Thanh điệu trong từ láy

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 50 - 51)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Thanh điệu trong từ láy

Các thanh điệu trong từ láy tiếng Việt bao giờ cũng kết hợp với nhau theo nguyên tắc cùng âm vực. Theo đó thuộc âm vực thấp là những thanh: huyền, ngã, nặng; còn thuộc âm vực cao là những thanh: ngang, hỏi, sắc. Nguyên tắc thanh điệu cùng âm vực trong từ láy tiếng Việt được thể hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ đến mức nếu sự phân bố thanh điệu không tuân theo quy luật này thì các từ láy như vậy đều bị các nhà nghiên cứu coi không phải là từ láy chân chính.

Theo kết quả khảo sát cho thấy có 26 từ láy có sự kết hợp không theo quy tắc thanh điệu cùng âm vực, chiếm 7,51%, trong đó có 1 từ láy hoàn toàn. Đó là từ:

lẳng lặng, lẳng (âm vực cao) lặng (âm vực thấp).

25 từ còn lại là từ láy bộ phận có sự kết hợp thanh điệu không theo quy tắc cùng âm vực, cụ thể là:

- Ngang-huyền: im lìm, luông tuồng, mơ màng, ngang tàng, om sòm, sơ sài,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45

- Huyền-ngang: chề bê, rềnh rang

- Huyền-sắc: thề thốt

- Hỏi-huyền: hẳn hòi, phỉnh phờ

- Huyền-hỏi: lòn lỏi, mình mẩy, quày quả

- Hỏi-nặng: rửa rạch

- Nặng-hỏi: lạo thảo

- Nặng-Ngang: rậm ri

- Ngang-ngã: ve vãn

- Ngã-ngang: ngỗ ngang, nhiễu nhương

- Ngã-sắc: nghẽ ngóc

Như vậy trong toàn bộ sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với 26 từ láy, có tới 11 cặp kết hợp thanh điệu giữa hai thành tố không đúng theo quy tắc cùng âm vực. Theo Hà Quang Năng trong tiếng Việt có khoảng 350 từ láy có sự kết hợp thanh điệu không đúng luật âm vực. Đây là con số không nhiều so với vốn từ láy của tiếng Việt, nhưng cũng cần được nghiên cứu và có lý giải thỏa đáng. Tuy nhiên cho đến nay cũng chưa có cơ sở khoa học nào để lý giải hiện tượng trên.

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 50 - 51)