Những kết quả đạt được trong cạnh tranh của công ty trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xe máy của công ty TNHH T&T (Trang 49 - 54)

III. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH T&T

4. Những kết quả đạt được trong cạnh tranh của công ty trong thời gian qua

gian qua

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

* Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1993, thời điểm công ty đi vào hoạt động thị trường xe máy Việt Nam còn rất ảm đạm, khi đó những công ty lớn như Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam còn chưa thành lập.

Những năm trở lại đây thị trường xe máy được coi là một trong những thị trường sôi động nhất. Nhu cầu về xe máy ngày càng lớn và tốc độ tăng trưởng rất cao khoảng 20% một năm và còn tiếp tục tăng.

Nắm bắt được thực tế này công ty đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng công suất sản xuất cung cấp ra thị trường lượng xe ngày càng lớn, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, điều đó được thể hiện qua kết quả hoạt động của công ty một số năm qua:

Bảng 12: Doanh thu và tốc độ tăng qua các năm của sản phẩm xe máy

Năm 2002 2003 2004 2005

Doanh thu 95 115 137.5 161.2

Doanh thu tăng thêm 20 22.5 23.7

Tốc độ tăng 21% 19.56% 17.2%

đơn vị tính: tỷ đồng Tổng doanh thu xe máy của công ty liên tục tăng qua các năm, cụ thể Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 20 tỷ đồng.

Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 22.5 tỷ đồng. Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 23.7 tỷ đồng.

Nhìn chung, nhu cầu về xe máy trên thị trường tăng nhanh, nên việc tiêu thụ xe máy cũng gặp những thuận lợi nhất định. Kế hoạch công ty đặt ra cho các năm đều được hoàn thành.

Tốc độ doanh thu tăng qua các năm lần lượt là 21%, 19% và 17.2%. Đây là những con đáng mừng, công ty đã theo kịp với sự phát triển của thị trường nói chung và thị trường xe máy nói riêng.

* Cùng với sự tăng lên của doanh thu, lợi nhuận hoạt động từ sản xuất kinh doanh xe máy cũng đạt được những con số đáng mừng.

Bảng 13: Lợi nhuận và tốc độ tăng qua các năm

Năm 2002 2003 2004 2005

Lợi nhuận 7.18 7.486 8.9 10.6

Lợi nhuận tăng

thêm 0.306 1.414 1.7

Tốc độ tăng 4.2% 18.8% 19.1%

Đơn vị tỷ đồng

Từ bảng trên ta thấy, lợi nhuận công ty đạt được hai năm gần đây có tỷ lệ tăng tương ứng với tỷ lệ tăng của doanh thu và đạt con số khá cao. Duy chỉ có năm 2003 tốc độ tăng lợi nhuận có nhỏ hơn nhiều, một phần cũng là tình trạng chung của thị trường xe máy, các công ty khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Cần nhớ rằng năm 2003 thị trường xe máy Việt Nam chỉ tiêu thụ được 830000 chiếc còn thấp hơn năm 2002 khoảng hơn 1 triệu xe. Tuy vậy năm 2003 công ty vẫn thu về mức lợi nhuận tương ứng là 7.486 tỷ đồng. Mức lợi nhuận hai năm sau còn cao hơn về cả số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng.

* Sản phẩm của công ty khá đa dạng và phong phú. Nó đã tồn tại trên thị trường Việt Nam hơn 10 năm qua. Các sản phẩm của công ty cũng không ngừng được đổi mới, nâng cao chất lượng thông qua hàng loạt các biện pháp như cải tiến, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu khách hàng cho ra những sản phẩm với những mẫu mã, kiểu dáng phù hợp.

Sản phẩm của công ty tính đến bây giờ có một số loại chính như: mang nhãn hiệu Majesty có đến hàng chục loại xe khác nhau; nhãn hiệu Fantom có hai loại, ngoài ra còn các nhãn hiệu như Favour FV 100D, Favour FV 110, Mystic, T&T Alure. Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm luôn có sự biến đổi cho phù hợp.

Sau đây là doanh thu từ một số sản phẩm chính qua các năm: Bảng 14: Tỷ trọng lượng tiêu thụ các sản phẩm chính

Sản phẩm

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Majesty 100D 2544 21.2% 2283 17.6% 1822 13.3% Majesty FT 125-1 2664 22.2% 2841 21.9% 2740 20% Majesty FT 125 2136 17.8% 2737 21.1% 3247 23.7% Majesty FT 100W 1464 12.2% 1946 15% 2315 16.9% Fantom 150 1992 16.6% 1894 14.6% 2274 16.6% Sản phẩm khác 12000 10% 1221 9.8% 1302 9.5% Tổng số 12000 100% 12972 100% 13700 100%

- Từ bảng trên, ta thấy cơ cấu xe tiêu thụ được qua các năm có xu hướng rõ rệt, các loại xe không nằm trong nhóm sản phẩm chính mỗi năm tiêu thụ được khoảng 10% hoặc thấp hơn một chút. Xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Do đó, công ty nên tìm hiểu thị trường xem có thể tiêu thụ thêm bao nhiêu sản phẩm loại này, tiến tới không sản xuất thêm nữa vì loại sản phẩm này nhu cầu của thị trường đối với nó là rất nhỏ, khoảng 10% trong tổng số lượng xe tiêu thụ được cho gần 10 loại sản phẩm khác nhau.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xe máy của công ty TNHH T&T (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w