Những từ láy mà cả hai thành tố đều có nghĩa

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 55 - 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.3. Những từ láy mà cả hai thành tố đều có nghĩa

Trên thực tế, như đã nói ở phần trên, còn có một loại từ láy mà cả hai yếu tố đều có thể xác định được nghĩa. Những từ láy cả hai thành tố đều có nghĩa theo thống kê gồm có 68 từ, chiếm 19,66% tổng số từ láy trong tác phẩm. Chúng bao gồm từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận.

Những từ láy bộ phận cả hai cùng có nghĩa như: nghênh ngang, chập chồng,

bầu bạn, lưu luyến…

Các từ láy hoàn toàn giống hệt nhau về thành phần cấu tạo, chỉ khác nhau về trọng âm, thể hiện ở độ nhấn mạnh, và độ kéo dài trong phát âm đối với mỗi thành

tố. Trọng âm thường rơi vào tiếng thứ hai của từ láy như: bạc > bạc bạc, mờ > mờ

mờ, xanh > xanh xanh… những từ láy thuộc kiểu này cả hai thành tố đều có nghĩa.

Những từ có hình thức giống từ láy, nhưng cả hai thành tố đều có nghĩa, có khả năng hoạt động độc lập, ý nghĩa của chúng lại do nghĩa của các tiếng kết hợp với nhau tạo nên sẽ không phải là từ láy chân chính. Chúng được coi là những từ ghép láy âm hay từ ghép láy (Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Tài Cẩn).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50

Các thành tố của những từ láy ghép (kể cả láy bộ phận hay láy hoàn toàn) đều có ý nghĩa tương đồng với nhau về cơ bản chúng được ghép lại theo một mối quan hệ duy nhất là ghép đồng nghĩa, tức là các yếu tố có nghĩa gần nhau, tương đồng nhau.

Đối với từ láy hoàn toàn, đa số các thành tố được ghép với nhau có quan hệ ngang bằng cả về mặt ngữ âm lẫn ngữ nghĩa (vì yếu tố láy được thực hiện bằng

cánh láy lại yếu tố gốc), kiểu như: phừng → phừng phừng, làu → làu làu, giăng→

giăng giăng

Đối với những từ ghép láy bộ phận, mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa các thành tố đều cùng nằm trong một phạm trù, tức là chúng có nội dung ngữ nghĩa tương đồng với nhau. Những trường hợp này cả hai thành tố ghép đều là danh từ, tính từ,

hay động từ: danh từ (bạn bè, chùa chiền, tuổi tác…), tính từ (chập chồng, nghênh

ngang, khép nép, ngơ ngẩn, tả tơi…), cả hai thành tố ghép đều là động từ (nghỉ

ngơi, rã rời, thề thốt…)

Về quan hệ ngữ pháp, các thành tố trong từ láy ghép có mối quan hệ bình đẳng (đẳng lập). Có thể biểu thị như sau:

bạn bè

Trong vốn từ tiếng Việt có một số lượng đáng kể các từ kiểu như: nhún nhảy,

tội tình, vùng vẫy, vung văng, tung tóe… đó là những từ xét về hình thức ngữ âm

giống các từ láy, nhưng về ý nghĩa lại do nghĩa các tiếng kết hợp với nhau tạo nên. Ý nghĩa của chúng được tạo thành theo cơ chế tạo nghĩa của các từ ghép hợp nghĩa. Vì vậy có thể xếp chúng vào từ láy hoặc từ ghép đều được. Khảo sát từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chúng tôi cũng bắt gặp một số không nhỏ những từ thuộc kiểu trên. Trước tình hình như vậy chúng tôi đồng tình quan điểm cho rằng: “Nên khảo sát hiện tượng láy nói chung và từ láy nói riêng trên quan điểm tâm và biên. Thuộc tâm là những từ láy thỏa mãn tiêu chuẩn về hình thức nội dung” (thứ ý nghĩa “biểu trưng”, “ấn tượng”, chứ không phải là phép cộng về nghĩa của từng thành tố) [84, tr.24]. Thuộc phạm vi biên là những từ có hình thức giống từ láy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51

nhưng nội dung ý nghĩa không có đặc trưng biểu trưng do sự hòa phối ngữ âm tạo ra [84, tr.24]. Về nguyên lý cấu tạo từ láy thì trong thành phần cấu tạo của từ láy, chỉ có thể có tối đa một thành tố có nghĩa và có khả năng hoạt động độc lập. Vì vậy, những từ láy mà cả hai thành tố cùng có nghĩa trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

như kiểu các từ: bạn bè, chùa chiền, ngơ ngẩn, rã rời, nghênh ngang, khép nép, lân

la, thề thốt… không phải là từ láy chân chính, và thuộc phạm vi biên của từ láy.

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 55 - 57)