II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
2. Đối với các cấp quản lý
* Nền công nghiệp sản xuất xe máy đang phát triển mạnh, ngoài 4 công ty liên doanh lắp ráp có quy mô lớn, thì ở trong nước cũng đã hình thành các công ty có chiến lược, kinh doang linh động, vốn đầu tư lớn. T&T là một trong những công ty đó. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt về sản phẩm xe máy ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai tới, chỉ doanh nghiệp nào có quan tâm theo đuổi đến cùng, có những bước đổi mới thì mới có thể tồn tại được. Số lượng công ty xe máy trong nước có khả năng cạnh tranh mạnh hiện nay là khoảng 10 công ty; ngoài ra còn 24 doanh nghiệp khác có khả năng cạnh tranh yếu hơn. Cộng thêm 4 công ty liên doanh lớn như vậy, có đến hàng mấy chục công ty cạnh tranh trên địa bàn nước ta. Sự cạnh tranh này càng thêm gay gắt, đòi hỏi có sự can thiệp của nhà nước, bình ổn môi trường vĩ mô, tạo một sân chơi lành mạnh, cạnh tranh công bằng cho các công ty. Để các công ty thực sự cạnh tranh vì lợi ích người tiêu dùng chứ không phải cạnh tranh để giết chết đối thủ.
* Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp trong nước, có những biện pháp hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để các doanh nghiệp phát triển hơn nữa, cạnh tranh với các doanh nghiệp liên doanh, đồng thời cạnh tranh với hàng ngoại nhập về từ nhiều nguồn khác nhau.
* Trên thị trường hiện nay, vấn đề hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện khá nhiều, gây khó khăn cho các công ty, đồng thời làm thiệt hại cho nền kinh tế, nhà nước cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan khác; như bộ phận hải quan, cơ quan kiêm tra thị trường, ngăn chặn giải quyết triệt để vấn đề này để các công ty yên tâm sản xuất.