Nội dung sáng tác

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 34 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.2. Nội dung sáng tác

Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu chia làm hai giai đoạn liên quan khá mật thiết với hai giai đoạn trong đời sống riêng của ông và trong vận mệnh chung của cả dân tộc: giai đoạn trước và sau khi đế quốc Pháp đánh chiếm Việt Nam.

Giai đoạn đầu là những năm 50 của thế kỷ XIX. Trong thời gian này ông vừa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29

Hà Mậu. Theo nhận định của Nguyễn Thạch Giang thì đây là thời kỳ tiếp tục hoàn thành và khẳng định tư tưởng yêu nước yêu dân, tư tưởng nhân nghĩa coi như một bộ phận của triết lý nhân sinh của ông.

Lục Vân Tiên là sáng tác đầu tiên bằng thơ Nôm, trong đó thông qua các mối

quan hệ tích cực và tiêu cực trong gia đình và xã hội, thông qua những nhân vật lý tưởng như: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực, Hớn Minh, Tiểu Đồng, những người lao động giàu lòng nhân nghĩa như vợ chồng ông Ngư, ông Tiều… Nguyễn Đình Chiểu muốn khẳng định cuộc sống của con người tương thân tương ái với nhau trên cơ sở nhân nghĩa. Đó cũng là khúc ca của những người kiên quyết vì chính nghĩa mà hành đạo. Người đọc xưa nay yêu quý Lục Vân Tiên vì chàng là người con hiếu thảo, người thanh niên có lý tưởng cao cả sẵn sàng quên hết mọi lợi ích riêng tư, dũng cảm đánh cướp Phong Lai cứu dân, đánh giặc Ô Qua bảo vệ đất nước; yêu quý Kiều Nguyệt Nga vì nàng có tấm lòng thủy chung son sắt; yêu quý Hớn Minh vì chàng là người bất chấp quyền uy, thẳng tay trừng trị hạng người ỷ thế làm càn; yêu quý ông Quán vì ông Quán yêu ghét rạch ròi theo lợi ích của nhân dân

Quán rằng: “Ghét việc tầm phào, Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.

Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm Để dân đến nỗi sa hầm sẩy han

Ghét đời U, Lệ đa đoan,

Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần” (Lục Vân Tiên)

Tác phẩm Lục Vân Tiên cũng là bản án kết tội những kẻ bất nhân, phi nghĩa,

những kẻ ỷ thế cậy quyền hãm hại người lương thiện như vợ chồng nhà Võ Công, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm…

Dương Từ-Hà Mậu. Theo Nguyễn Thạch Giang cũng như kết quả nghiên cứu

của nhiều người, thì Dương Từ-Hà Mậu có thể được soạn từ năm 1851 và hoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30

Trong giai đoạn này nước ta đang đứng trước thảm họa xâm lược của quân đội viễn chinh Pháp. Bọn chúng đã âm mưu lợi dụng hội truyền giáo, cho các giáo sỹ sang trước để làm nhiệm vụ quan sát, dò la tình hình, hoặc để mê hoặc, chia rẽ hàng ngũ đấu tranh của nhân dân. Bọn chúng đã ru ngủ quần chúng bằng những giáo lý huyễn hoặc về thiên đường, địa ngục nhằm làm họ quên mất nhiệm vụ đối với tổ quốc, nhằm tạo ra một thế đối lập bằng cách đề cao xui giục các hành động cuồng tín “tử vì đạo” để từ đó làm bình phong “bảo vệ công giáo” cho các cuộc viễn chinh xâm lược của chúng.

Nguyễn Đình Chiểu đã thấy trước điều đó, ông đã lên tiếng, vạch rõ âm mưu

của kẻ thù, thức tỉnh nhân dân cứu nguy cho tổ quốc. Dương Từ-Hà Mậu ra đời với

một tinh thần yêu nước thiết tha, chiến đấu sôi nổi, ông kêu gọi đồng bào nhận rõ kẻ thù chung của dân tộc đồng thời chỉ rõ trách nhiệm của mọi người dân đối với tổ quốc mình.

Có thể nói Dương Từ-Hà Mậu là một tác phẩm lớn với một tinh thần yêu nước

yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc, đồng thời còn là một lời kêu gọi mọi người trở về với chính đạo trở về với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tinh thần ấy đã có từ ngàn đời, đó là tinh thần bất khuất, chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.

Giai đoạn thứ hai giai đoạn này là những năm 60 và 70 của thế kỷ XIX từ

khi giặc Pháp bắt đầu tràn vào sông Bến Nghé cho đến khi cả sáu tỉnh Nam Kỳ bị chiếm đóng. Giai đoạn này thơ văn Đồ Chiểu chuyển hẳn sang đề tài đánh giặc cứu nước.

Tư tưởng yêu nước vốn có trong Lục Vân Tiên-một tư tưởng yêu nước thuần

túy lý tưởng thông qua nhân vật trong tưởng tưởng và kẻ thù cũng là bọn giặc trong tưởng tượng của nhà văn, giặc “Ô Qua”. Đến lúc này tư tưởng yêu nước đó được bộc lộ trực tiếp, được đem thể nghiệm trong thực tế xã hội Việt Nam với kẻ thù là bọn thực dân xâm lược Pháp và vì vậy ngọn bút của ông càng hăng hái “chở đạo” và “đâm gian”, nó trở thành một vũ khí sắc bén như gươm, như giáo đâm thẳng vào quân thù cướp nước và bè lũ tay sai bán nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31

Trong giai đoạn này, Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác một số thơ, văn tế và

một tập truyện dài là Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca (Ngư Tiều y thuật vấn đáp).

Thơ-Văn tế của Nguyễn Đình Chiểu mang tính chất thời sự, tính chiến đấu

cao và trực tiếp. Ông đã tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm và vạch trần bộ mặt xấu xa của bè lũ tay sai bán nước, đồng thời nói lên mơ ước của nhân dân về nước nhà được giải phóng và nói lên lòng căm thù vô hạn của quần chúng đối với bọn giặc xâm lược.

Nhân nhân miền Nam đã anh dũng đứng lên chống lại kẻ thù, họ là những người dân lao động nghèo khổ, thuần phác. Hình ảnh của họ đã được Nguyễn Đình Chiểu “chạm khắc” rõ nét qua những cuộc chiến đấu chống Pháp.

Có thể nói đến Nguyễn Đình Chiểu cuộc chiến tranh nhân dân, hình ảnh người nông dân, người du kích chống Pháp với ý thức trách nhiệm của mình đối với tổ quốc lần đầu tiên đi vào những trang văn học hết sức hào hùng và đẹp đẽ. Đối với những lãnh tụ nghĩa quân xả thân vì đất nước như Trương Định, Phan Công Tòng, ông cũng đã dành cho họ những lời thơ hết sức rung cảm và đạt đến mức nghệ thuật về trữ tình và anh hùng ca.

Trong cuộc kháng chiến không cân sức này, Nguyễn Đình Chiểu đã thấy được mối quan hệ giữa lãnh tụ nghĩa quân với quần chúng, tình yêu thương của quân sỹ đối với lãnh tụ cũng như lòng ưu ái của lãnh tụ đối với quân sỹ. Đó là quan niệm rất mới về anh hùng của ông, rất khác với các quan niệm phong kiến về trung quân ái quốc.

Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca, vẫn gọi là Ngư tiều y thuật vấn đáp là tác

phẩm được ra đời sau khi ông lánh về Ba Tri (1862), lúc đó cả ba tỉnh miền đông rộng lớn rơi vào tay giặc.

Đây là một cuốn sách với nội dung dạy nghề thuốc chữa bệnh được sáng tác bằng văn vần. Mục đích của Nguyễn Đình Chiểu là thông qua câu chuyện vấn đáp giữa hai nhân vật ông Ngư và ông Tiều để tiếp tục biểu dương đạo đức làm người. Ông đã mượn lời những nhân vật trong truyện để nói lên tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc, sự khinh ghét bọn người vô sỉ, cam tâm làm tay sai sai cho quân xâm lược.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32

Có thể khẳng định thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu là mảng sáng tác có giá trị lớn nhất của ông, ông đã khái quát được hiện thực lịch sử của một giai đoạn với những nét bi hùng bề thế, xứng đáng là những trang sử biên niên đầy oanh liệt của dân tộc ta “một thời khổ nhục nhưng vĩ đại”. Đó còn là một bức tranh biếm họa sắc sảo, sinh động về hiện thực xã hội lúc bấy giờ trong đó nổi bật lên là hai hình ảnh tương phản, một bên là triều đình nhà Nguyễn phong kiến thối nát, ươn hèn, chối bỏ trách nhiệm trước bước ngoặt lịch sử; một bên là hình ảnh nhân dân và sỹ phu yêu nước đang chiến đấu hết mình vì sự bình yên của đất nước, của nhân dân.

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 34 - 38)