7. Cấu trúc của luận văn
3.3.4.2. Biện pháp đảo ngữ
Đảo ngữ là hiện tượng vi phạm có chủ định trật tự chuẩn mực của các đơn vị lời nói nhằm mục đích tách ra một thành tố nghĩa-cảm xúc nào đó. Chức năng tu từ của đảo ngữ là làm thay đổi tiết tấu của câu, làm giàu âm hưởng, gợi màu sắc biểu cảm-cảm xúc, gây ấn tượng mạnh [44, tr.111].
Đọc thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, một trong những điều chúng ta cảm nhận rõ nét nhất đó là biện pháp đảo ngữ. Nét đặc biệt đáng nói ở đây là trong nhiều trường hợp đảo ngữ ông đã sử dụng từ láy, vì vậy càng tăng thêm giá trị biểu hiện cho câu thơ, câu văn. Theo thống kê có tới 29 trường hợp và xuất hiện hầu hết trong các thể loại truyện thơ Nôm, văn tế, hịch, thơ luật Đường:
Trong bài thơ nước lụt tác giả viết:
Liu riu rừng quạnh nghe chim hót
Lổm xổm giường cao thấy chó ngồi
(Nước lụt)
Theo cấu trúc thông thường các từ láy liu riu và lổm xổm phải đứng sau các
động từ hót và ngồi, ở đây tác giả đã đưa chúng lên vị trí đầu các câu thơ chúng lại
đứng trước các cụm danh từ rừng quạnh và giường cao. Biện pháp đảo ngữ này có
tác dụng khắc sâu giá trị biểu hiện của từ láy. Cũng theo cấu trúc thông thường hai
từ láy là tính từ lơ xơ và dáo dát phải đứng sau hai động từ chạy và bay giữ vai trò
là bổ ngữ. Cách sử dụng từ láy vào biện pháp đảo ngữ đã mang đến ấn tượng đặc biệt cho câu thơ.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bày chim dáo dát bay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 118
Không chỉ trong thơ mà trong văn ông cũng thường vận dụng biện pháp này.
Man mác trăm chiều tâm sự, sống những lo trả nợ cho đời; phôi pha một
mảnh hình hài, thác rồi bỏ làm phân cho đất.
(C11-VTNSTVLT)
Các từ láy man mác, phôi pha là tính từ đều được đặt trước các cụm danh từ
chiều tâm sự, mảnh hình hài, ngoài tính chất bổ sung và khu biệt nghĩa chúng còn
có tác dụng tạo nên ấn tượng mạnh hơn.