Từ láy với giá trị gợi tả, biểu cảm trong thơ luật Đường

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 116 - 119)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.3.2.Từ láy với giá trị gợi tả, biểu cảm trong thơ luật Đường

Khảo sát, thống kê 44 bài thơ luật Đường trong toàn bộ mảng thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu chỉ có 46 lần tác giả sử dụng từ láy. Vậy trung bình một bài tác giả chỉ sử dụng một từ, con số cho chúng ta thấy số lượng sử dụng từ láy trong mảng thơ này là không nhiều. Ở trong từng tác phẩm, tác giả có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 111

sự vận dụng khác nhau về số lượng từ láy, cụ thể là 44 bài thơ Đường luật thì chỉ có 26 bài tác giả sử dụng từ láy, trong đó có các bài: Tự thuật (III), TĐTCĐ (VII), (XI) sử dụng 3 từ. Công (4 từ), 22 bài còn lại sử dụng từ 1 đến 2 từ. Tuy nhiên, giá trị biểu hiện của những từ láy trong một số tác phẩm này thì không thể phủ định.

Trong bài thơ “Trời bão” tác giả viết:

Thổi dốc miếu chùa hơi vụt vụt

Xô nhào cây đã tiếng ào ào

Hai từ láy vụt vụt ào ào có khả năng diễn tả một cách chính xác cơn bão.

Nó đã gợi lên trong tâm trí người đọc những âm thanh, hình ảnh hết sức mạnh mẽ

và quái ác. Từ láy vụt vụt kết hợp với danh từ hơi trước nó có tác dụng khu biệt, bổ

sung và nhấn mạnh nghĩa cho danh từ, gợi tả được tốc độ của gió, của bão, đó là cái vô hình mà ta chỉ có thể cảm nhận bằng trí tưởng tượng chứ khó mà có thể nhận

biết được bằng mắt thường. Từ láy ào ào đứng sau danh từ tiếng có tác dụng khu

biệt, bổ sung nghĩa cho tiếng, gợi lên âm thanh mạnh, liên tục đợt này đến đợt khác. Trong bài thơ “Nước lụt” những âm thanh, hình ảnh lại một lần nữa được gợi tả bằng từ láy:

Liu riu rừng quạnh nghe chim hót

Lổm xổm giường cao thấy chó ngồi

Ở hai câu 5 và 6 trong bài thơ “Nước lụt” tác giả đã tái hiện lại âm thanh, hình

ảnh của cảnh nước lụt. Cách dùng từ láy tượng thanh liu riu có cách kết hợp khác lạ

so với nghĩa hiện đại. Bởi theo cách nhìn của các tác giả Từ điển từ láy âm thanh

này thường gắn với tiếng nước chảy, tiếng lửa cháy yếu, rung động khẽ. Ở đây tác giả gắn nó với âm thanh của tiếng chim hót, gợi một cảm giác buồn thê thiết. Từ láy

phương ngữ lổm xổm là một từ láy đặc biệt gợi hình ảnh về “dáng ngồi ngỏng đít,

không nên nết” [13]. Từ láy lổm xổm không chỉ miêu tả chính xác hình ảnh hiện

thực của những con chó khi nước lụt chúng phải leo lên những chỗ cao để ngồi. Song đặt hình ảnh này vào cấu tứ của toàn bộ bài thơ thì nó không chỉ đơn thuần là tả cảnh nước lụt mà còn gợi cho người đọc về hình ảnh đất nước trước cảnh nước mất nhà tan:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 112

Trời mưa từng trận gió từng hồi Bốn mặt giang sơn ngập cả rồi. Lũ kiến bất tài muôn khóm giạt Giống bèo vô dụng một bèo trôi.

Liu riu rừng quạnh nghe chim hót

Lổm xổm giường cao thấy chó ngồi

Nỡ để dân đen chìm đắm mãi Này ông Hạ Vũ ở đâu ơi!

Trong hoàn cảnh mù lòa, ngòi bút trong tay nhà thơ đã trở thành vũ khí sắc bén để giết giặc, vì vậy những từ láy miêu tả trong thơ luật Đường của ông phần lớn đã được chuyển chức năng. Chức năng biểu hiện đã lấn át chức năng miêu tả. Do đó từ láy trong trường hợp trên được dùng để biểu thị một sắc thái trừu tượng của đối tượng nhiều hơn là dựng lên diện mạo cụ thể của đối tượng. Từ láy trong các tác

phẩm Xúc cảnh; Tự thuật I; Làm thuốc cũng không phải là ngoại lệ:

- Xe ngựa lao xao giữa cõi trần,

Biết ai thiên tử biết ai thần

- Trời đông sùi sụt gió mưa tây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đau ốm lòng dân cậy có thầy

- Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông

Chúa xuân đâu hỡi có hay không?

Và ẩn sau những hình ảnh về đối tượng ấy bao giờ cũng là thái độ, tâm trạng của nhà thơ.

Có lẽ một trong những bài thơ luật Đường hay nhất, với những hình ảnh gây

xúc động lòng người nhất là bài Chạy giặc. Bởi đây là một bài thơ được viết trong

cảm hứng hiện thực, nó được nhìn từ cái nhìn của một trái tim yêu nước nhiệt thành, được cảm nhận từ chính nỗi đau của một người dân mất nước. Mà đặc sắc nhất vẫn là hai câu thơ:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ sơ chạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 113

Tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp đã thực sự bắt đầu vang lên trên quê hương, sau tiếng súng ấy, là khung cảnh đau thương, tan tác của những người dân vô tội. Bức tranh đau thương ấy đã được nhà thơ khắc họa bằng những nét đầu tiên đó là hình ảnh những em bé chạy trong cơn hoảng loạn khi cha mẹ chúng còn đi làm đồng xa chưa về, trong cơn sợ hãi chúng chỉ biết chạy mà không biết chạy đi

đâu, về đâu. Từ láy lơ sơ có nghĩa “ở tình trạng mất phương hướng, không biết làm

gì, chạy đi đâu, do quá hoảng sợ” đã được tác giả sử dụng chính xác, tính chính xác của từ này không chỉ cho người đọc thấy được dáng dấp thấp, bé của những đứa trẻ đang chạy mỗi đứa một hướng mà còn gợi cho người đọc cảm nhận được cả nỗi sợ hãi của những em bé vô tội bởi tiếng súng bất thình lình vang lên.

Để khắc họa đậm nét hơn sự thật lịch sử đau thương ấy nhà thơ đã miêu tả

hình ảnh đàn chim mất tổ “Mất tổ bầy chim dáo dát bay”. Từ láy dáo dát có nghĩa

“nháo nhác, hỗn loạn lên với vẻ đầy sợ hãi, hốt hoảng” mang màu sắc PNNB, không chỉ gợi hình ảnh bầy chim đang bay táo tác mỗi con một nơi mà trong cơn hoảng loạn ấy chúng vừa bay vừa kêu, những âm thanh phát ra hoảng loạn trong những nhịp vỗ cánh hoảng loạn. Có thể thấy đây là hai từ láy vừa có tác dụng gợi hình, vừa có tác dụng gợi cảm xúc, ta không thể thay bất kỳ một từ nào khác vào vị

trí của hai từ láy này, kể cả những từ láy có nghĩa tương đồng như: Bơ vơ, hay tan

tác. Bởi từ bơ vơ chỉ có giá trị gợi cảm, từ tan tác chỉ có giá trị gợi hình. Trong khi

đó hai từ lơ sơdáo dát là hai từ vừa có giá trị gợi hình, vừa có sức gợi cảm lớn.

Nét đặc sắc ở sự lựa chọn từ này còn được kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ, và tạo vế đối hoàn chỉnh giữa hai câu thơ khiến cho cảnh và tình càng trở nên đậm nét hơn, mang tính hiện thực sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 116 - 119)