Những từ láy có sự biến đổi về ý nghĩa

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 61 - 65)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.2. Những từ láy có sự biến đổi về ý nghĩa

Tìm hiểu từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, chúng tôi bắt gặp những từ láy có cùng vỏ âm thanh với từ láy trong “Từ điển từ láy tiếng Việt” (Hoàng Văn Hành chủ biên), nhưng nghĩa của chúng có sự biến đổi nhất định, gồm 17 từ chiếm

4,91% số từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Đó là các từ: ầm ầm, bát ngát,

bộn bề, bon bon, bời bời, hãi hùng, làu làu, lạnh lẽo, lạnh lùng, lò mò, lẫy lừng, lâu

la, nhộn nhàng, phôi pha, phân vân, rề rề, tưng bừng. Cụ thể là:

1. Bát ngát: Trong sáng tác của nguyễn Đình Chiểu được dùng để nói về “trạng thái đau buồn, thương nhớ dai dẳng, bâng khuâng [52, tr.10], như:

Cám nỗi phụ huynh thêm bát ngát; phận làm đệ tử há nguôi ngoai

(C21-Thư gửi cho em)

Hiện nay nghĩa như trên không còn được sử dụng, từ này đã có sự biến đổi về nghĩa “Rộng và phẳng đến mức không có giới hạn” [31,tr.17].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56

2. Bộn bề: Từ láy này trong văn thơ Nguyễn Đình Chiểu được sử dụng tới 4 lần và đều có ý nghĩa chỉ tính chất nhiều của sự vật, như:

Vật ăn khắc thuốc bộn bề,

Mỡ, dầu, thịt, cá, ê hề…nói dai.

(P2-NTYTVĐ-tr 327)

Hiện nay từ bộn bề đã thay đổi về nghĩa, thể hiện ở sự mở rộng nghĩa của từ:

1. Có nhiều thứ và trong tình trạng lộn xộn. 2. Quá nhiều việc bận rộn [31,tr.25]. 3. Bon bon: Từ này chỉ xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu 1 lần, và nó được dùng để chỉ hành động chạy rất nhanh, vội vã của con người, như:

Tiên rằng bớ chú cõng con

Việc chi nên nỗi bon bon chạy hoài.

(C94-LVT).

Ngày nay từ này không còn dùng để chỉ cho hành động chạy của người mà được sử dụng để chỉ tính chất chuyển động của vật: (Thường nói về xe cộ chạy) nhanh và êm, tựa như lướt trên đường, ít gây tiếng động [31, tr.30].

Như vậy từ láy bon bon đã có sự chuyển đổi ít nhiều về nghĩa.

4. Làu làu: Từ láy này trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được sử dụng 2 lần đều có nghĩa là “Hoàn toàn, trọn vẹn” [52, tr.95], như:

Làu làu một tấm lòng thành

Họa ra một bức tượng hình Vân Tiên

(C283-LVT)

Hiện nay từ này không còn sử dụng như nghĩa trong thơ văn ông, nó đã có sự chuyển đổi, mở rộng nghĩa: 1. (sạch) hoàn toàn không còn một chút gợi bẩn, không còn để lại một dấu vết gì. 2. (Thuộc) rất kỹ và chắc chắn đến mức có thể đọc trơn tru [31, tr.163-164].

5. Lạnh lùng: Từ này được sử dụng 10 lần trong thơ văn ông, ngoài hai nghĩa hiện nay đang sử dụng: 1. lạnh do thiếu hơi ấm, làm tác động mạnh đến tâm hồn tình cảm. 2. Tỏ ra thiếu hẳn tình cảm, thiếu thân mật vồn vã trong quan hệ tiếp xúc với người, việc. [31,tr.159], thì nó còn có nghĩa “Đạt tới mức cao, tuyệt vời” [52, tr.95], như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57

Con ai vóc ngọc mình vàng

Má đào mày liễu dung nhan lạnh lùng

(C110-LVT)

Áo xiêm đai mão lạnh lùng

Tinh quân các vị ròng ròng tới nơi

(Đ7-DTHM)

6. Lò mò: Từ này trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được sử dụng 2 lần và đều được dùng để chỉ tính chất yếu kém của con người, như:

Theo thầy mới biết lò mò,

Trở về làm bậy đỡ cho khỏi nghèo.

(P5-NTYTVĐ-tr.494)

Hiện nay từ này đã có sự chuyển đổi về nghĩa: 1. Đi lại hoặc làm gì trong tối không rõ, phải lần dò một cách chậm chạp, khó khăn. 2. Đi đến nơi nào đó một cách vụng trộn lén lút [31, tr.195].

7. Lâu la: từ này trong sáng tác của ông được sử dụng 3 lần với nghĩa “Bọn tay chân của tướng cướp hoặc của kẻ đầu sỏ gian ác” [61, tr.858].

Nhân dày có đảng lâu la

Tên là Đỗ Dự, hiệu là Phong Lai

(C101-LVT)

Hiện nay nghĩa trên ít, hoặc không còn được sử dụng mà thay vào đó là nghĩa mới: Lâu (nói khái quát, thường dùng với ý phủ định) [31, tr.179].

8. Lẫy lừng: Trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu từ này có nghĩa “Ầm ĩ, hung hăng” [52, tr.98].

Phong Lai mặt đỏ phừng phừng

Thằng nào lại dám lẫy lừng vào đây.

(C128-LVT)

Hiện nay từ này không còn được sử dụng với nghĩa trên, nó có sự chuyển nghĩa “Có tiếng tăm vang dội, lừng danh ở khắp mọi nơi, đâu đâu cũng biết” [31tr.180].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58

9. Nhộn nhàng: Từ này được sử dụng 8 lần trong toàn bộ sáng tác của ông, ngoài hai nghĩa có trong từ điển từ láy hiện đại: 1. Nhộn nhịp, vui vẻ do có nhiều âm thanh, mầu sắc và hoạt động từ nhiều hướng cùng một lúc tác động vào. 2. Cảm thấy sao xuyến do nhiều cảm xúc vui mừng dậy lên từ bên trong [31,tr.289] thì nó còn có nghĩa chỉ tính chất nhiều:

Thai nguyên gốc đã chẳng bền

Lại thêm bệnh hoạn dưới trên nhộn nhàng

(P3-NTYTVĐ-tr.428]

10. Phân vân: Từ này được Nguyễn Đình Chiểu sử dụng 1 lần với nghĩa “Rối rắm, rối ren” [52, tr.131] như:

Ghét đời Ngũ Bá phân vân

Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn

(C485-LVT)

Hiện nay từ này đã chuyển sang nghĩa mới “Đang mải nghĩ ngợi nhiều chưa biết nên như thế nào” [31, tr.309].

11. Phôi pha: Trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu từ này được sử dụng 8 lần, nó được dùng với các nghĩa sau:

- Làm cho nhẹ chuyện đi, che lấp việc đi [71, tr.115], như:

Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời

Cho người thức dậy lấy lời phôi pha

(C944-LVT)

- Chỉ sự sa sút, mất mát, như:

Thương ông Gia Cát tài lành

Gặp cơn Hán mạt đã đành phôi pha

(C494-LVT)

- Phai, nhạt, mất dần đi cái đậm đà tươi tắn ban đầu [31, tr.312]

Vọng phu xưa cũng trông chồng

Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59

Hiện nay từ này chỉ dùng trong văn chương với nghĩa “Phai, nhạt, mất dần đi cái đậm đà tươi tắn ban đầu” [31, tr.312].

12. Tưng bừng: trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu được sử dụng 5 lần. Nó được dùng với nghĩa “ồn ào, làm náo động khắp xung quanh” [52, tr.165 ], như:

Việc chi than khóc tưng bừng

Đều đem nhau chạy vào rừng lên non.

(C91-LVT)

Chính làm lỗ miệng Trương tuần

Tuy-dương mắng giặc tưng bừng đều kinh.

(P4-NTYTVĐ-tr.500)

Với nghĩa trên hiện nay không còn được sử dụng, từ láy này hiện nay đã phát triển thêm hai nghĩa mới: 1. (quang cảnh không khí) nhộn nhịp, vui vẻ. 2. (ánh sáng màu sắc) có những biểu hiện rõ rệt, mạnh mẽ như bừng lên [61,tr.1665].

Việc đối chiếu, so sánh ý nghĩa của một số từ láy có cùng vỏ âm thanh được sử dụng trong các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu và được sử dụng trong tiếng Việt hiện đại cho thấy ý nghĩa của chúng đã có sự biến đổi và phát triển. Theo tiến trình lịch sử, nội dung của chúng đã được bổ sung, mở rộng hoặc biến đổi hoàn toàn. Việc một từ láy có thêm những nét nghĩa mới, hay mất nghĩa cũ thay vào bằng một nghĩa hoàn toàn mới trong tiến trình phát triển, làm cho thành phần nghĩa của từ ngày càng đa dạng, phong phú hơn, là điều thường thấy và cũng hợp lý. Vì thế trong cùng một từ láy tồn tại những ý nghĩa khác nhau, qua các giai đoạn lịch sử cũng là điều tất yếu trong tiến trình lịch sử của ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 61 - 65)