Phân loại từ láy theo quy tắc điệp và đối

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 43 - 50)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.2. Phân loại từ láy theo quy tắc điệp và đối

Dựa trên sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấu tạo của các thành tố trong từ láy do cách phối hợp ngữ âm tạo nên (quy tắc điệp và đối), từ láy trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu được chia thành các loại nhỏ sau:

a.Từ láy hoàn toàn

Theo kết quả thống kê có 88 từ với 170 lần xuất hiện, từ láy hoàn toàn chiếm 25,43% tổng số từ láy và chiếm 51,76% tổng số lần xuất hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38

Xét về mặt ngữ âm, các từ láy hoàn toàn trong thơ văn Đồ Chiểu có những đặc điểm chung của quy luật hòa phối ngữ âm trong từ láy (lặp lại hoàn toàn hay lặp lại nhưng có sự biến đổi về thanh điệu và phụ âm cuối theo quy tắc nhất định). Hình thức này được biểu hiện cụ thể như sau:

* Từ láy có hình thức ngữ âm hoàn toàn giống nhau

Từ láy có hình thức ngữ âm hoàn toàn giống nhau trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

có 76 đơn vị, chiếm 86,36% tổng số từ láy hoàn toàn. Có thể kể ra một số từ như: Ai

ai, nơi nơi, ngùi ngùi, vơi vơi, bon bon, thôi thôi, phừng phừng, chừ chừ, sao sao, làu làu, song song, xa xa, chênh chênh, dàu dàu, dòng dòng, xanh xanh, người người, bôn bôn, ràng ràng, rưng rưng, trơ trơ, nằng nằng, xàng xàng…

Đặc trưng của từ láy thuộc loại này điệp toàn bộ âm tiết. Trong điều kiện ấy trọng âm trở thành nét dị biệt trong quan hệ giữa tiếng gốc và tiếng láy, đồng thời cũng tạo nên vế đối trong từ. Ở các từ này trọng âm thường rơi vào tiếng thứ hai, khiến cho tiếng này được nhấn mạnh và có trường độ dài còn tiếng thứ nhất được đọc lướt nhẹ và ngắn hơn.

* Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự biến đổi về thanh điệu

Theo kết quả thống kê cho thấy có 9 từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng nhưng khác nhau về thanh điệu, chiếm 10,23% tổng số từ láy hoàn toàn trong thơ văn

Nguyễn Đình Chiểu. Đó là cá từ: Bòng bong, đom đóm, hơn hớn, ngài ngại, sồ sộ,

thăm thẳm, văng vẳng, vò võ, vòi vọi.

Sở dĩ có hiện tượng từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự khác nhau về thanh điệu là do hiện tượng phát âm lướt nhẹ ở tiếng đầu, nên có thể xảy ra hiện tượng biến thanh theo quy luật chặt chẽ:

- Đối lập bằng-trắc: Thanh bằng gồm có thanh ngang và thanh huyền; thanh trắc gồm có thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngã, thanh nặng.

- Đối lập âm vực cao thấp theo quy tắc cùng âm vực, thuộc về âm vực cao có thanh không, thanh hỏi, thanh sắc; thuộc về âm vực thấp có thanh huyền, thanh ngã và thanh nặng.

Với sự phối hợp thanh điệu tuân theo quy luật trên đã hình thành quy tắc hài thanh giữa các tiếng của từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Đối lập các thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39

điệu bằng-trắc cùng âm vực, tức là trong từ láy hoàn toàn nếu cả hai tiếng đều là thanh trắc thì bao giờ một tiếng cũng chuyển sang thanh bằng cùng âm vực.

VD:

Sồ sồ sồ sộ

Lặng lặng lẳng lặng

Ngại ngại ngài ngại

Vẳng vẳng văng vẳng

Việc biến đổi thanh điệu ở từ láy hoàn toàn trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu giúp cho người tiếp cận tác phẩm dễ đọc hơn, nghe thuận tai, và dễ nhớ, tức là tăng cường sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa.

* Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự khác nhau về âm cuối

Trong tổng số 88 từ láy hoàn toàn trong thơ văn Đồ Chiểu, chỉ có 3 từ biến đổi phụ âm cuối, kèm biến thanh trong những trường hợp cụ thể, chiếm 3,41%. Đó là

các từ láy: rậm rạp, sùng sục, sớn sát.

Đặc trưng của các từ láy thuộc loại này là sự chuyển âm cuối theo những quy tắc nhất định: các phụ âm tắc vô thanh -p, -t, -k sẽ chuyển thành những phụ âm mũi cùng cặp -m, -n, -ŋ (quy tắc đồng khác thanh tính). Sự chuyển đổi này diễn ra ở ba cặp: m-p, n-t, ŋ- k.

Sự chuyển đổi trong hai từ trên cũng diễn ra theo quy luật phù trầm. Đây là hệ quả tất yếu của sự chuyển đổi phụ âm cuối khi cấu tạo từ láy. Do đặc điểm như vậy, nên tiếng láy được đọc lướt với trường độ ngắn hơn tiếng gốc, mặc dù trường độ của tiếng gốc đã bị giảm đi do khuôn vần khép.

Trong các âm: âm đệm, âm chính, âm cuối (yếu tố nằm trong phần vần) thì âm chính có chức năng quan trọng nhất bởi nó làm nên đỉnh âm tiết và quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết, là hạt nhân của âm tiết. Do đó nếu âm chính đã khác nhau thì diện mạo của âm tiết cũng khác nhau. Với chức năng kết thúc âm tiết, âm cuối chỉ làm thay đổi âm sắc của âm tiết chứ không làm thay đổi âm tiết. Vì vậy sự biến đổi âm phụ cuối không làm cho âm tiết thay đổi về diện mạo ngữ âm và âm sắc chủ yếu của âm tiết vì vậy hai từ láy trên tuy có biến đổi về phụ âm cuối nhưng vẫn được coi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40

là từ láy hoàn toàn. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho ta thấy từ láy thuộc loại này chiếm số lượng ít ỏi trong thơ văn Đồ Chiểu.

b.Từ láy bộ phận

Từ láy bộ phận trong thơ văn Đồ Chiểu có 258 từ với 525 lần xuất hiện, chiếm 74,56% trong tổng số từ láy và chiếm 49,14% tổng số lần xuất hiện. Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác nhau của âm tiết, có thể chia từ láy bộ phận trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thành hai kiểu sau:

* Từ láy âm

Từ láy âm là những từ láy trong đó âm đầu được điệp lại, vần của hai tiếng trong từ láy là đối nhau. Theo khảo sát thống kê kết quả thu được của từ láy thuộc loại này là 179 từ, với 384 lần xuất hiện, chiếm 69,38% tổng số từ láy bộ phận và

chiếm 46,61% tổng số lần xuất hiện. Các từ láy âm được sử dụng nhiều là: bàn bạc,

dở dang, nhọc nhằn, ngỡ ngàng, dặn dò (3 lần), ngẩn ngơ, lạ lùng, sẵn sàng, hỏi

han, lỡ làng, (4 lần), phôi pha (8 lần), vội vã, lạnh lùng (9 lần), rõ ràng (16 lần), vội

vàng (17 lần).

Các từ láy âm được sử dụng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu phụ âm đầu kết hợp với nhau khá phong phú, đa dạng, hầu hết các phụ âm đầu đều có mặt:

- Phụ âm môi

|b|: Báo bổ, bàn bạc, bạn bè, bầu bạn, bịt bùng, bộn bề, bĩ bàng

|m|: mặn mà, mơ màng, mê man, mùa màng, máy móc, mắc mớ, mỉa mai,

mặn mòi.

|f|: phỉnh phờ, phanh phui, phập phồng, phảng phất, phôi pha

|v|: vội vã, vội vàng, vui vầy, vẵng vẻ, vang vầy, vui ve, vấy vá, vui vầy, vẽ

vời, vững vàng, vấn vương, vất vơ, vậy vay, vật vờ, ve vãn.

- Phụ âm đầu lưỡi (bẹt)

|t'|: thanh thao, thẹn thùng, thơm tho, thật thà, thao thức, thấm thoắt, thấp

thoáng, thong thả, thỉnh thoảng.

|t|: tuổi tác, tan tành, tối tăm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41

|n|: nết na, nặng nề, nói năng, no nao, não nùng, nôm na.

|s|: xót xa, xốn xang, xong xả, xây xoa, xăm xỉ.

|z|: dở dang, dặn dò, dầm dề, dãi dầu, dật dờ, dùng dằng, dáo dát, dỗ dắc, dể duôi.

|l|: lạnh lùng, lạ lùng, lặng lẽ, lỡ làng, lân la, lạnh lẽo, lẫy lừng, líu lo, lén

lút, leo lét, lây lất, lưu luyến, lòn lỏi.

- Phụ âm đầu quặt lưỡi

|ş|: sẵn sàng, sửa sang, sơ sài, sợ sệt, sụt sùi, se sua, săn sóc, sùi sụt, sảng

sốt, sung sục, sớn sát

|z|: rõ ràng, rắp ranh, rỡ ràng, rao rân, rậm ri, rẽ ròi, rửa rạch, rập rình,

rềnh rang, rổn rảng, ràng rạc.

|t|: trớ trinh, trăng trói, trằn trọc

- Phụ âm mặt lưỡi

|c|: chứa chan, chống chỏi, chiu chít, chùa chiền

| |: nhọc nhằn, nhiễu nhương, nhảy nhót, nhăn nhó, nhảy nhôn, nhúm nhem,

nhộn nhàng

- phụ âm gốc lưỡi

|k|(c-q): côi cút, quày quả, cặn kẽ

|ŋ|: ngẩn ngơ, ngỡ ngàng, nguôi ngoai, ngâm nga, ngao ngán, ngạt ngào,

nghênh ngang, nghêu ngao, ngõ ngàng, ngậm ngùi, nghẽ ngóc, ngỏa nguê, ngập ngừng.

|χ|: khoe khoang, khách khí, khắt khe, khao khát, khoe khoan.

| |: gượng gạo, gai gốc, gập ghềnh

- Phụ âm thanh hầu

|h|: hẳn hoi, hãi hùng, hẹp hòi, hung hăng, hôi hám, hớn hở, hào hoa, hiu hắt,

hồi hộp.

Theo kết quả thống kê về các phụ âm đầu trong từ láy âm cho thấy phụ âm thanh hầu | | không có mặt.

Trong việc tạo từ vai trò của các phụ âm là không như nhau, có những phụ âm đầu có khả năng tạo thành nhiều từ láy âm cụ thể như các âm: |z| (9 từ), |m| (10 từ), |z| (11 từ), |ŋ| (13 từ), |v|, |l| (15 từ) trong khi đó phụ âm |t|, |k| (c-q) chỉ có 3 từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42

* Từ láy vần

Từ láy vần là từ láy trong đó phần vần lặp lại ở cả hai âm tiết, còn phụ âm đầu khác biệt nhau. Căn cứ vào đặc điểm này chúng tôi thống kê được 79 từ láy vần với 141 lần xuất hiện, tương đương với 30,62% tổng số từ láy bộ phận trong thơ văn

Nguyễn Đình Chiểu. Các từ láy vần được sử dụng nhiều nhất là: bối rối, bôn chôn,

đồ sộ, lênh chênh (3 lần), chàng ràng, hoạn nạn,lênh đênh, luông tuồng (4 lần), lao

đao (6 lần), bơ vơ (7 lần), bâng khuâng, lao xao (8 lần).

Nguyên tắc cấu tạo của từ láy vần là phần vần trong thành tố gốc và phần vần trong thành tố láy phải giống nhau hoàn toàn, thanh điệu giữa hai thành tố phải tuân theo nguyên tắc cùng âm vực. Khảo sát văn thơ Nguyễn Đình Chiểu có 79 từ láy vần, nhưng lại rất đa dạng về phụ âm đầu. Các phụ âm đầu thường kết hợp với nhau theo quy luật: Trong mỗi cặp, hai phụ âm đầu phải khác nhau về phương thức và bộ

vị cấu âm. Đáng chú ý là có đến 29 từ láy vần có phụ âm đầu là |l| ở tiếng thứ nhất

trên tổng số 79 từ láy vần. Có thể do |l| là một phụ âm bên, đối lập với tất cả phụ âm

khác còn lại làm phụ âm đầu trong tiếng Việt, nên nó có thể kết hợp rộng rãi với hầu hết các phụ âm khác trong việc cấu tạo từ láy vần.

VD:

l-ch: lanh chanh, lao chao, lênh chênh l-d: lâm dâm, lây dây

l-đ: lác đác, lao đao, lận đận, lật đật, lênh đênh, lừ đừ l-m: liêm miên

l-ng: lăng nhăng, lam nham l-nh: lằng nhằng

l-q: lầy quầy l-r: liu riu

l-t: le te, lung tung, luông tuồng, l-th: lạo thảo,

l-s: lơ sơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43

Các phụ âm đầu khác gặp ở từ láy vần trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng rất đa dạng:

b-x: bái xái b-nh: bàu nhàu b-ng: bát ngát

b-r: bình rĩnh, bối rối, bịn rịn b-h: bàng hoàng, bồi hồi b-kh: bâng khuâng b-ch: bôn chôn b-v: bơ vơ ch-r: chàng ràng, chào rào, chộn rộn ch-nh: chộn nhộn ch-l: cheo leo ch-b: chề bê đ-r: đành rành đ-n: đinh ninh đ-h: đoái hoài đ-s: đồ sộ ø-h:ê hề gi-n: gian nan h-đ: hồ đồ h-n: hoạn nạn ø-l:im lìm k-d: kinh dinh kh-l: khéo léo, khép lép m-t: mường tượng ng-t: ngang tàng ø-t: om sòm th-v: thon von

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44

th-d: thong dong, thung dung

th-l: tham lam, thình lình, thuồng luồng t-d: tiêu diêu t-b: tưng bừng v-c: vô cô x-v: xăng văng x-r: xơ rơ x-m: xếu mếu

Sự đối lập của các phụ âm đầu ở từ láy vần trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

tương đối đều đặn. Điều này được thể hiện rõ ở mỗi quan hệ giữa các phụ âm b, ch, l,

(đứng trước) với phần lớn các phụ âm khác (đứng sau). Tuy nhiên vẫn chưa đủ dữ liệu để giải thích rõ vì sao có đặc điểm như vậy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và trong từ láy tiếng Việt nói chung. “Phải chăng hiện tượng này là kết quả không chỉ của quy tắc dị hóa, mà còn là kết quả của quá trình chia tách và phân bố nhóm phụ âm đầu để tạo ra thế đối [32, tr.50].

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 43 - 50)