7. Cấu trúc của luận văn
2.5.2.1. Nhóm từ do tác giả tạo ra trong việc vận dụng từ với dụng ý
Đây là những từ láy được tác giả tạo ra trong việc vận dụng từ. Nhóm này có
19 trên tổng số 27 từ được tác giả sáng tạo, chiếm 70,37%. Đó là những từ: bầy bầy,
bạc bạc, chênh chênh, chừ chừ, đầm đầm, đâu đâu, khôi khôi, minh minh, mù mù, sài sài, sao sao, sâm sâm, sinh sinh, vụt vụt, xầy xầy…
Trong quá trình sáng tác, những trường hợp khi muốn nhấn mạnh lời hay làm rõ ý nào đó ông thường sử dụng cách nói lặp lại một đơn vị ngôn ngữ ban đầu vốn
là một từ toàn dân, như: bầy → bầy bầy, câu → câu câu, chậm → chậm chậm, chừ
→ chừ chừ, đầm → đầm đầm…
Chúng ta có thể thấy rõ hơn cách sử dụng từ láy kiểu nhóm này qua việc tìm hiểu nghĩa của yếu tố ban đầu và việc vận dụng vào sáng tác như sau:
VD: Bầy bầy
Bầy dt. 1 Đám đông động vật cùng loài sống với nhau hoặc tạm thời tập hợp
tại một chỗ: bầy sói, bầy thú dữ. 2 Đám đông người có chung một tính chất nào đó:
bầy con thơ,bọn du côn kéo đến cả bầy [61, tr.88].
Để nhấn mạnh tính chất xấu xa của bọn người lợi dụng đạo để làm những điều
xằng bậy, Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng từ bầy bầy trong câu thơ như sau:
Từ đời Đông Hán đến đây,
Phật vào Trung-quốc bầy bầy, chẳng an.
(P5-NTYTVĐ-500)
Trong câu thơ trên xét về mặt câu chữ thì tác giả đã dùng từ theo nghĩa thứ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78
cảnh, sáu đàn; Đám chay nhà thí, nhộn nhàng tăng ni; Nghênh ngang hòa thượng
pháp sư; Đua nhau làm phép Mâu Ni tưng bừng” thì ta thấy ý thơ bao hàm cả nghĩa
thứ nhất.
Bữabữa
Bữa (dt)1 tổng thể nói chung những thức ăn uống cùng một lần vào một lúc
nhất định, theo lệ thường. Bữa cơm khách. 2 lần ăn uống thường lệ trong ngày, theo
lệ thường. Mỗi ngày ba bữa. 3 (kng) lần phen phải chịu đựng việc gì. Một bữa no
đòn. 4 (kng.). Ngày, hôm. Ở chơi dăm bữa nửa tháng [61, tr.154].
Để khắc sâu hơn sự rèn luyện phẩm chất, khí tiết của kẻ sĩ với tính chất lặp lại, đều đặn, Nguyễn Đình chiểu đã viết như sau:
Cẩm văn thêu dệt đời đời chuộng
Mùi đạo trau dồi bữa bữa no,
(Sĩ)
Ở đây Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng từ theo nghĩa thứ nhất và thứ hai và bằng cách lặp lại từ để nhấn mạnh ý.
Cũng cần lưu ý thêm là cách tạo từ mới như trên không phải chỉ ở Nguyễn Đình Chiểu mới có mà trong quá trình sáng tác các nhà văn, nhà thơ cũng thường sáng tạo theo cách đó nhằm mục đích thể hiện nhấn mạnh ý cho câu văn, lời thơ.
VD: Từ chênh có hai nghĩa: 1 có một bên cao, một bên thấp, nằm nghiêng so
với vị trí bình thường trên một mặt bằng. 2 Cao thấp khác nhau, không ngang nhau
Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã sáng tạo từ chênh theo nghĩa thứ nhất trong
câu thơ sau: Chênh chênh bóng nguyệt xế mành… (Truyện Kiều).
Bên cạnh đó còn có những trường hợp do yếu tố tạo vần, gieo vần giữa các
câu thơ nên có từ mới, như: rậm ri, nghênh ngáng, hẳn hòi, vui ve
Nghênh ngáng
Núi non đầy nhiều cây nghênh ngáng
Dọn trống đường, nhờ cán búa ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79
Trong từ điển từ láy tiếng Việt chỉ có từ nghênh ngang có nghĩa là “choán hết
chỗ, bất chấp trật tự chung, gây trở ngại cho việc đi lại” và nghĩa thứ hai chỉ “vênh vang muốn tỏ ra oai vệ, ngang nhiên làm những việc biết rằng có thể bị phản đối”.
Đặt từ nghênh ngang hay nghênh ngáng vào ngữ cảnh thì chúng đều có nghĩa thứ
nhất có tính chất nhiều, choán hết chỗ. Nhưng nếu đặt từ nghênh ngang vào vị trí
của từ nghênh ngáng trong câu thơ thất ngôn này thì câu thơ mất tính nhạc, không
đúng thanh điệu. Vì vậy sự sáng tạo từ láy này của tác giả đem lại sự hài hòa cho câu thơ.
Hay từ Hẳn hòi trong các trường hợp sau:
Sắc phong một thủa hẳn hòi
Hiếu từ hai chữ dấu roi để đời
(Đ3-DTHM) Khuyên người lòng chớ sai ngoa,
Coi lời thơ tặng thầy ta hẳn hòi.
(P4-NTYTVĐ-tr.469)
Trong quá trình sáng tác cũng có những trường hợp, tác giả tự tạo để phản
ánh sự vật, hiện tượng nào đó. Vì vậy mà phát sinh ra các từ mới, như: giăng giỏi,
lao chao, sài sài, nghẽ ngóc
Qua chuông rồi lại lên đèo
Dế kêu giăng giỏi, sương gieo lạnh lùng
(C1648-LVT)
Từ giăng giỏi trong ngữ cảnh trên có tác dụng miêu tả những âm thanh nhỏ,
kéo dài, liên tục như ran lên trong đêm vắng.
Như vậy, những từ theo giả thuyết được tác giả sáng tạo trong quá trình sáng tác một mặt tạo nên số lượng từ mới nhiều hơn, mặt khác chúng cũng đóng một vai trò khá quan trọng trong dụng ý nghệ thuật của tác giả.