệ hiện đại xây dựng cuộc sống và tiếp tục phát triển những năng lực sáng tạo tri thức mới cho tương lai. Sự phát triển của khoa học từ thế kỷ XII, XVIII cho đến gần đây đã tạo cho nhân loại một kho tàng tri thức khoa học đồ sộ trong hầu khắp mọi lĩnh vực, khởi đầu từ các lĩnh vực cơ học, vật lý, rồi mở rộng dần cho các lĩnh vực tự nhiên sự sống, kinh tế, xã hội; và sự xuất hiện tri thức khoa học đã tạo điều kiện để loại bỏ dần những tri thức trực cảm mang mầu sắc tôn giáo và thần bí trong các hệ thống tri thức của các nền giáo dục cũ. Rồi với ảnh hưởng của văn minh phương Tây, nội dung giáo dục ở nhà trường tại hầu khắp các nước trong những thế kỷ gần đây là các tri thức khoa học được phát minh trong cuộc cách mạng khoa học của thời đại phát triển công nghiệp trên thế giới. Hệ thống tri thức đó mang đậm dấu ấn của nếp tư duy cơ giới, với quan điểm phân tích và cách lập luận theo lôgích hình thức, với tất định luận và niềm tin vào tính tuyệt đối chính xác của các “chân lý khoa học khách quan", v.v,.
Trong thế kỷ XX vừa qua, khoa học đã có những bước chuyển biến to lớn có tính chất cách mạng, khởi đầu từ những nhu cầu nhận thức sâu sắc hơn về bản chất cấu trúc của vật chất và vũ trụ, rồi tiếp đến là những nhu cầu hiểu biết về sự sống trên trái đất,
về thiên nhiên, về con người, về kinh tế, về xã hội,... Nhiều tri thức mới đã được phát hiện và sáng tạo, nhóm câu hỏi lớn đã tìm được lời giải đáp, đồng thời vẫn còn và có thêm không ít những vấn đề, những bài toán, cả cũ và mới, còn để mở, chờđợi những nghiên cứu và sáng tạo tiếp tục. Không thể kể xiết những thành tựu vĩđại mà khoa học thế kỷ XX đã đạt được cũng như những tác động to lớn của những thành tựu đó đối với sự phát triển kinh tế và biến chuyển xã hội, ở đy tôi cho xin nhắc đến một vài tác dụng quan trọng đối với bản thân sự phát triển khoa học và quá trình nhận thức, những điều mà tôi nghĩ là có ý nghĩa tt yếu đối với hoạt động giáo dục của chúng ta.
Khi khoa học đi sâu vào những vấn đề về cấu trúc vi mộ của vật chất hoặc vận động vĩ mô của vũ trụ, rồi tiếp đó của các hiện tượng tự nhiên, của sự sống, của những biến động trong các hệ thống kinh tế và xã hội, thì những quan điểm và phương pháp của khoa học cổ điển với tư duy có giới, với công cụ phân tích,... đã được chứng tỏ là không phải bao giờ cũng thích hợp. Thế giới không phải lúc nào cũng có thể chia nhỏ đến tận cùng để tìm ta các yếu tố "cơ bản", và trong nhiều trường hợp phải dược nhận thức như một toàn thể; cái toàn thể với tất cả các tương tác, ràng buộc phức tạp là cái có trước, cái nguyên thuỷ, chứ không phải là những cái riêng lẻ, tính chất của những cái riêng lẻ nhiều khi cải được thể hiện và được nhận thức thông qua sự vận động của toàn thể. Từ đó, một cách nhìn mới, một kiểu tư duy áơi, tư duy hệ thống, đã được hình thành và phát triển để thay thế cho kiểu tư duy cơ giới truyền thống trong việc nghiên cứu các hệ thống phức tạp vốn phổ biến trong tự nhiên và xã hội1.
Điều đó cũng liên quan đến một vấn đề áot lõi khác là vềmục đích của khoa học Trước đây, ta quan niệm khoa học là đi tìm chân lý, nhà khoa học làm việc với những sự thực "khách quan", nhưng thực tiễn chứng tỏ rằng thực ra nhà khoa học chi làm việc với những mô tả hạn chế và gần đúng của thực tại, tức là với các mô hình nhận thức của thực tại mà thôi. Vì vậy, những kết quả phát hiện và sáng tạo của nhà khoa học không thể xem là những chân lý khách quan, có tính đúng đắn tuyệt đối; mục tiêu của hoạt động khoa học không phải là đi tìm những chân lý tuyệt đối mà là tìm những cách “giải quyết vấn đề" (problem solving), tìm câu trả lời cho những bài toán mà con người gặp phải trong cuộc sống, như Pasteur nói: Khoa học tiến lên bằng các câu trả
lời cho một loại các câu hỏi càng ngày càng tinh tế, chúng đạt càng ngày càng sâu sắc
đến cốt tuỷ của các hiện tượng thiên nhiên.
Với kỳ vọng xây dựng lâu đài của những chân lý tuyệt đối trong thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, các ngành khoa học đua nhau đi tìm cho mình một "nền tảng", để rồi trên cơ sở của nền tảng đó bằng những phương pháp khoa học, đặc biệt là bằng những suy luận duy lý, có thể tìm ra từ chân lý này đến chân lý khác. Nhưng tỉếc thay. mà cũng là may thay, ngay đối với toán học là ngành khoa học thuần lý, một “nền tảng" như vậy đã được chứng minh là không thể có. Không có nguyên lý nào, định đề
1 Xem bài: Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy của tác giả, đăng trong tạp chí Thông tin khoa học xã hội
nào có thểđược xem là chân lý a priori cả; có thể có hình học ơcơlit, mà cũng có cả hình học phi ơcơlit; có thuyết tập hợp với tiên đề chọn hoặc giả thuyết liên tục mà nếu cần cũng có thể có thuyết tập hợp với những “chân lý” ngược với tiên đề hoặc giả thuyết đó. Không có nền tảng nào cả, và cũng không cần có nền tảng nào cả; thay vào yêu cầu về một nền tảng, khoa học chỉ cần một mạng lưới các khái niệm, các mô hình, các lý thuyết,... để diễn tả, trình bày các điều đã quan sát được, do nhận thức được bằng mọi con đường, và trong mạng lưới đó không cần xem cái gì là nền tảng, là chân lý bất biến cả.
Liên quan đến tư duy cơ giới và khuynh hướng "nền tảng luận" là vai trò của suy luận lôgích. Lôgich cổ điển là cơ chế suy luận trong các lý thuyết khoa học cổ điển. nhưng có nhất thiết mọi tiến trình tìm kiếm và phát hiện tri thức đều tuân theo các quy tắc của lôgích cổ điển hay không? Đã từng có những quy tắc như quy tắc bài trung, phủ định kép,... liên quan đến việc chứng minh sự tồn tại bị trường phái trực giác chủ nghĩa bác bỏ; và cũng đã từng có những phê phán sự bất lực và hạn chế của suy luận diễn dịch trong các tiến trình tìm kiếm và sáng tạo tri thức. Càng ngày lôgích cổđiển càng chứng tỏ là một cơ chế chật hẹp và không phải lúc hào cũng thích hợp cho hoạt động phát hiện và sáng tạo tri thức. Sáng tạo không chi cần diễn dịch mà còn rất cần những lập luận so sánh, tương tự, quy nạp, phỏng đoán, ẩn dụ và liên tưởng, ít cần những tư duy hình thức mà cần nhiều hơn những cảm thụ trực tiếp, những trực cảm trí tuệ và tâm linh. Nhiều phát hiện kỳ thú của khoa học phức tạp đạt được gần đây là kết quả của sự kết hợp các nghiên cứu định lượng và các lập luận định tính bắt nguồn từ trực cảm. Những sự kiện đó, một mặt, đưa hoạt động khoa học về gần với sáng tạo nghệ thuật, mặt khác, dẫn đến một sự tương đồng rất có ý nghĩa giữa các quan điểm khoa học hiện đại với các tư tưởng trong các học thu tết triết học cổđại phương Đông, mà nhiều nhà khoa học xem là sẽ có ảnh hưởng quan trọng dấn sự phát triển khoa học trong tương lai.
Nhưng nói thế cũng không có nghĩa là tư duy cơ giới với các chân lý tất định, các suy luận lôgích nhị phân,... đã không còn tác dụng, đã đi đến kết thúc. Có kết thúc chăng là kết thúc vị trí độc tôn, duy nhất của kiểu tư duy cũđó; để nhận thức được cái phức tạp, phong phú của thiên nhiên và cuộc sống, ta cần một tư duy mới, tư duy mới không loại bỏ tư duy cũ mà chi đặt nó vào những chỗ thích hợp với nó mà thôi.
Những thành tựu khoa học luôn luôn là khởi nguồn cho các sáng tạo công nghệ và cung cấp các mô hình và phương pháp xử lý cho các ứng dụng trong thực tiễn. Thế kỷ XX đã chứng kiến sự ra đời của biết bao công nghệ tiên tiến làm thay đổi bộ mặt cuộc sống trên hành tinh chúng ta, đồng thời đã cung cấp cho con người những cách nhìn mới, cách nghĩ mới để vững bước tiến vào những vùng đất mới chưa được khai phá của trí tuệ và nhận thức, và ta hy vọng rằng thế kỷ XXI sẽ còn hứa hẹn nhiều thành tựu tơ lớn hơn nữa.
khoa học hiện đại, mà tôi nghĩ rằng rất đáng chú ý khi hoạch định nội dung giáo dục cho các thế hệ tương lai của chúng ta.